- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Chăm sóc bệnh nhân xơ gan
Chăm sóc bệnh nhân xơ gan
Theo dõi sát tình trạng ý thức, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều nguy cơ hôn mê gan: nôn,ỉa chảy, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm khuẩn, dùng thuốc độc gan.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mục đích
Phòng tránh hôn mê gan.
Phòng tránh nguy cơ chảy máu.
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
Phòng tránh các tổn thương da.
Đảm bảo chế độ hoạt động thể lực hợp lý.
Hỗ trợ thực hiện an toàn các thủ thuật.
Chuẩn bị
Nơi thực hiện
Phòng bệnh hoặc buồng thủ thuật.
Dụng cụ
Máy đo huyết áp, đồng hồ đếm mạch, nhiệt kế.
Cân, thước dây, chai có vạch đo thể tích.
Máy monitoring theo dõi (mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2) nếu bệnh nhân nặng hoặc cần làm các thủ thuật.
Nếu có làm thủ thuật: chuẩn bị dụng cụ tuỳ theo từng thủ thuật.
Nhân viên
Điều dưỡng viên.
Các bước tiến hành
Phòng tránh hôn mê gan
Theo dõi sát tình trạng ý thức, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều nguy cơ hôn mê gan: nôn,ỉa chảy, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm khuẩn, dùng thuốc độc gan.
Cần thông báo ngay cho bác sỹ khi có các rối loạn ý thức (lẫn lộn, rối loạn hành vi...) hoặc hôn mê, run chân tay.
Nếu hôn mê gan
Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn, hút đờm dãi hầu họng, đặt canuyn tránh tụt lưỡi.
Thụt tháo đại tràng nếu có xuất huyết tiêu hoá.
Thuốc nhuận tràng, kháng sinh đường ruột và các điều trị khác theo thảo luận cùng bác sỹ.
Phòng tránh nguy cơ chảy máu
Chú ý phát hiện, ghi chép và báo cáo các dấu hiệu chảy máu da, niêm mạc: chấm, mảng xuất huyết dưới da, bầm máu (nhất là xung quanh điểm tiêm,chọc tĩnh mạch), chảy máu cam, chảy máu chân răng...
Phát hiện, báo cáo và theo dõi xuất huyết tiêu hoá:
Theo dõi số lượng, màu sắc chất nôn và phân.
Theo dõi sát các dấu hiệu sống: ý thức, mạch, huyết áp, nhịp thở.
Đặt bệnh nhân tại nơi an toàn, tư thế chắc chắn để phòng ngã, chấn thương.
Các động tác chăm sóc, thăm khám, thủ thuật (đo HA, chọc tĩnh mạch...) phải hết sức nhẹ nhàng tránh các sang chấn cho bệnh nhân.
Cần băng ép mạch lâu hơn sau khi tiêm truyền.
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (gầy yếu, suy kiệt, phù dinh dưỡng...)và nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân.
Nên bổ xung các vitamin nhóm B, vitamin A, C, K và tuyệt đối không uống rượu.
Động viên và hỗ trợ về ăn uống cho các bệnh nhân chán ăn, mệt nhiều, suy kiệt:
Động viên và giúp cho bệnh nhân ăn.
Chú ý chọn các món ăn hợp với khẩu vị hoặc các món ăn ưa thích của bệnh nhân.
Nên chia nhỏ các bữa ăn.
Nếu bệnh nhân nôn nhiều, ăn uống quá kém: đặt xông dạ dày và bơm ăn qua xông.
Nếu bệnh nhân phù hoặc cổ trướng
Hạn chế ăn muối dưới 2 g /ngày.
Hạn chế ăn, uống nước.
Có thể phải dùng các thuốc lợi tiểu (theo chỉ định của bác sỹ).
Đo vòng bụng hàng ngày (để theo dõi cổ trướng).
Theo dõi cân nặng hàng ngày.
Phòng tránh các tổn thương da
Giúp bệnh nhân vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Giúp bệnh nhân thay đổi tư thế thường xuyên phòng tránh loét.
Các động tác chăm sóc trên da phải rất nhẹ nhàng tránh gây các tổn thương da.
Đảm bảo chế độ hoạt động hợp lý
Giai đoạn bệnh đang tiến triển: cho bệnh nhân nằm nghỉ, giúp bệnh nhân làm các sinh hoạt tối thiểu, hạn chế người đến thăm hỏi.
Động viên bệnh nhân hoạt động dần trở lại khi bệnh đã ổn định.
Hỗ trợ thực hiện an toàn các thủ thuật
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần cho thủ thuật và các phương tiện theo dõi. cần thiết.
Theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau khi làm thủ thuật.
Luôn sẵn sàng hỗ trợ bác sỹ xử trí các tình huống cấp cứu.
Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo
Ghi chép hồ sơ và báo bác sỹ
Các thông số cơ bản: ý thức (thang điểm Glasgow),mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.
Các triệu chứng và biến chứng cần theo dõi và chăm sóc.
Đề xuất kế hoạch chăm sóc
Lập bảng theo dõi.
Dặn dò, hướng dẫn.
Chế độ ăn uống điều độ, kiêng rượu, hạn chế nước và muối nếu có phù.
