Ngộ độc Paracetamol

2014-10-06 12:40 PM

Paracetamol được chuyển hoá ở gan, liều cao gây độc cho gan do sản xuất ra các hoá chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Paracetamol còn gây độc cho thận.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Tên khác: acetaminophen.

Tên biệt dược: Efferalgan, Diantavic (paracetamol + dextropropoxyphen).

Liều độc dược: trên 8g ở người lốn, 100mg/kg ở trẻ em. Đặc biệt nguy hiểm nếu có viêm gan tiềm tàng từ trước, không được phát hiện.

Tác dụng dược lý và độc tính

Paracetamol được dùng để giảm đau, hạ sốt.

Paracetamol được chuyển hoá ở gan. Liều cao gây độc cho gan do sản xuâ't ra các hoá chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Hoá chất độc chủ yếu là N - acetyl - p.benzoquinone imin. Paracetamol còn gây độc cho thận, cơ tim, tuỵ và cơ vân.

Các nguyên nhân thuận lợi làm cho nhiễm độc paracetamol ở liều thông thường là

Tiền sử mắc bệnh tâm thần.

Mới uống rượu và thuốc an thần.

Dùng paracetamol cùng với thuốc khác.

Bệnh nhân mới bị tụt huyết áp.

Các yếu tố trên làm tăng tác dụng của các hoá chất trung gian hoặc làm mất glutathion từ tế bào hoặc cả hai.

Lâm sàng

Khởi đầu

Triệu chứng nghèo nàn, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng. Nhưng nếu làm xét nghiệm, có thể thấy:

Tỷ lệ prothrombin < 35%.

Creatinin máu > 150micomol/l.

Không can thiệp ngay và ngừng thuốc

Bệnh sẽ nặng lên. Đó là bệnh cảnh của viêm gan nhiễm độc cấp.

Triệu chứng nhiễm độc nặng

Bệnh não gan, xảy ra chậm từ ngày 3 đến ngày 6.

Toan chuyển hoá.

Xét nghiệm

Xét nghiệm hoá sinh: GPT tăng 100 lần bình thường.

Phospho máu giảm.

Phospho niệu tăng.

Đường máu có thể hạ.

Xét nghiệm các khí trong máu cho thấy có: toan chuyển hoá kèm theo tăng lactat máu.

Rối loạn đông máu do suy tế bào gan và đông máu rải rác trong lòng mạch.

CK tăng, amylase máu tăng.

Xét nghiệm độc chất

Tìm paracetamol trong máu và nước tiểu. Tuy nhiên nồng độ paracetamol trong máu thấp mà lâm sàng vẫn nặng.

Xử trí

Uống than hoạt, rửa dạ dày nếu uống chất độc trong 6 giờ đầu. Truyền tĩnh mạch N-acetylcystein 150mg/kg trong 15 phút (Fluimucil)

Sau đó 50mg/kg trong 4 giờ, tiếp theo 100mg/kg trong 16 giờ.

Tiêm lại ít ra 4 lần cho đến khi tỉnh.

Hoặc uống N - acetylcystein. Liều đầu 140mg/kg sau đó 70mg/kg/4 giờ/lần trong 3 ngày.

Dùng đường uống có bất lợi là không có tác dụng nếu phối hợp than hoạt để hấp thụ paracetamol.

Biệt dược của n - acetylcystein: Fluimucil tiêm tĩnh mạch và Exomuc, Mucolator, Mu-comyst, Solmucol uống.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị