- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Cấp cứu say nắng
Cấp cứu say nắng
Trong say nóng, trung tâm điều hoà thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Còn trong say nắng, bản thân trung tâm điều hoà thân nhiệt bị chấn động đả kích.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Say nắng rất thường gặp ở nưóc ta. Say nắng biểu hiện tình trạng mất nước cấp, kèm theo rối loạn điều hoà thân nhiệt nặng, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời gay gắt.
Cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân
Nguyên nhân và cơ chế say nắng cũng gần giống như say nóng. Tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt:
Say nóng thường nhẹ còn say nắng thường nặng, có thể tử vong.
Say nóng thường xảy ra vào buổi xế chiều có nhiêu tia hồng ngoại, còn say nắng xuất hiện lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt có nhiều tia tử ngoại.
Trong say nóng, trung tâm điều hoà thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Còn trong say nắng, bản thân trung tâm điều hoà thân nhiệt bị chấn động đả kích bởi ngay tia nắng chiếu thẳng vào đầu, cổ, gáy. Vì vậy để đầu trần đi ngoài nắng to quá lâu là điều nguy hiểm. Cũng cần cảnh giác khi làm các động tác lao động ngoài tròi giữa trưa nắng, thường xuyên cúi đầu xuống (cấy lúa) mũ nón kém tác dụng.
Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng và sinh hoá trong say nắng, không khác say nóng mấy, nhưng cần chú ý tới mấy điểm:
Bệnh nặng ngay từ đầu.
Sốt rất cao 43 - 44° ngay từ đầu.
Có nhiều dấu hiệu thần kinh ngay từ đầu, rất rõ tổn thương có thể không hồi phục hoặc khó hồi phục. Có thể tụ máu dưới màng cứng và trong não. Các tổn thương thần kinh hay xảy ra ở người có vữa xơ động mạch.
Xét nghiệm: natri máu tăng cao, hematocrit tăng, áp lực thẩm thấu máu tăng.
Xử trí
Tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước, càng sớm càng tốt:
Để nạn nhân nằm chỗ mát, cởi bót quần áo.
Chưòm lạnh bằng nước đá lạnh khắp người, ở đầu thì chườm trán và gáy.
Hoặc phun nước lạnh vào người bệnh nhân (tránh phun vào mũi miệng). Nếu có điều kiện, dúng hẳn bệnh nhân vào bể nưóc lạnh. Nếu chườm lạnh phải liên tục thay khăn, dúng lại khăn vào nước lạnh. Theo dõi cho đến khi nhiệt độ trực tràng xuống dưới 38°c đưa bệnh nhân vào nằm nghỉ ở chỗ mát.
Có thể cho bệnh nhân uống aspirin, paracetamol.
Nếu có hôn mê co giật: tiêm diazepam, đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo.
Chông toan máu bằng dung dịch natri bicarbonat 1,4% 500 - 1000ml.
Chống sốc bằng truyền dịch: glucose 5% và clorua natri 0,9% (truyền glucose trước).
Lượng dung dịch phải lớn: ít nhất 5 lít ở người lớn. Phải theo dõi kỹ, tình hình hô hấp (nhịp thở, rên) để đề phòng phù phổi cấp do truyền dịch quá nhanh.