- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu
Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đột quỵ - Biến cố nghiêm trọng đe dọa tính mạng hàng đầu hiện nay
Đột qụy là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong, và là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 làm giảm chất lượng cuộc sống thể hiện qua giảm số năm sống còn điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALY - disability-adjusted life-years) trên thế giới.
Theo thống kê từ nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật, Tổn thương và Yếu tố Nguy cơ Toàn cầu 2010 (GBD 2010), so với năm 1990, tuy tỷ lệ tử vong do đột qụy đã giảm, nhưng số bệnh nhân bị đột qụy (16.9 triệu mắc mới, 33 triệu đang sống và 5.9 triệu tử vong) và giảm DALY (102 triệu) vẫn còn rất lớn và đang gia tăng.
Phần lớn gánh nặng của đột qụy trên thế giới đến từ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (chiếm 68.6% đột qụy mới mắc, 52.2% đột qụy đang lưu hành, 70.9% tử vong do đột qụy và 77.7% DALY giảm).
Là một trong các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do đột qụy ở Việt Nam cũng đang có chiều hướng gia tăng. Năm 2013, bệnh mạch máu não, đặc biệt là đột qụy, đã là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nước ta
Đáng lưu ý là đột qụy do xuất huyết tại Việt Nam hiện chiếm tỷ lệ khá cao. Đây lại là chỉ dấu mạnh mẽ cho tử vong ở bệnh nhân đột qụy.
Theo thống kê tại Bệnh viện Đà Nẵng trên 754 bệnh nhân nhập
viện do đột qụy từ 03/2010 đến 02/2011, 50% trường hợp đột qụy là do xuất huyết, trong đó 51.0% bệnh nhân đã tử vong sau 28 ngày theo dõi. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong này ở bệnh nhân đột qụy do thiếu máu chỉ có 20.3%.
Thống kê trên 376 bệnh nhân đột qụy tử vong tại Trung tâm
Đột qụy ở Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 từ 01/2003 đến 06/2012 cũng cho kết quả tương tự. 52.9% là do xuất huyết và 33.0% là do thiếu máu và 14.1% là do dị dạng mạch. Trong đó, tỷ lệ tử vong trong 3 ngày đầu ở nhóm đột qụy do xuất huyết là 45.8% so với 18.5% ở nhóm đột qụy do thiếu máu.
Tăng huyết áp - Yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất đột qụy tại Việt Nam
Tăng huyết áp có liên quan nhiều nhất đến các bệnh lý tim mạch và là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây tử vong do tim mạch.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2010 có ít nhất 9.4 triệu người tử vong/năm và 7% gánh nặng bệnh tật (đo bằng DALY) là do tăng huyết áp gây ra.
Trong thời gian qua, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, lối sống và chế độ ăn uống của chúng ta đã có nhiều thay đổi. Theo đó, các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại ở Việt Nam.
Hơn 1/3 các biến cố liên quan đến mạch máu não (gồm xuất huyết nội sọ, tai biến mạch máu não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua) ở Việt Nam đều có liên quan đến tăng huyết áp.
Tần suất cao của đột qụy, đặc biệt là đột qụy do xuất huyết, ở Việt Nam nêu trên có một phần không nhỏ là do phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp Việt Nam không biết mình bị tăng huyết áp hoặc không kiểm soát được huyết áp. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 8 tỉnh thành ở Việt Nam với cỡ mẫu gồm 9.832 người trưởng thành ≥ 25 tuổi, tần suất tăng huyết áp ở Việt Nam là 25.1%. Trong đó, có đến 48.4% bệnh nhân biết mình bị tăng huyết áp, 29.6% được điều trị và chỉ có 10.7% kiểm soát đượchuyết áp đạt mục tiêu (< 140/90 mmHg).
Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam.
Kiểm soát huyết áp trung bình liệu đã đủ để phòngngừa đột qụy?
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kiểm soát tốt huyết áp sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột qụy. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Howard G và cộng sự trên 26.875 người trưởng thành > 45 tuổi, nguy cơ đột qụy của bệnh nhân bị tăng huyết áp vẫn không thể trở về như người không bị tăng huyết áp dù huyết áp đã được kiểm soát về mức bình thường bằng thuốc sau 6.3 năm theo dõi. Không những thế, bệnh nhân càng phải dùng nhiều thuốc kiểm soát huyết áp để đạt huyết áp mục tiêu thì nguy cơ bị đột qụy của họ càng tăng.
Một phân tích gộp từ 13 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng trên 49,296 bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi (> 65 tuổi) cũng cho kết quả tương tự. Nguy cơ đột qụy của bệnh nhân trong phân tích này vẫn cao hơn so với nguy cơ bị nhồi máu cơ tim (nguy cơ tương đối [RR] 1.70, p < 0.00001), dù bệnh nhân đã được kiểm soát huyết áp tích cực và đạt mức 136-159/68-85 mmHg.
Có nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho nguy cơ đột qụy vẫn còn cao ở các bệnh nhân đả kiểm soát được huyết áp trung bình. Một trong số đó có thể là do huyết áp của bệnh nhân dao động nhiều, dù huyết áp trung bình của họ đã đạt mục tiêu.
Trong nghiên cứu của Rothwell PM và cộng sự, biến thiên huyết
áp tâm thu giữa các lần thăm khám là một yếu tố dự báo mạnh mẽ cho nguy cơ đột qụy, và độc lập với huyết áp trung bình.
