Nấm Candida: chẩn đoán và điều trị nội khoa

2020-04-12 08:08 PM
Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Candida đề cập đến phạm vi nhiễm trùng gây ra bởi các loài thuộc nấm Candida; những nhiễm trùng này có thể là cấp tính hoặc mãn tính, cục bộ hoặc toàn thân. Nấm candida lan truyền đang đe dọa tính mạng. Phần lớn bệnh nấm candida là do Candida albicans gây ra . C. albicans là một sinh vật hồi sinh phổ biến trong khoang hầu họng, đường tiêu hóa và âm đạo của con người nhưng có khả năng gây nhiễm trùng cơ hội sau khi phá vỡ hệ bình thường, vi phạm hàng rào tế bào niêm mạc. C. albicans có thể được phát hiện dưới dạng microbiota bình thường ở khoảng 50 phần trăm cá nhân.

Candida bao gồm khoảng 200 loài. Chúng có thể được tìm thấy giữa người và các động vật có vú khác, chim, côn trùng, động vật chân đốt, cá, chất thải động vật, thực vật, nấm, chất nền có hàm lượng đường cao tự nhiên (ví dụ, mật ong, mật hoa, nho) và các sản phẩm lên men, sản phẩm sữa, đất, nước ngọt, nước biển và trên các hạt trong không khí.

Nhiễm trùng ở người lần đầu tiên được mô tả là bệnh tưa miệng của Hippocrates vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên. Năm 1853, Charles Robin quan sát bằng kính hiển vi các tế bào vừa chớm nở và các sợi nhỏ trong các vết trầy biểu mô, và ông đặt tên cho loại nấm này là Oidium albicans. Sau đó, hơn 160 từ đồng nghĩa, bao gồm Monilia albicans, đã được sử dụng trước khi Candida albicans trở thành tên được chấp nhận cho loài này.

Ít nhất 30 loài Candida đã gây nhiễm trùng ở người. Phổ biến nhất trong số này là C. albicans, C. glabrata, C. krusei, C. parapsilosis và C. nhiệt đới. C. parapsilosis đã được công nhận là một loài không đồng nhất, và người ta đã đề xuất rằng nó được chia thành ba loài không thể phân biệt về mặt hình thái và sinh lý: C. parapsilosis, C. metapsilosis và C. orthopsilosis. Các phân tích phát sinh gen cho thấy C. glabrata có liên quan chặt chẽ hơn với Saccharomyces cerevisiae so với nhóm C. albicans, và sửa đổi phân loại trong tương lai là có thể.

Nấm Candida gây bệnh ở người chủ yếu là Candida albicans, loại nấm cộng sinh, thường cư trú ở da, niêm mạc miệng, ruột, âm đạo. Bệnh do nấm Candida hay xuất hiện khi người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch (như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, sử dụng kháng sinh, sử dụng corticoid kéo dài, tiểu đường, đặc biệt là người nhiễm HIV/AIDS). ở những người này, bệnh thường tái diễn dai dẳng, hay tái phát, gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Nấm Candida thường gây bệnh ở da và niêm mạc, dưới dạng nấm miệng, viêm âm hộ, âm đạo, viêm quanh móng... Bệnh có thể lan tỏa qua đường máu, có thể gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như thận, lách, phổi, gan, mắt, màng não, não hoặc xung quanh van tim nhãn tạo. Sử dụng ma túy đường tĩnh mạch, đặt catheter mạch máu, và nuôi dưỡng đường tĩnh mạch là những yếu tố liên quan đến sự xâm nhập của Candida vào máu và gây nhiễm nấm huyết.

Triệu chứng lâm sàng

Nấm Candida miệng

Tưa miệng rải rác hoặc liên kết lại với nhau thành từng mảng trắng ở niêm mạc miệng và họng, thường không đau.

Khám họng thấy nhiều đốm hoặc đám giả mạc màu trắng, xốp, mủn, dễ bong ở lưỡi, lợi, mặt trong má, vòm họng, mặt trước amidan, thành sau họng.

Chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng. Chỉ soi cấy nấm khi lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không kết quả.

Nấm Candida thực quản

Thường gặp ở người nhiễm HIV khi có suy giảm miễn dịch nặng (CD4 < 100/mm3).

Dấu hiệu đặc trưng là khó nuốt và nuốt đau sau xương ức.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Nội soi thực quản có thể thấy hình ảnh điển hình là các mảng trắng bám dọc và xung quanh thực quản.

Nấm Candida sinh dục

Thường gặp ở nữ giới.

Người bệnh có biểu hiện ngứa, rát ở cơ quan sinh dục ngoài; khí hư đóng thành mảng trắng như váng sữa.

Âm hộ-âm đạo đỏ, phù nề vả tiểu tiện đau buốt.

Bệnh hay tái phát.

Nhiễm nấm Candida huyết

Sốt.

Biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc.

Gan lách to.

Có thể có biểu hiện viêm nội tâm mạc, viêm võng mạc, viêm phổi.

Xét nghiệm:

Cấy máu.

Soi tươi tìm nấm hoặc nuôi cấy phân loại: nếu lâm sàng không điển hình hoặc điều trị không hiệu quả.

Cận lâm sàng

Bệnh do nấm Candida ở da và niêm mạc: không cần thiết chỉ định xét nghiệm.

Soi thực quản trong trường hợp bệnh nhân viêm thực quản không đáp ứng với điều trị thuốc chống nấm và cần chẩn đoán phân biệt với viêm thực quản do các căn nguyên khác (Herpes, Cytomegalovirus, loét áp tơ).

Siêu âm tim khi nghi viêm nội tâm mạc do nấm Candida; các xét nghiệm tương ứng khi nghi viêm màng não, viêm khớp, viêm hệ tiết niệu do nấm.

Chẩn đoán phân biệt

Nấm họng cần được phân biệt với bạch hầu và bạch sản dạng lông:

Bạch hầu: bệnh hay gặp ở trẻ em không được tiêm phòng vaccin; giả mạc dai, dính, khó bóc; có yếu tố dịch tễ bạch hầu.

Bạch sản dạng lông ở lưỡi: tổn thương là các khía rãnh ở hai bên rìa lưỡi, khó bong.

Nấm thực quản cần chẩn đoán phân biệt với viêm thực quản do Herpes simplex (HSV) hoặc Cytomegalovirus (CMV).

Nấm âm đạo cần được chẩn đoán phân biệt với các nhiễm trùng đường sinh dục do các căn nguyên khác. Trong các bệnh II này, dịch âm đạo có thể có mủ, thường có mùi hôi; bệnh nhân ít thấy ngứa như trong viêm âm đạo do nấm Candida.

Nhiễm nấm huyết rất khó phân biệt với nhiễm khuẩn huyết do các căn nguyên khác, chỉ có thể xác định qua cấy máu.

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán bệnh do nấm Candida ở da và niêm mạc (nấm họng, nấm thực quản, nấm âm đạo) chủ yếu dựa trên lâm sàng; chỉ soi và cấy nấm khi bệnh nhân không tiến triển tốt hơn sau khi điều trị thuốc chống nấm 5-7 ngày, nghi nấm Candida kháng thuốc, hoặc bệnh do các căn nguyên khác.

Cấy máu phân lập nấm gây bệnh khi nghi nhiễm nấm huyết.

Điều trị

Nấm Candida miệng

Fluconazol 100-150mg/ngày x 7 ngày; hoặc

Ketoconazol 200mg 2 lần/ngày trong 7 ngày.

Nấm Candida thực quản

Nếu bệnh nhân uống được, dùng thuốc uống:

Fluconazol 200-300mg/ngày x 14 ngày, hoặc

ltraconazol 400mg/ngày x 14 ngày; hoặc

Ketoconazol 200mg 2 lần/ngảy x 14 ngày.

Nếu bệnh nhân không uống được, có thể đặt ống thông dạ dày và cho bệnh nhân uống thuốc như trên. Nếu tình trạng bệnh nhân quá nặng: dùng amphotericin B liều 0,3mg/kg/ngày truyền tĩnh mạch.

Hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân: ăn qua ống ống thông; điều trị giảm đau toàn thân và tại chỗ.

Nấm Candida sinh dục

Fluconazol 150-200mg uống liều duy nhát; nếu người bệnh suy giảm miễn dịch nặng thì dùng liều cao và kéo dài hơn, hoặc:

Itraconazol 100mg uống 2 viên/ngày x 3 ngày liên tiếp; hoặc:

Clotrimazol 100mg hoặc miconazol 100mg đặt âm đạo 1 viên/ngày x 3-7 ngày, hoặc:

Clotrimazol 500mg 1 lần, nystatin 100.000 đơn vị, đặt âm đạo 1 viên/ngày x 14 ngày.

Nhiễm nấm huyết Candida

Amphotericin B tiêm tĩnh mạch, 0,5-1,0mg/kg/ngày x 2 tuần.

Nếu bệnh nhân không dung nạp được amphotericin B, dùng fluconazol 200-400mg/ngày truyền tĩnh mạch.

Chú ý loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng như ống thông, điều trị các bệnh lí có sẵn.

Phỏng bệnh

Tăng cường miễn dịch cơ thể. Vệ sinh thân thể, đặc biệt bộ phận sinh dục ở nữ giới.

Loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển như ngừng các can thiệp như đặt ống thông và nhiễm trùng bệnh viện.

Đối với bệnh nhân HIV/AIDS, cần phải điều trị sớm và tuân thù tốt với thuốc ARV.

