- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Đặt ống thông Blackemore
Đặt ống thông Blackemore
Nếu người bệnh hôn mê: phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn trước khi đặt ống thông để tránh sặc vào phổi. Kê gổi dưới đầu người bệnh để đầu gập lại rồi đẩy ống thông từ từ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mục đích
Ống thông Blakemore là ống thông có hai bóng được sử dụng đê cầm máu trong điều trị xuất huyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản. Bóng tròn (bóng dạ dày) để bịt và ép vào lỗ tâm vị, bóng dài (bóng thực quản) được bơm căng để ép vào các tĩnh mạch giãn.
Chỉ định
Các trường hợp xuất huyết tiêu hoá nghi do vỡ tĩnh mạch thực quản. Nếu chưa chẩn đoán xác định xuất huyết tiêu hoá do chảy máu dạ dày hay võ tĩnh mạch thực quản thì đặt ống thông này có tác dụng theo dõi cả xuất huyết dạ dày và giúp chẩn đoán xác định.
Chuẩn bị
Cán bộ chuyên khoa
Một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu.
Một người phụ đưa dụng cụ.
Khử khuẩn tay, đeo khẩu trang.
Phương tiện
Ông thông Blakemore.
Dầu paraphin hay mỡ xylocain, bơm phun.
Bơm tiêm 50ml, đầu nối.
Dây nôì và đầu nối để dẫn lưu dịch và máu ở dạ dày vào lọ hay túi chất dẻo, dây vải buộc cố định ống thông Blakemore dài 50 - 70cm.
Đèn soi thanh quản, kẹp Magill, đèn Clar và mỏ vịt mũi.
Máy hút các loại, ống thông các loại.
Bơm tiêm 2ml, kim vô khuẩn hai chiếc.
Atropin 0,25mg, 4 - 6 ống.
Gạc vô khuẩn.
Kiểm tra hai bóng có thủng không bằng cách bơm 50ml không khí vào mỗi bóng và ngâm vào chậu nước xem bóng có thủng không:
Nếu bóng còn tốt, lấy hết khí ra bằng bơm tiêm, bôi dầu paraphin quanh bóng và đầu ống thông.
Nếu bóng thủng mà cứ đưa vào thực quản sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh vì gây chảy máu nhiều thêm.
Người bệnh
Người bệnh tỉnh: nằm ngửa hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi (Fowler).
Người bệnh mê nằm ngửa, đầu thấp.
Tiêm trước 0,5mg atropin tĩnh mạch.
Giải thích cho người bệnh các bước tiến hành và động viên người bệnh hợp tác với người làm thủ thuật.
Các bước tiến hành
Soi mũi xem lỗ nào thông nhất.
Gây tê ống mũi bằng bơm phun xylocain.
Bôi dầu paraphin vào hai bóng và đầu ống thông.
Đưa ổng thống thẳng góc với mặt người bệnh. Khi ống thông đã vào đến họng:
Nếu người bệnh tỉnh táo bảo người bệnh nuốt rồi đẩy thêm sau. Nếu không kết quả bảo người bệnh uống từng ngụm nước nhỏ, lợi dụng lúc người bệnh nuốt rồi đẩy ống thông vào. Sau mỗi lần nuốt bảo người bệnh thở sâu và đều, lấy lại bình tĩnh. Nếu sặc hoặc nôn, phải hút ngay dịch ở miệng, họng bằng một ốhg thông to nối với máy hút.
Nếu người bệnh hôn mê: phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn trước khi đặt ống thông để tránh sặc vào phổi. Kê gổi dưới đầu người bệnh để đầu gập lại rồi đẩy ống thông từ từ. Nếu vướng không vào phải soi bằng đèn soi thanh quản qua mồm rồi dùng kẹp Magill kẹp ống thông đẩy dần dần vào.
Đẩy ống thông đến vạch thứ ba (ống thông đã nằm trong dạ dày) kiểm tra thấy có dịch vị chảy ra.
Bơm 20ml khí vào bóng dạ dày (bóng tròn) và từ từ kéo ống thông ra cho đến khi bóng ép sát vào tâm vị, ta có cảm giác vướng không kéo ra được nữa.
Ống thông được kéo bằng một hệ thống ròng rọc nối với một lưỡi gà bằng cao su nặng khoảng 100 - 150g.
Bơm 60 - 80ml khí vào bóng thực quản để duy trì áp lực trong bóng khoảng 40 - õOmmHg. Nếu máu tươi vẫn chảy ra có thể bơm đến l.OOOml khí, nhưng không được quá thể tích này.
Kiểm tra vị trí của ống thông bằng chụp X quang tại giường. Vị trí tốt nhất của ống thông là nằm ngay dưới cơ hoành và ở dưới tim một chút.
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi
Rửa dạ dày lúc đầu đều đặn 1 giờ một lần bằng nước đá đang tan cho đến khi nước trong và không còn máu cục nữa.
Theo dõi hô hấp vì ống thông có thể gây ra suy hô hấp.
Bóng thực quản (bóng dài) phải được tháo đều đặn 15 phút trong mỗi 4 giờ để làm giảm nguy cơ hoại tử thực quản.
Khi máu ngừng chảy, lưu ống thông dạ dày lại 12 giờ, rồi tháo bóng thực quản nhưng vẫn lưu bóng dạ dày trong 12 giờ tiếp theo. Sau đó sẽ tháo bóng dạ dày nhưng vẫn lưu ống thông lại 24 giờ với bóng xẹp.
Xử trí
Chảy máu cam: phải cầm máu tại chỗ khi đặt ống thông. Nhịp tim chậm hoặc ngừng tim: hồi sức cấp cứu.
Hoại tử thực quản nặng: xem xét can thiệp ngoại khoa.
Suy hô hâp: thông khí nhân tạo.
Trào ngược dịch dạ dày: đặt ống nội khí quản có bóng chèn, hút dịch.