Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-04-17 03:03 PM

Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus, ở bệnh nhân có viêm kéo dài, chỉ định các xét nghiệm phù hợp, để khẳng định chẩn đoán.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoỉormans là một bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hiếm gặp, thường ở những người suy giảm miễn dịch; bệnh chủ yếu diễn biến kéo dài, có tỉ lệ tử vong cao, khó chẩn đoán nếu không có sự hỗ trợ cận lâm sàng. Viêm màng não do Cryptococcus cần được điều trị tích cực và kéo dài để ngăn ngừa tử vong và di chứng.

Căn nguyên gây bệnh: Cryptococcus neotormans là một loại vi nấm có mặt trong môi trường đất nhiễm phân chim, trong một số loại quả cây, lây nhiễm cho người qua đường hô hấp hoặc các vết thương ngoài da. Cryptococcus có thể gây bệnh ở phổi, nhiễm nấm huyết, nhưng bệnh lí thường gặp nhất là viêm màng não. Bệnh có thể gặp ở người bình thường, nhưng phần lớn gặp ở người suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, sử dụng corticoid kéo dài, bệnh máu ác tính, bệnh sarcoid, v.v... Người nhiễm HIV có nguy cơ bị viêm màng não do nấm Cryptococcus ở giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng, CD4 < 100 tế bào/mm1 máu.

Cần nghĩ đến viêm màng não do nấm Cryptococcus ở bệnh nhân có viêm màng não kéo dài, nhất là người nhiễm HIV; chỉ định các xét nghiệm phù hợp để khẳng định chẩn đoán.

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh diễn biến từ từ

Các biểu hiện chính: đau đầu, sốt, buồn nôn, lú lẫn, có thể có cơn động kinh. Giảm thị lực là dấu hiệu thường gặp, tiến triển đến mù.

Thăm khám: dấu hiệu màng não kín đáo; liệt các dây thần kinh sọ não thường không đối xứng.

Bệnh nhân viêm màng não có nhiễm nấm huyết có thể có ban sẩn hoại tử ngoài da.

Viêm màng não do Cryptococcus ở người nhiễm HIV

Biểu hiện ít khác biệt so với người không nhiễm HIV.

Bệnh nhân có thể đồng thời có các biểu hiện của nhiễm HIV giai đoạn tiến triển như nấm họng, ban sẩn ngứa ngoài da, các bệnh lí khác;

Dịch não tủy (DNT) có thể bình thường hoặc biến loạn tối thiểu, nồng độ nấm trong DNT thường cao hơn người không nhiễm HIV.

Các biểu hiện do nấm ở các cơ quan và bộ phận ngoài hệ thần kinh trung ương cũng gặp với tần suất cao hơn.

Có thể tái phát với triệu chứng nặng hơn khi bệnh nhân được điều trị thuốc kháng HIV (thuốc ARV) như một biểu hiện của hội chứng viêm phục hồi miễn dịch.

Cận lâm sàng

DNT: áp lực tăng cao; protein DNT tăng, tế bào tăng.

Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não có thể tháy hình ảnh tăng áp lực nội sọ; một số bệnh nhân có áp xe não do Cryptococcus.

Chụp phổi có thể phát hiện tổn thương phổi ở những người có viêm phổi kèm theo, bao gồm thâm nhiễm tại chỗ, thâm nhiễm nốt hoặc lan tỏa, sưng hạch rốn phổi, tổn thương hang và tràn dịch màng phổi.

Chẩn đoán phân biệt

Lao màng não: diễn biến từ từ, dấu hiệu màng não không rõ rệt, có các dấu thần kinh khu trú, DNT biến loạn nhẹ, tương tự như viêm màng não do Cryptococcus. Chẩn đoán lao màng não bằng xét nghiệm PCR/cấy DNT tìm lao, chụp Xquang phổi tìm tổn thương lao, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI sọ não v.v... Soi và cấy DNT có nấm sẽ khẳng định VMN do Cryptococcus.

Viêm não do Toxoplasma: là bệnh lí có thể gặp ở người nhiễm HIV, diễn biến từ từ, biểu hiện đau đầu và rối loạn ý thức, tương tự như VMN do Cryptococcus. Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ (MRI) sọ não sẽ thấy tổn thương áp xe đặc trưng cho viêm não do Toxoplasma.

Viêm màng não-não do A. cantonensis'. tăng bạch cầu ái toan trong DNT và/hoặc trong máu là gợi ý cho VMN do A. cantonensis và các ấu trùng giun sán khác. Xét nghiệm nấm Cryptococcus dương tính là chẩn đoán khẳng định cho viêm màng não do nấm Cryptococcus và loại trừ chẩn đoán viêm màng não do giun sán.

Chẩn đoán nguyên nhân

Soi tìm nám trong dịch não tủy: là phương pháp đơn giản, nhanh và hiệu quả đề phát hiện nấm Cryptococcus. DNT được nhuộm tươi bằng mực tàu và soi tìm nấm. Một số các phương pháp nhuộm khác là nhuộm methenamlne bạc theo phương pháp Gomori, nhuộm alcian xanh. Nấm Cryptococcus có mặt trong DNT, ngoài giá trị chẩn đoán, còn là một đặc điểm nói lên mức độ nặng của bệnh.

Cấy nấm: c. neoformans có thể phân lập từ DNT và/hoặc máu; mọc trong tất cả các môi trường nuôi cấy vi khuẩn và nuôi cấy nấm. Thời gian nuôi cấy từ 3 đến 7 ngày.

Chẩn đoán huyết thanh học: kháng nguyên polysaccharid của nấm Cryptococcus có thể phát hiện trong DNT, máu, và nước tiểu của bệnh nhân. Các xét nghiệm ngưng kết latex và xét nghiệm miễn dịch men (enzyme immunoassay) có độ nhạy và độ đặc hiệu > 90%. Kết quả âm tính giả có thể gặp khi nồng độ kháng nguyên trong DNT quá cao.

Điều trị

Bệnh nhân viêm màng não do nấm Cryptococcus nên được điều trị ở những cơ sờ tuyến trên có điều kiện xét nghiệm và chăm sóc phù hợp.

Amphotericin B là thuốc ưu tiên cho điều trị VMN do Cryptococcus; liều dùng: 0,7-1 mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch chậm; có thể kết hợp với flucytosin 100mg/kg/ngày. Amphotericin B có thể gây các tác dụng phụ như sốt, hạ kali và maginesi máu, thiếu máu, suy thận; flucytosin có thể gây ức chế tủy xương và giảm các dòng tế bào máu.

Fluconazol có thể chỉ định ngay từ đầu cho các trường hợp VMN nhẹ, không có biến chứng, hoặc trong trường hợp không có amphotericin B. Fluconazol còn được chỉ định như điều trị củng cố sau điều trị amphotericin B. Liều fluconazol: 400-900mg uống mỗi ngày.

Điều trị tăng áp lực nội sọ: chọc dẫn lưu dịch não tuỷ hàng ngày một hoặc nhiều lần tùy mức độ tăng áp lực nội sọ, mỗi lần dẫn lưu 15 - 20ml hoặc cho tới khi người bệnh bớt đau đầu (mannitol và corticoid không có tác dụng).

Bệnh nhân viêm màng não do Cryptococcus không phải lả người nhiễm HIV cần được điều trị amphotericicn B trong thời gian 6-10 tuần, hoặc cho đến khi hết triệu chứng của viêm màng não và nuôi cấy nấm trong DNT (lấy vài millilit DNT) 2 lần âm tính. Bệnh nhân cần được tiếp tục điều trị fluconazol trong vòng 6-12 tháng.

Bệnh nhân nhiễm HIV cần được điều trị amphotericin B trong ít nhất 2 tuần; những bệnh nhân đáp ứng với điều trị có thể được thay sang fluconazol trong 8-10 tuần, sau đó tiếp tục điều trị duy trì (dự phòng thứ phát) bằng fluconazol 150-200mg/ngày, suốt đời; ngừng sử dụng khi bệnh nhân điều trị ARV có số CD4 > 200 TB/mm3 > 6 tháng.

Viêm màng não do Cryptococcus có tỉ lệ tử vong cao; một số bệnh nhân sau khi được điều trị và khỏi bệnh có thể có các di chứng vĩnh viễn như mù, suy giảm trí tuệ.

Phòng bệnh

Người nhiễm HIV và người suy giảm miễn dịch do các bệnh tiềm tàng hoặc sử dụng corticoid kéo dài cần tránh phơi nhiễm với các nguồn lây nhiễm nấm như phân chim.

Người nhiễm HIV được điều trị ARV và có hệ miễn dịch được phục hồi (CD4 > 200 tế bào/mm3 máu) sẽ có ít nguy cơ bị viêm màng não do Cryptococcus.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc rotundin: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Là thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên nếu uống quá liều có thể gây nhiều biến chứng, khi bệnh nhân uống 300mg trong 24 giờ, đã gây ra những biến đổi về điện tim

Tăng kali máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Mức độ khẩn cấp của điều trị tăng kali máu thay đổi, theo sự hiện diện hoặc vắng mặt của các triệu chứng, và dấu hiệu liên quan đến tăng kali máu.

Lỵ trực khuẩn: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Lỵ trực khuẩn Shigella là một bệnh nhiễm trùng đại tràng, đặc biệt là phần trực tràng của đại tràng. Bệnh nhân bị viêm dạ dày Shigella thường xuất hiện sốt cao, đau quặn bụng và tiêu chảy ra máu, nhầy.

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao

Viêm màng não mủ: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Có nhiều vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ. Tuy nhiên, tần suất mắc của từng chủng vi khuẩn tùy thuộc vào tuổi cũng như một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng cơ thể.

Viêm tụy cấp nặng: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Viêm tụy cấp, bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng, nhẹ chỉ cần nằm viện ngắn ngày, ít biến chứng, mức độ nặng, bệnh diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng

Viêm khớp phản ứng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau nhiễm khuẩn chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa,... Bệnh gây tổn thương ở khớp và các cơ quan khác như mắt, hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa…

Biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Để ngăn ngừa các biến chứng vi mô và vĩ mô, như bệnh mạch máu ngoại biên, điều trị tích cực, nhắm mục tiêu, nên được bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán

Bệnh thủy đậu: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Virus thủy đậu tăng cường sự lây nhiễm, bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch vật chủ, chẳng hạn như giảm biểu hiện phức hợp tương hợp mô học chính.

Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.

Suy thượng thận: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Điều trị thích hợp, và biện pháp phòng ngừa bổ sung, suy tuyến thượng thận có thể có cuộc sống năng động, và có tuổi thọ bình thường.

Sốc nhiễm khuẩn: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Sốc nhiễm khuẩn, là một giai đoạn của quá trình liên tục, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng

Ngộ độc mật cá trắm: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Các dấu hiệu suy thận cấp xuất hiện rất sớm, ngay sau khi có rối loạn tiêu hoá, bệnh nhân bắt đầu đái ít rồi chuyển sang vô niệu sau 1 đến 2 ngày, có khi vô niệu sau 6 đến 8 giờ

Ngộ độc cấp ethanol (rượu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Con đường chính của quá trình chuyển hóa ethanol xảy ra ở gan thông qua alcohol dehydrogenase, các mô khác đóng góp

Tắc động mạch phổi cấp: do bệnh lí huyết khối tắc mạch

Mục tiêu điều trị tắc động mạch phổi cấp, là giảm nhanh sự tắc nghẽn động mạch phổi, bằng cách làm tan huyết khối, phẫu thuật thuyên tắc hoặc phá vỡ cơ học bằng ống thông

Ngộ độc khí carbon monoxide (CO): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Khí CO là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa carbon, nhiễm phổ biến là sử dụng các nhiên liệu có carbon để đốt ở nơi thông khí

Dị ứng thuốc: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Dị ứng thuốc, là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho cơ thể người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc, do đã có giai đoạn mẫn cảm.

Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Viêm tuyến giáp thầm lặng không đau, biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh, nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.

Ngộ độc barbituric: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Barbituric ức chế hệ thần kinh trung ương, tác động iên receptor barbiturat ở não, làm tăng GABA, gây tụt huyết áp do ức chế trực tiếp cơ tim, giảm trương lực hệ giao cảm

Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai

Tăng calci máu: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Trong số tất cả các nguyên nhân gây tăng canxi máu, cường cận giáp nguyên phát, và ác tính là phổ biến nhất, chiếm hơn 90 phần trăm các trường hợp.

Bệnh sốt mò: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò, khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, sốt, vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch, tổn thương nhiều cơ quan và phủ tạng.

Cường cận giáp tiên phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Yếu, mệt, khát nước, tiểu nhiều, chán ăn, sụt cân, táo bón, buồn nôn, nôn, đau bụng do viêm tụy cấp, nhược cơ.

Ngộ độc Nereistoxin (thuốc trừ sâu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nếu không được cấp cứu khẩn trương, ngộ độc Nereistoxin, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp

Viêm khớp thiếu niên tự phát: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tùy theo mỗi thể bệnh mà có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau, ở tất cả các thể, trong đợt tiến triển thường có tình trạng viêm khớp về lâm sàng và xét nghiệm.