Có thể điều trị dự phòng fluconazol đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc rotundin: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Là thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên nếu uống quá liều có thể gây nhiều biến chứng, khi bệnh nhân uống 300mg trong 24 giờ, đã gây ra những biến đổi về điện tim

Tắc đường hô hấp trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính có thể do hít phải vật lạ từ ngoài, nhiễm virut hoặc vi khuẩn, dị ứng nặng, bỏng hoặc chấn thương

Hội chứng Guillain Barré: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Guillain Barré, cơ thể sinh ra kháng thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời cũng tấn công và làm tổn thương myelin, sợi trục của rễ, dây thần kinh ngoại biên

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột natri fluoroacetat và fluoroacetamid

Fluoroacetat gây độc bằng ửc chế chu trình Krebs, làm giảm chuyển hóa glucose, ức chế hô hấp của tế bảo, mất dự trữ năng lượng gây chết tế bào

Phù Quincke dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Phù Quincke, đặc trưng bởi tình trạng sưng nề đột ngột, và rõ rệt ở vùng da, và tổ chức dưới da, có cảm giác ngứa.

Xuất huyết tiêu hóa trên: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Chảy máu đường tiêu hóa trên là một trường hợp khẩn cấp phổ biến, với một loạt các triệu chứng thực quản dạ dày tá tràng như nôn máu, phân đen, ít bị thiếu máu

Viêm quanh khớp vai: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán viêm quanh khớp vai chủ yếu dựa vào lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai, kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.

Lupus ban đỏ hệ thống: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Bệnh nhân có thể chỉ co, một vài đặc điểm lâm sàng của lupus ban đỏ hệ thống, có thể giống với các bệnh tự miễn, nhiễm trùng hoặc huyết học khác.

Đau thần kinh tọa: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Điều trị nội khoa là chính. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài ảnh hường nhiều đến khả năng vận động, cần xem xét phương pháp phẫu thuật.

Ngộ độc Nereistoxin (thuốc trừ sâu): chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Nếu không được cấp cứu khẩn trương, ngộ độc Nereistoxin, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc chuyển sang giai đoạn sốc không hồi phục, nhiễm toan, suy thận cấp

Biến chứng mạch máu lớn do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng mạch lớn, cần có nguyên tắc điều trị chung như điều trị các yếu tố nguy cơ gồm, kháng insulin, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì.

Viêm da dị ứng: chẩn đoán miễn dịch và điều trị

Biểu hiện tổn thương da, trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đặc trưng bời những dấu hiệu lâm sàng, của hiện tượng quá mẫn tức thì.

Xơ cứng bì hệ thống: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh xơ cứng hệ thống, là một bệnh không đồng nhất, được phản ánh bởi một loạt các cơ quan liên quan, mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Suy gan cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Suy gan cấp, xuất hiện sau tác động, đặc trưng bởi vàng da, rối loạn đông máu và bệnh não gan tiến triển, ở bệnh nhân trước đó có chức năng gan bình thường

Biến chứng mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Tổn thương động mạch vành tim, ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể gặp ở người trẻ tuổi và có thể có những biểu hiện lâm sàng không điển hình

Đái tháo nhạt: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Bệnh thường khởi phát ở tuổi thanh niên, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt rất phức tạp.

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó màng phế nang mao mạch bị tổn thương cấp tính, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy liều cao

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị tích cực

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, là một biến chứng rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường typ 2

Đau cột sống thắt lưng: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đau cột sống thắt lưng là nguyên nhân làm giảm khả năng lao động ở tuổi dưới 45 và chi phí của bản thân cũng như chi phí xã hội trong điều trị rất tốn kém.

Ngừng tuần hoàn: cấp cứu nâng cao

Cấp cứu cơ bản ngay lập tức là rất quan trọng để điều trị ngừng tim đột ngột, duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, cho đến khi có chăm sóc nâng cao

Hội chứng Hellp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Hội chứng Hellp, là bệnh lý sản khoa đặc trưng bời thiếu máu do tan máu, tăng men gan, và giảm tiểu cầu, xuất hiện vào nửa cuối của thời kỳ có thai

Hội chứng tiêu cơ vân cấp: chẩn đoán và điều trị hồi sức tích cực

Tiêu cơ vân, là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương, và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: chẩn đoán và điều trị cấp cứu

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề cấp tính được đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt ra ngoài các biến đổi hàng ngày thông thường và dẫn đến thay đổi thuốc

Loãng xương: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Chẩn đoán sớm và định lượng mất xương và nguy cơ gãy xương rất quan trọng vì sự sẵn có của các liệu pháp có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh loãng xương.

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Biến chứng thần kinh, biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là biến chứng thần kinh ngoại vi, và biến chứng thần kinh tự động

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC