- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Định hướng chẩn đoán tình trạng chóng mặt choáng váng
Định hướng chẩn đoán tình trạng chóng mặt choáng váng
Đánh giá choáng váng nằm ở chỗ xác định bản chất chính xác các triệu chứng của bệnh nhân, thỉnh thoảng, thay đổi ý thức thoáng qua hay khiếm khuyết thần kinh khu trú được mô tả như là choáng váng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chìa khóa đánh giá choáng váng nằm ở chỗ xác định bản chất chính xác các triệu chứng của bệnh nhân. Thỉnh thoảng, thay đổi ý thức thoáng qua hay khiếm khuyết thần kinh khu trú được mô tả như là choáng váng.
Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân với choáng váng có chóng mặt, đau đầu nhẹ, muốn xỉu/ cảm giác mất thăng bằng.
Các nguyên nhân gây chóng mặt
Viêm thần kinh tiền đình
Là phản ứng viêm của dây thần kinh tiền đình, khả năng do virus. Khởi phát đột ngột với chóng mặt nghiêm trọng kèm buồn nôn, nôn. Viêm mê đạo gây ù tai/mất thính lực.
Chóng mặt do tư thế kịch phát lành tính (BPPV= Benign paroxumal positional vertigo)
BPPV gây ra bởi sự thay đổi dòng nội dịch ở ống bán khuyên. Các cơn chóng mặt ngắn, điển hình kéo dài 10-60s, tăng lên khi thay đổi tư thế đầu.
Bệnh Ménière’s
Có từng cơn chóng mặt tái phát, triệu chứng ít dao động với mất thính lực, ù tai và cảm giác âm thanh lớn thoáng qua gây ra bởi tăng thể tích nội dịch trong ống bán khuyên.
U thần kinh VIII
U góc cầu tiểu não thường biểu hiện với mất thính lực một bên. Chóng mặt có thể xuất hiện nhưng hiếm khi nổi trội.
Bệnh lý não
Chóng mặt có thể do nhồi máu, xuất huyết, hủy myelin hoặc khối tổn thương choán chỗ.
Thường kèm theo các đặc điểm của rối loạn chức năng não như nhìn đôi, loạn vận ngôn hoặc liệt dây thần kinh sọ.
Chóng mặt, buồn nôn, nôn và giật nhãn cầu có xu hướng cố định và kéo dài. Các cơn thiếu máu thoáng qua của động mạch đốt sống thân nền có thể là nguyên nhân gây tái phát các đợt chóng mặt thoáng qua.
Nguyên nhân khác
Bao gồm: Chống mặt liên quan đến đau nửa đầu, các chất gây độc cho tai như gentamicin, furosemide, cisplatin, herpes zoster oticus (Hội chứng Ramsay Hunt) hay Zona hạch gối, dò ngoại dịch.
Các rối loạn gây cảm giác muốn xỉu/ váng đầu
Phản xạ muốn xỉu (triệu chứng do phó giao cảm)
Phản xạ giãn mạch và chậm nhịp tim xảy ra khi đáp ứng với một ' tác nhân' như cảm xúc mạnh, các chất kích thích độc hại. Ví dụ, bệnh nhân mở tĩnh mạch. Có tiền triệu nôn, vã mồ hôi, nhìn mờ/mất nhìn ngoại biên. Ngất xảy ra theo sau nhưng có thể hết khi nằm xuống.
Hạ huyết áp tư thế
Có thể do các thuốc điều trị tăng huyết áp, giảm thể tích (mất nước, mất máu), rối loạn thần kinh tự chủ, đặc biệt người già hoặc đái tháo đường.
Loạn nhịp tim
Nhịp tim nhanh, chậm có thể giảm cung lượng tim và làm giảm tưới máu não. Có thể kèm hồi hộp đánh trống ngực, bất thường ECG hoặc có tiền sử bệnh lý tim mạch.
Bệnh cấu trúc tim
Tắc nghẽn đường ra thất trái nặng như hẹp động mạch chủ, phì đại cơ tim tắc nghẽn có thể gây váng đầu nhẹ bởi giảm cung lượng tim. Thường có bất thường khi thăm khám như tiếng thổi tâm thu và trên ECG như phì đại thất trái.
Các nguyên nhân gây rối loạn thăng bằng
Thất điều
Thiếu sự phối hợp vận động cơ có thể gây mất thăng bằng và đi lại khó khăn.
Nguyên nhân phổ biến là do bệnh lý não.
Suy giảm đa cảm giác
Sự cân bằng đòi hỏi tín hiệu vào từ nhiều bộ phận cảm thụ cảm giác (Thị giác, tiền đình, xúc giác, cảm giác bản thể). Giảm chức năng nhiều hơn một trong các bộ phận này, dù rất nhỏ cũng có thể gây mất thăng bằng. Điều này thường gặp ở người già.
Yếu cơ
Tổn thương bất kỳ vị trí nào ở đường vận động (Võ não, neuron vận động cao, neuron vận động thấp, bản vận động hay cơ ) có thể dẫn đến mất thăng bằng do yếu cơ.
Nguyên nhân khác
Mất tự tin, bệnh Parkinson và rối loạn phối hợp vận động… là nguyên nhân gây mất thăng bằng.
Nguyên nhân khác gây choáng váng
Có nhiều nguyên nhân có thể gây choáng như hạ glucose máu, động kinh thùy thái dương, biến thể migraine, não úng thủy áp lực bình thường, tăng thông khí và lo âu.