Viêm da do ánh nắng

2016-07-09 09:49 AM

Phản ứng viêm da cấp tính, nếu đủ nặng thường kèm theo đau, triệu chứng đường ruột, khó chịu và thậm chí kiệt sức, điều này ít xẩy ra.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu cho chẩn đoán

Ban đỏ, phù và nổi mụn nước ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng như ở mặt, cổ, tay, và vùng "V" trước ngực.

Vùng dưới cằm và mi mắt trên không có thương tổn.

Nhận định chung

Viêm da do ánh nắng là một phản ứng viêm da cấp hay mạn tính do tiếp xúc quá nhiều hay quá nhạy cảm với ánh nắng hoặc các nguồn tia khác, chất gây cho da nhạy cảm với ánh nắng là một số thuốc, hoặc do đặc ứng với ánh nắng trong một số rối loạn toàn thân như bệnh rối loạn chuyển hóa và nhiều rối loạn bẩm sinh khác (phenylketon niệu, khô da sắc tố, và một số khác). Viêm da tiếp xúc do nhạy cảm ánh nắng co thể xảy ra do nước hoa, chất chống nhiễm khuẩn và một số hóa chất khác.

Viêm da do ánh nắng được biểu thị chung nhất như là nhạy cảm ánh nắng những cá thể có xu hướng dễ bị cháy nắng hơn bình thường - hoặc hiếm hơn, như dị ứng với ánh sáng, một phản ứng miễn dịch thực sự thường biểu hiện bằng các thương tổn sẩn hay mụn nước.

Triệu chứng và dấu hiệu

Phản ứng viêm da cấp tính, nếu đủ nặng thường kèm theo đau, triệu chứng đường ruột, khó chịu và thậm chí kiệt sức, điều này ít xẩy ra. Các dấu hiệu như đỏ da, phù, mụn nước và chảy nước ở vùng tiếp xúc vối ánh nắng. Thường gây ra hậu quả bong vảy và thay đổi sắc tố. Điểm cơ bản để chẩn đoán là dựạ vào vị trí khu trú của thương tổn đối với ánh nắng, mặc dù những thương tổn có thể lan rộng cùng với thời gian đến những vùng được che phủ. Môi là nơi hay bị trong bệnh thương tổn đa hình thái do ánh nắng, một rối loạn thấy ở những ngựòi sống ở vùng hoang mạc nam Mỹ.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu, và nước tiểu có giá trị trong chẩn đoán trừ bệnh loạn chuyển hóa porphyrin ở da muộn, mà bệnh này được gợi ý bởi sự có mặt của thương tổn bong nước, sẹo, nang (kích thước 1- 2 mm đường kính) và da ở mu bàn tay bở, rậm lông, test đo độ nhậy cảm ánh sáng có thể cần thiết để xác đinh bước sóng nào gây phản ứng (bước sóng dài, trung bình hay ánh sáng nhìn thấy được).         

Chẩn đoán phân biệt

Có rất nhiều chẩn đoán phân biệt, khi tiền sử về sử dụng thuốc bôi hay thuốc toàn thân là thuốc nhạy cảm với ánh sáng rõ ràng thì không có giá trị, và khi thương tổn tồn tại lâu và tiến triển nặng lên thì cần phải làm sinh thiết da và test ánh sáng. Viêm da do ánh nắng cần phải được phân biệt với viêm da tiếp xúc là bệnh có thể gây nên bởi một trong nhiều chất có trong dung dịch hay dầu gây rám nắng, vì những thương tổn này có vị trí khu trú giống nhau. Đôi khi điều này thực hiện khi không có test ánh sáng bằng cách bôi lại một cách cẩn thận chất đó vào mặt trước cánh tay hoặc sau lưng hàng ngày trong vòng 1- 2 tuần và tránh tiếp xức với ảnh sáng. Nhậy cảm với ánh nắng cũng có thể là một phần của một loại yếu tố như bệnh loạn chuyển hóa porphyrin đa muộn và loại loạn chuyển hóa porphyrin khác, hoặc luput ban đỏ. Những rối loạn này được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và nước tiểu thích hợp. Rối loạn chuyển hóa protoporphria trong tạo hòng cầu là một rối loạn hiếm gặp ở trẻ nhỏ, và bệnh pellagra là một bệnh không thường gặp ở Mỹ; Những chất gây nhạy cảm ánh nắng là phenothiazin, sulfon, chlorothiazid, gryseofulvin, thuốc chống đái tháo đường loại uống, thuốc chống viêm không storoid và một vài loại kháng sinh (tetracyclin). Viêm da đa dạng do ánh nắng là một bệnh viêm da tự - phát hay gặp ở cả nam và nữ, bệnh thường phát ở tuổi 30 - 40 trừ ở người Mỹ thổ dân thì bệnh thường biểu hiện ở trẻ em. Viêm da đa dạng do ánh nắng là một bệnh mạn tính trong tự nhiên trừ khi hạn chế nhạy cảm ánh nắng trong một thời gian dài. Bệnh có thể thuyên giảm trong một thời giam nhất thời, và nguy cơ phát triển bệnh luput ban đỏ và có lẽ một số rối loạn miễn dịch khác là không đáng kể. Phổ hoạt động thường nằm trong bước sóng cực tím UV cả loại dài (320 - 400nm) và loại ngắn (< 320 nm). Nguyên nhân gây viêm da do tiếp xúc ánh nắng có thể là salicylanilid halogen hóa (một chất chống khuẩn trong xà phòng, kem).

Biến chứng

Sự tích Iuỹ chậm tác động lên da của người có da trắng gây bệnh dày sừng và ung thư da. Môt vài người tiếp tục là người phản ứng vội ánh nắng một cách mạn tính thậm chí khi họ không còn dùng các thuốc gây nhạy cảm và độc với ánh nắng.

Phòng bệnh

Kem chống nắng là một chất có lợi cho những người nhậy cảm ánh nắng, những bệnh nhân có phản ứng điển hình với một lượng nhỏ ánh nắng thì kem chống nắng đơn độc có thể không đủ. Có thể bôi các chất chống nắng trong kem chống nắng (như PABA và oxybenzon hay dioxybenzon) trước khi ra nắng, mặc dù đôi khi bản thân PABA và oxybenzon có thể gây nhậy cảm ánh nắng và gây viêm da tiếp xúc dị ứng, có một vài loại kem chống nắng không chứa PABA có hiệu quả lớn, nhưng các loại kem chống nắng thông thường thì dự phòng: chống các tia UVB gây "bỏng" có bước sóng trung bình mà không chống được UVA gây "rám" nắng có bước sóng dài là nguyên nhân của hầu hết các nhiễm độc da do ánh nắng có liên quan tới thuốc. Nên dùng các loại kem chống nắng ít nhất có 1,5 SPF và SPF > 15 cần thiết cho những bệnh nhân nhạy cảm, với ảnh nắng.

Điều trị

Liệu pháp đặc hiệu

Điều quan trọng đầu tiên là xác định và tránh các tác nhân gây bệnh. Thuốc sẽ được dùng trong trường hợp dị ứng ánh nắng thậm chí những thuốc đặc biệt (như hydrochlorothỉazid) đã được dùng trong hàng tháng.

Liệu pháp tại chỗ

Điều trị tại chỗ cũng giống như điều trị các viêm đa cấp tính khác, trước hết dùng biện pháp đắp gạc lạnh với nước muối sinh lý, bicarbonat, hoặc aluminum subacetat và tiếp theo dùng hồ nước hoặc dung dịch bột. Do tác dụng của băng bịt, không nên dùng thuốc dạng mỡ trong khi thương tổn vẫn còn mụn nước và còn ướt.

Nên dùng kem chống nắng như đã nói ở phần trên để phòng bệnh. Thuốc bôi corticoid loại mạnh và loại trung bình thì hạn chế tác dụng trong phản ứng nhiễm độc do ánh nắng nhưng lại có tác dụng trong viêm da đa dạng do ánh nắng và phản ứng dị ứng do ánh nắng, vì thương tổn thường khu trú ở vùng mặt, nên theo dõi sát sao 2 tuần/lần để tránh tác dụng ngoài ý muốn của steroid loại mạnh.

Liệu pháp toàn thân

Đối với cảm giác đau và sốt trong bỏng nắng cấp thì aspirin có thể có giá trị, vì prostaglandin xuất hiện và đóng vai trò sinh bệnh trong giai đoạn đầu của triệu chứng đỏ da. Corticosteroid với liều như đã nói trong viêm da tiếp xúc cấp tính có thể dùng cho viêm da do nhậy cảm ánh nắng thể nặng. Nói cách khác viêm do ánh nắng khác nhau có thể được điều trị bằng những biện pháp khác nhau. Trích máu tĩnh mạch, cho phép 500 ml 2 tuần một lần, đây là phương pháp được chọn đầu tiên để điều trị bệnh loạn chuyển hóa porphyrin ở da muộn có thể gây thiếu máu và hạ huyết áp. Có thể dùng thuốc chống sốt rét như chloroquin và hydroxychloroquin liều rất thấp để điều trị loạn chuyển hóa porphyrin ở da muộn nhưng phải cẩn thận để tránh độc cho gan. Không được uống rượu vì gây độc cho gan.

Đối với đợt phát bệnh của viêm da đa dạng do ánh nắng, có thể dùng triamcinolon acetonid dạng huyền dịch 40 mg tiêm mông sâu.

Liệu pháp PUVA (psoralen cộng UVA) có thể là một phương pháp điều trị quan trọng đối với viêm da đa dạng do ánh sáng và những viêm da tự phát do nhạy cảm với ánh sáng khác, có lẽ do thay đổi miễn dịch ở da. Điều này thường phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ, khi dùng chất nhạy cảm ánh nắng và nguồn ánh sáng nhân tạo hoặc ánh nắng sáng mặt trời, và điều trị bằng steroid toàn thân thì đòi hỏi thường xuyên kiểm tra sự bùng lên ban đầu của bệnh. Cần kiểm tra mắt trước khi điều trị, và phải đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài trong 24 giờ sau khi dùng psoralen.

Bệnh nhân nhạy cảm nhiều với ánh nắng có thể cần dùng thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin 50 - 150 mg/ngày.

Tiên lượng

Phản ứng bỏng nấng do nhiễm độc ánh sáng hay gặp nhất thường lành tính và tự lành trừ khi bỏng quá nặng hoặc có kết hợp với một rối loạn khác nặng hơn. Viêm da đa dạng do ánh nắng và một vài trường hợp dị ứng ánh nắng khác có thể tồn tại hàng năm.

Bài viết cùng chuyên mục

Tổ đỉa: chẩn đoán và điều trị

Các mụn nước trong, nhỏ, nằm rải rác ở hai bên của các ngón tay và ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Trông giống như hạt gạo tròn trong bột sắn. Các thương tổn này có thể rất ngứa.

Viêm quầng: chẩn đoán và điều trị

Thương tổn không bao giờ hóa mủ và hoại tử và khi khỏi không để lại sẹo. Bệnh có thể biến chứng gây rách da tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Các thương tổn ở da do động vật chân đốt

Trong các kẽ hở của giường và đồ gỗ, các vết cắn có xu hướng theo đường thẳng hoặc thành đám. Mày đay sẩn là một tổn thương đặc trưng cho các vết cắn của rệp.

U mềm lây: chẩn đoán và điều trị

Các tổn thương có thể lan rộng do tự nhiễm. Trong hoạt động tình dục, chúng có thể giới hạn ở vùng sinh dục như dương vật, mu, và mặt trong đùi.

Chốc: thương tổn ướt có vảy

Ngứa là triệu chứng duy nhất. Thương tổn lâm sàng là các dát, mụn nước, bọng nước, mụn mủ, và vảy tiết màu vàng sáp ong dính. Khi cậy bỏ vảy sẽ để lại vết trợt màu đỏ.

Vảy phấn hồng Gibert

Các thương tổn cổ điển của vảy phấn hồng Gibert không có biểu hiện như vậy. Lang ben, phát ban do virus, và dị ứng thuốc có thể giống vảy phấn hồng Gibert.

Viêm da bong vảy: chứng đỏ da tróc vảy

Các triệu chứng có thể gồm ngứa, mệt, ớn lạnh, sốt và sút cân. Rét run có thể nổi bật. Bong vảy da có thể toàn thân hoặc rộng và đôi khi cả rụng lông tóc và móng.

Sarcoma Kaposi: chẩn đoán và điều trị

Các tổn thương sarcoma Kaposi ở nhóm bệnh nhân này thường kèm theo thương tổn ở phổi và đường dạ dày ruột cũng như da.