Kết quả của nghiên cứu ALLHAT (Antihypertensive and
Lipid-Lowering Treatment to Prevent Heart Attack Trial) với cỡ mẫu > 25,000 bệnh nhân tăng huyết áp cũng cho thấy bệnh nhân có biến thiên huyết áp tâm thu giữa các lần thăm khám càng nhiều thì nguy cơ đột qụy càng tăng. Sau khi đã điều chỉnh theo huyết áp trung bình, tỷ số nguy cơ HR đột qụy ở nhóm có huyết áp dao động nhiều nhất (≥ 14 mmHg)so với nhóm có dao động ít nhất (< 6.5 mmHg) là 1.46 (khoảng tin cậy 95% 1.06 - 2.01).
Qua đó có thể thấy rằng, bệnh nhân tăng huyết áp vẫn không thể loạitrừ hoàn toàn nguy cơ đột qụy dù huyết áp trung bình của họ đã đạt mục tiêu.
Bài viết cùng chuyên mục
Tư vấn sức khỏe tim mạch miễn phí tại bệnh viện Hồng Ngọc
Mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch đã cướp đi tính mạng của hơn 17 triệu người, không phân biệt tuổi tác, giới tính và tầng lớp xã hội, Những hậu quả nặng nề
Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân thở máy
Theo dõi bệnh nhân thở máy cần được theo dõi toàn diện, kết hợp giữa theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như theo dõi sát các thông số trên máy thở, trên monitor theo dõi.
Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch não
Tai biến mạch não, là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng, của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24giờ
MERS
Lần đầu tiên xuất hiện MERS ở bán đảo Ả Rập năm 2012. Bắt đầu từ giữa tháng ba năm 2014, có sự gia tăng đáng kể về số lượng các trường hợp MERS báo cáo trên toàn thế giới
Chăm sóc bệnh nhân xơ gan
Theo dõi sát tình trạng ý thức, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều nguy cơ hôn mê gan: nôn,ỉa chảy, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm khuẩn, dùng thuốc độc gan.
Thăm dò thông khí phổi và khí máu động mạch
Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân trước khi mổ phổi (Ung thư phế quản, áp xe phổi, giãn phế quản, các can thiệp tim mạch, ổ bụng).
Chăm sóc bệnh nhân sốc
Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây thiếu oxy tế bào, biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên.
Các bệnh da tăng sắc tố (hyperpigmentation)
Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di truyền hay bẩm sinh, do rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân do nội tiết, do hoá chất hoặc thuốc, do dinh dưỡng.
Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp
Hình thành mảng xơ vữa động mạch là kết quả của một quá trình sinh bệnh học kéo dài, mà thường bắt đầu vào giai đoạn sớm ở tuổi trưởng thành
Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)
Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)
PSV cung cấp dòng khí thở vào sinh lý hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu.
Tổng quan về nồng độ NT proBNP huyết thanh
Gen biểu lộ BNP nằm trên nhiễm sắc thể số 1. Ở người khỏe mạnh gen này chủ yếu ở tâm nhĩ. Khi có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tâm thất như suy tim, gen biểu lộ BNP tại thất sẽ tăng cao.
Tràn khí màng phổi toàn bộ
Tràn khí màng phổ toàn bộ là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau
Hội chứng cai rượu cấp
Sau khi ngưng rượu, sự giảm điều hoà receptor hệ GABA tham gia gây ra rất nhiều triệu chứng của hội chứng cai. Ngộ độc rượu mạn cũng ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh glutamate.
Sinh lý kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Estrogen hoặc Estrogen và Progesteron trong cơ thể.
Vệ sinh phụ nữ - Phòng bệnh phụ khoa
Ngày 19/06/2010, Lễ Trao Giải thưởng và cúp Vàng “ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Quốc Gia “ đã được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Số 57 Phạm Hùng, Hà Nội.
Thấp tim
Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A gây nên, bệnh tổn thương ở hệ thống tổ chức liên kết theo cơ chế miễn dịch dị ứng
Hướng dẫn xử trí một số tình huống trong thực hành tiêm chủng
Trong thực hành tiêm chủng, nhân viên y tế có thể gặp phải nhiều tình huống như người tiêm chủng sai lịch hẹn, nguy cơ thiếu hụt vắc-xin, khả năng thay đổi vắc xin
Các biến chứng của thở máy
Triệu chứng báo hiệu thường là tình trạng chống máy, khi đó khám phổi phát hiện được tràn khí màng phổi, hoặc dấu hiệu nghi ngờ tràn khí trung thất.
Quy trình kỹ thuật thở ô xy
Tất cả các bệnh nhân thở Oxy phải làm ẩm khộng khí thở vào để đảm bảo tối ưu chức năng của nhung mao tiết nhầy đường hô hấp, đồng thời đảm bảo độ ấm.
Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn
Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.
Bệnh Ebola
Không thể nhiễm Ebola từ không khí, nước hoặc thực phẩm. Một người mang virus Ebola nhưng không có triệu chứng không thể lây lan căn bệnh này.
Rối loạn kinh nguyệt
Là triệu chứng nhưng đôi khi cần phải điều trị mặc dù chưa rõ nguyên nhân bệnh nhưng gây băng kinh, băng huyết, rong kinh kéo dài...
CÁCH NÀO LÀM GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO HIỆU QUẢ?
Ngứa rát họng thường là kích thích đầu tiên tại cổ họng, có thể làm phát sinh triệu chứng tiếp theo là ho. Để ngăn chặn cơn ho xuất hiện, thì ngay khi có dấu hiệu ngứa họng, phải có biện pháp nhanh chóng làm dịu kích thích này.
Khái niệm về thông khí nhân tạo trong điều trị tích cực
Đảm bảo thay thế chức năng của phổi: PaO2, PaCO2, pH phải thay đổi tuỳ theo từng tình trạng bệnh lí, từng chỉ định thở máy.