Chế độ hoạt động vừa phải tuỳ theo thể lực, tránh bị quá mệt.
Hướng dẫn theo dõi các triệu chứng của bệnh và các nguy cơ (chảy máu, nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hoá, hôn mê gan...).
Bài viết cùng chuyên mục
Liệu pháp insulin trong điều trị đái tháo đường týp 2
Do tỷ lệ người cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2 là phổ biến, thời gian mắc bệnh kéo dài, nhiều bệnh đi kèm, nguy cơ hạ đường huyết cao khi áp dụng khuyến cáo
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)
PSV cung cấp dòng khí thở vào sinh lý hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu.
Tổn thương phổi và viêm phổi do hít phải
Sặc phổi là nguyên nhân quan trọng gây các hình thái bệnh nặng và tử vong khi chăm sóc người bệnh tại nhà cũng như trong bệnh viện
Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp
Hình thành mảng xơ vữa động mạch là kết quả của một quá trình sinh bệnh học kéo dài, mà thường bắt đầu vào giai đoạn sớm ở tuổi trưởng thành
Hội chứng HELLP
Bản chất HELLP là một thể lâm sàng đặc biệt của nhiễm độc thai nghén, Phù, tăng huyết áp và protein niệu.
Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch não
Tai biến mạch não, là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng, của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24giờ
Tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Sự xuất hiện bệnh thận do đái tháo đường týp 2 sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đột quỵ não lên gấp 10 lần. Nếu bệnh nhân đái tháo đường týp 2 khi chưa có MAU thì nguy cơ bệnh tim mạch gia tăng 2-4 lần
Ô mai! Món quà phương đông
Có thể nói, một trong những đóng góp thiết thực của văn hóa phương đông là biến một thứ quả rất chua, tưởng chừng không thể ăn được (quả mơ) thành một món ăn, vị thuốc quý ( ô mai).
Thăm dò thông khí phổi và khí máu động mạch
Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân trước khi mổ phổi (Ung thư phế quản, áp xe phổi, giãn phế quản, các can thiệp tim mạch, ổ bụng).
Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn
Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải chỉ định thông khí nhân tạo.
Ảnh hưởng sinh lý của thông khí nhân tạo
Trong điều kiện tự thở, AL trong lồng ngực luôn âm. AL dao động từ -5 cmH2O (thở ra) đến -8 cmH2O (hít vào). AL phế nang dao động từ +1 cmH2O (thở ra) đến -1 cmH2O (hít vào).
Nguyên lý cấu tạo máy thở
Các máy thở đều dựa vào nguyên lý tạo ra chênh lệch áp lực nhằm đưa khí vào trong và ra ngoài phổi của bệnh nhân để thực hiện quá trình thơng khí.
Rối loạn kinh nguyệt
Là triệu chứng nhưng đôi khi cần phải điều trị mặc dù chưa rõ nguyên nhân bệnh nhưng gây băng kinh, băng huyết, rong kinh kéo dài...
Dung dịch vệ sinh phụ nữ nổi tiếng số 1 năm 2012
Ngày 10/11/2012, lễ công bố “Sản phẩm đạt chứng nhận Tin & Dùng năm 2011 – 2012” được tổ chức tại Grand Plaza Sài Gòn.
Quy trình kỹ thuật khí dung thuốc
Khí dung trị liệu có thể được cụng cấp bằng bình phun thể tích nhỏ (SVN Small-Volume-Nebulizer) hoặc ống hít có phân liều (MDI Metered-Dose-Inhaler).
Chăm sóc bệnh nhân sốc
Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây thiếu oxy tế bào, biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên.
Thực hành dinh dưỡng tốt trong nâng cao chất lượng điều trị
Với mong muốn cập nhật những chứng cứ mới nhất cũng như chia sẻ nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong thực hành dinh dưỡng lâm sàng từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
Block nhánh
Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.
Làm gì khi bị sốt cao, cảm cúm?
Khi nhiễm virus đặc biệt là virus cúm bệnh nhân cần nghỉ ngơi, có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau… đặc biệt phải bù nước và điện giải nhằm dự phòng và giảm đáng kể thời gian các triệu chứng.
Thông khí nhân tạo trong tổn thương phổi cấp và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
Đặc điểm chủ yếu của tình trạng bệnh lý này là tiến triển cấp tính, tổn thương thâm nhiễm cả 2 bên phổi, áp lực mao mạch phổi bít nhỏ hơn 18 mmHg.
Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)
Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.
Khái niệm về thông khí nhân tạo trong điều trị tích cực
Đảm bảo thay thế chức năng của phổi: PaO2, PaCO2, pH phải thay đổi tuỳ theo từng tình trạng bệnh lí, từng chỉ định thở máy.
Thông khí nhân tạo và chỉ định (thở máy)
Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.
Sổ rau thường
Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.
GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO DO THỜI TIẾT
Vùng họng là nơi nhạy cảm, dễ bị kích thích bên ngoài tác động. Hiện tượng kích ứng vùng họng hay gặp nhất là ngứa họng, ho, khản tiếng...Ngứa họng là cảm giác khó chịu đầu tiên tại vùng họng khi có kích thích.