Herpes simplex: vết loét do lạnh và do sốt

Triệu chứng cơ bản của herpes simplex là đau rát. Đau dây thần kinh có thể có trước hoặc có đồng thời với các triệu chứng khởi phát.

Bệnh chấy rận

Nhiễm rận ở mu rất ít thấy, đặc biệt dễ gặp ở những người lông rậm; thậm chí có thể tìm thấy rận ở lông mi và ở da đầu.

Trứng cá thường

Bệnh hay gặp hơn và cũng thường nặng hơn ở nam giới. Trái với quan niệm của dân chúng, bệnh không tự khỏi khi trưởng thành. Nếu không được điều trị, bệnh tồn tại đến tuổi 40, 50 hoặc thậm chí tuổi 60.

Bệnh nấm móng

Bệnh nấm móng thường khó điều trị vì đòi hỏi thời gian điều trị dài và bệnh hay tái phát. Nấm móng tay đáp ứng điều trị tốt hơn nấm móng chân.

Bệnh nấm candida da và niêm mạc

Cần chẩn đoán phân biệt với viêm kẽ, viêm da đầu, nấm kẽ, vảy nến thể đảo ngược và bệnh nấm Corynebacterium minutissimum.

Viêm tế bào: chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán phân biệt bao gồm viêm da tiếp xúc cấp ở một chi gây đỏ da, mụn nước và phù như trong viêm mô tế bào nhưng ngứa thay thế bằng triệu chứng đau.

Ngứa ở vùng hậu môn sinh dục

Ở phụ nữ ngứa hậu môn đơn thuần rất hiếm còn ngứa âm hộ không phải lúc nào cũng đi kèm ngứa vùng hậu môn, mặc dù ngứa hậu môn thì thường lan tới âm hộ.

Nấm tóc: chẩn đoán và điều trị

Hầu hết các trường hợp nhiễm nấm đều không có triệu chứng. Các thương tổn giống chốc và kerion có thể nổi bật bằng sự đau đớn. Cần khám tất cả các trương hợp có vảy mà không có viêm.

Một số bệnh da có bọng nước

Các bọng nước xuất hiện đầu tiên ở vùng quanh rốn và có thể có các mảng hoặc các nốt đỏ, mụn nước và bọng nước lớn.

Viêm da thần kinh: liken thường mạn tính

Cách giải thích cổ điển về viêm da thần kinh là biểu hiện một chu kỳ ngứa gãi tự hết, nhưng không có bằng chứng cho rằng đây là nguyên nhân duy nhất gây nên do thói quen của bệnh nhân.

Viêm kẽ: chẩn đoán và điều trị

Điều trị bằng cách luôn giữ cho vùng kẽ đó sạch, khô, và đắp các dung dịch mang lại hiệu quả cao. Nếu tìm thấy bào tử nấm hoặc vi khuẩn, thì phải bôi imidazol chống nấm dạng dung dịch, hoặc bột.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da cấp hoặc mạn, hay gặp, lành tính, có tính chất di truyền. Có một số yếu tố trung gian gây bệnh như polyamine, protease, CAMP, các yếu tố phát triển như TGFa và leukotrien.

Bệnh mày đay và phù mạch

Bệnh mày đay có thể được gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơ chế bệnh sinh có thể do cơ chế miễn dịch hoặc không do cơ chế miễn dịch.

Hồng ban nút

Nghiên cứu mô cho thấy viêm giữa các tế bào dưới da là đặc trưng của hồng ban nút. Mặt khác, phát hiện đó cũng thấy ở các bệnh có liên đới khác.

Nhọt và nhọt độc

Có nổi bật lên cảm giác đau và nhậy cảm, và với nhọt độc thì dữ dội hơn nhọt thường. Áp xe nang lông hoặc là tròn hoặc là hình nón.

Ngứa: chẩn đoán và điều trị

Có nguyên nhân thông thường nhất của bệnh ngứa liên kết với bệnh toàn thân là tăng ure huyết liên quan đến bệnh tán máu.

Hồng ban ly tâm mãn tính

Ở trung tâm thương tổn nơi bị cắn thì lành, để lại một viền đỏ, nó cũng có thể nổi lên, tạo mụn nước hoặc hoại tử.

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC