Nhiễm khuẩn đường sinh sản

2012-06-26 10:57 AM
Bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Nhiễm khuẩn đường sinh sản: Bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ và hoạt động sinh sản  của người phụ nữ

Đặc điểm và yếu tố thuận lợi viêm nhiễm đường sinh sản

Bệnh phổ biến, hay tập trung trong độ tuổi hoạt động sinh dục 80% những người bị bệnh phụ khoa có nhiễm khuẩn đường sinh sản.

Tất cả các bộ phận của đường sinh sản đều có thể bị viêm nhiễm.

Có thể gặp hình thái cấp và mãn tính, nhưng hình  thái mạn tính hay gặp hơn cả, gây nhiều biến chứng(Vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư), chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn.

Phát hiện bệnh sớm và điều trị có thể khỏi hẳn và tránh được biến chứng.

Điều kiện thuận lợi

Lây truyền qua đường tình dục.

Thủ thuật sản, phụ khoa.

Vệ sinh kém khi kinh nguyệt, giao hợp.

Do bản thân người phụ nữ, người tình và cán bộ y tế.

Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý của cơ quan sinh sản giúp cho mầm bệnh phát triển.

Mầm bệnh

Vi Khuẩn: Lậu cầu( Gonocoque), Chlamydia Trachomatis, Giang mai, Tụ cầu, Gardenella Vaginalis, E. coli...

Ký sinh trùng: Nấm, Trichomonas, Vaginalis.

Vi rút : HPV, HIV.

Phân loại nhiễm khuẩn đường sinh sản

Viêm âm hộ: Nấm âm hộ, Papilome, Condylome, vết trắng âm hộ, viêm tuyến Bartholin.

Viêm âm đạo: Do tất cả các mầm bệnh gây nên. Hay kết hợp với viêm cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung: Đặc hiệu, không đặc hiệu, viêm ống cổ tử cung.

Viêm tử cung: Viêm niêm mạc tử cung cấp, mãn tính, viêm toàn bộ cơ tử cung.

Viêm phần phụ: Viêm phần phụ cấp, mạn tính.

Triệu chứng

Khí hư

Triệu chứng chung, đặc trưng của nhiễm khuẩn đường sinh sản.

Dịch sinh lý: Dịch tiết CTC, âm đạo trong chu kỳ sinh sản.

Khí hư là dịch viêm đường sinh sản khiến người phụ nữ nhận thấy và khó chịu.

Phân loại khí hư làm 3 loại:

Khí hư trong.

Khí hư trắng.

 Khí hư đục.

Triệu chứng, chẩn đoán và hướng xử trí của từng loại nhiễm khuẩn đường sinh sản( SGK):

Viêm âm đạo do nấm

Điều kiện thuận lợi: Phụ nữ có thai, đái đường, dùng kháng sinh kéo dài, dùng thuốc có estrogen, thuốc corticoit, thuốc chống ung thư, xà phòng pH a xit.

Triệu chứng: Ngứa rát âm hộ,  khiến người phụ nữ gãi, âm hộ có  vết xước, vùng viêm âm hộ có thể lan đến bẹn.

Ra khí hư trắng bột .

Âm đạo viêm đỏ, đầy khí hư trắng, lổn nhổn như cặn sữa.

Cổ tử cung viêm, chạm vào chảy máu, bôi lugol nham nhở.

Xét nghiệm: Soi khí hư  đặc biệt giữa chu kỳ kinh, nhuộm Giemsa thấy các bào tử nấm đang mọc chồi, sinh sản (dạng đang hoạt động).

Kiểm tra nấm tóc, tay, chồng.

Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm thấy nấm.

 Điều trị Nistatin uống cả 2 vợ chồng và đặt âm đạo (Mycostatin, Mycostat).

Thuốc thay đổi môi trường âm đạo: Natribicarbanat, glyxerin borat

Mỡ Nistatin bôi ngoài da, âm hộ.

Viêm âm đạo do Trichomonas

Điều kiện thuận lợi: Người thiểu năng nội tiết môi trường âm hộ âm đạo kiềm, sức khoẻ suy giảm, lây qua nguồn nước, nam giới là người mang ký sinh trùng ở đường tiết niệu nhưng không mắc bệnh.

Triệu chứng: Rát nóng  âm hộ, đau khi giao hợp.

Khí hư xanh vàng, có bọt, có mùi hôi.

Âm đạo viêm đỏ chạm vào chảy máu. Bôi lugol có hình ảnh sao đêm.

Xét nghiệm soi tươi khí hư thấy Trichomonas, lấy khí hư  trước và sau khi có kinh.

Điều trị: Flagyl uống và đặt âm đạo trong 3-6 vòng kinh, điều trị cả 2 vợ chồng.

Viêm âm đạo do Chlamydia

Hay có viêm phần phụ cấp hay bán cấp. Có giai đoạn ủ bệnh: 3-21 ngày, hay gặp ở gái mãi dâm.

Không có triệu chứng đặc trưng ra khí hư nhiều màu trắng, vàng, có thể kèm theo đau bụng, sốt nhẹ.

 Âm đạo, cổ tử cung viêm.

Hạch bẹn sưng to có thể vỡ ra mủ vàng quánh.

Thăm âm đạo phát hiện viêm phần phụ kèm theo.

Xét nghiệm: không tìm thấy được vi khuẩn, chỉ phát hiện được sự có mặt trong cơ thể qua các phản ứng huyết thanh đặc biệt: test chlamydia. 

Điều trị: Tetraxyclin, doxyxyclin 200 mg/ngày trong 10 ngày.

Viêm âm đạo do lậu cầu

Có đợt viêm cấp, viêm phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung hay gặp ở gái mãi dâm, quan hệ tình dục với những đối tượng mắc bệnh.

Ra khí hư nhiều màu trắng, xanh. Đái ra mủ.

Viêm tuyến bartholin, có vết chợt ở âm hộ, sùi âm hộ.

Khám cả bạn tình có viêm ở bao qui đầu,  đái mủ.

CTC âm đạo viêm, có vết loét CTC, hay sùi  mào gà.

Viêm phần phụ, viêm tiểu khung, viêm phúc mạc.

Soi tươi khí hư, mủ đường tiết niệu, mủ tuyến Skene thấy song cầu hình hạt cà phê trong tế bào.

Phản ứng huyết thanh.

Điều trị: Nhóm penixillin, sullfamid toàn thân và liều cao có liều tấn công và củng cố.

Viêm âm đạo do tạp khuẩn

Hay gặp ở người già, trẻ em, người bị  cắt 2 buồng  trứng.

Ra khí hư đục.

Viêm âm hộ, âm đạo. Âm đạo teo, cổ tử cung có xuất huyết dưới liên bào. Bắt mầu lugol nhạt.

Soi tươi thấy tạp khuẩn.

Tế bào âm đạo nội tiết biểu hiện thiểu năng estrogen .

Điều trị: Thuốc kháng sinh kết hợp với estrogen ( colpotrophin).

Viêm cổ tử cung mạn tính

Lộ tuyến CTC,  viêm CTC do lao.

Hay kèm theo viêm âm đạo, với những mầm bệnh như viêm âm đạo.

Tổn thương CTC sau những thủ thuật sản phụ khoa.

Có thể viêm lỗ ngoài CTC, viêm ống CTC.

CTC mất lớp liên bào lát( loét), tái tạo lành tính (nang naboth, cửa tuyến, đảo tuyến), tái tạo nghi ngờ (Vết trắng, lát đá, chấm đáy) chạm vào chảy máu nếu tổn thương mới. Test Lugol (+)

Soi tươi khí hư tìm nguyên nhân gây bệnh.

Tế bào âm đạo – CTC.

Soi CTC đánh giá tổn thương, sinh thiết vùng nghi ngờ làm GPBL.

Nạo thăm dò ống  CTC.

Chẩn đoán phân biệt ung thư CTC.

Điều trị: chống viêm, đốt tuyến bằng hoá chất, đốt điện, nhiệt, áp lạnh hay laser. Nếu viêm mạn tính hay nghi ngờ cắt cụt hay khoét chóp CTC.

Viêm nội mạc tử cung mạn tính

Thường có tiền sử viêm cấp điều trị không triệt để. Sau thủ thuật sản phụ khoa không đảm bảo vô khuẩn.

Ra khí hư, rong kinh, ra máu trước kinh, giữa chu kỳ kinh

Khám CTC ÂĐ có viêm, khí hư chảy ra từ trong buồng TC

TC to hơn bình thường, ít di động, trong những đợt cấp có thể thấy tử cung to, di động tử cung đau. Có thể kèm viêm phần phụ .

Xét nghiệm: Cấy khí hư, cấy máu kinh tìm nguyên nhân và làm kháng sinh đồ, siêu âm tìm nguyên nhân rong huyết .

Nạo niêm mạc tử cung làm GPBL.

Chẩn đoán phân biệt: Ung thư nội mạc tử cung, chorio.

Điều trị: Chống viêm bằng kháng sinh toàn thân, nạo nội mạc tử cung, vòng kinh nhân tạo.

Viêm phần phụ

Viêm vòi trứng, buồng trứng và dây chằng.

Nguyên nhân thường do lậu cầu hay chlamydia. Gặp ở người trẻ nhiều bạn tình, gái mãi dâm.Thể không điển hình hay gặp nên chẩn đoán khó, muộn

Nguyên nhân là những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh sản.

Đường lan truyền phổ biến nhất là lan từ dưới lên theo đường trực tiếp CTC, ÂĐ lên tử cung và 2 phần phụ, có thể lan theo đường bạch mạch hay đường máu.

Phân loại: Viêm phần phụ cấp, mạn tính, có thể điển hình và không điển hình.

Triệu chứng:

Đau bụng, thường đau 2 bên hố chậu, nghỉ ngơi đau bụng giảm. Sốt cao, có thể sốt âm ỉ, sốt về chiều. Ra nhiều khí hư.

Khám lâm sàng thấy CTC -ÂĐ viêm, đỏ. Tử cung di động đau. Phần phụ 2 bên nề, ranh giới không rõ ràng, ấn rất đau. Các túi cùng nề ấn đau.

Xét nghiệm CTM biểu hiện nhiễm khuẩn bạch cầu tăng cao, tốc độ lắng máu, CRP dương tính cho phép chẩn đoán nhiễm khuẩn và là yếu tố theo dõi trong điều trị .

Soi tươi khí hư tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. 

Siêu âm thấy có âm vang không đều 2 bên hố chậu. Loại trừ khối u phần phụ.

Chụp tử cung vòi trứng trong trường hợp viêm mạn tính, soi ổ bụng đánh giá tổn thương vòi trứng và buồng trứng, điều trị vô sinh.

hCG nước tiểu hay máu loại trừ có thai.

Phản ứng miễn dịch trong chẩn đoán viêm do lậu cầu, giang mai và chlamydia. 

Chẩn đoán phân biệt:

Viêm phần phụ cấp: Chẩn đoán phân biệt với chửa ngoài TC,  u buồng trứng xoắn, viêm ruột thừa

Viêm phần phụ mạn tính: Sỏi niệu quản, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung.

Hướng xử trí

Điều trị cả 2 vợ chồng hay bạn tình.

Điều trị kéo dài, theo nguyên nhân và kháng sinh đồ.

Điều trị toàn thân và tại chỗ.

Viêm phần phụ cấp điều trị kháng sinh phối hợp, theo kháng sinh đồ.

Tiến triển ứ mủ tiểu khung thì dẫn lưu qua túi cùng douglas.

Viêm phần phụ mạn tính: Kháng sinh, lý liệu pháp chạy sóng ngắn, bó nến.

Vô sinh, đau nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ mổ nội soi cắt bỏ phần phụ hay mở thông làm lại loa vòi.

Hướng phòng bệnh

Giáo dục giới tính, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh thai nghén.

Khám phụ khoa định kỳ.

Tôn trọng các nguyên tắc vô trùng trong thủ thuật, bệnh viện.

Quản lý, chăm sóc và điều trị những đối tượng mắc bệnh xã hội. Có phối hợp y tế với các tổ chức xã hội.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Rối loạn kinh nguyệt

Là triệu chứng nhưng đôi khi cần phải điều trị mặc dù chưa rõ nguyên nhân bệnh nhưng gây băng kinh, băng huyết, rong kinh kéo dài...

Chăm sóc bệnh nhân nặng

Rối loạn nặng một hoặc nhiều các chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn, não, thận, điện giải, thăng bằng kiềm toan

CÁCH NÀO LÀM GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO HIỆU QUẢ?

Ngứa rát họng thường là kích thích đầu tiên tại cổ họng, có thể làm phát sinh triệu chứng tiếp theo là ho. Để ngăn chặn cơn ho xuất hiện, thì ngay khi có dấu hiệu ngứa họng, phải có biện pháp nhanh chóng làm dịu kích thích này.

Tổng quan về nồng độ NT proBNP huyết thanh

Gen biểu lộ BNP nằm trên nhiễm sắc thể số 1. Ở người khỏe mạnh gen này chủ yếu ở tâm nhĩ. Khi có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tâm thất như suy tim, gen biểu lộ BNP tại thất sẽ tăng cao.

Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

Phù phổi là tình trạng suy hô hấp nặng do thanh dịch từ các mao mạch phổi tràn vào các phế nang gây cản trở sự trao đổi khí.

Xử trí tăng Kali máu

Các triệu chứng tim mạch: rối loạn nhịp nhanh. ngừng tim; chúng thường xảy ra khi tăng kali máu quá nhanh hoặc tăng kali máu kèm với hạ natri máu, hạ magne máu, hay hạ calci máu.

Các từ viết tắt thường dùng trong thông khí nhân tạo

AaDO2 Alveolo-Arterial O2 difference, Chênh lệch nồng độ O2 giữa phế nang và máu động mạch, ACCP American College of Chest Physicians, Hội các bác sỹ lồng ngực Mỹ

Kháng insulin và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2

Kháng insulin là một khái niệm thể hiện sự gia tăng nồng độ insulin và giảm nhạy cảm insulin của cơ quan đích, Chính vì vậy, kháng insulin còn gọi là cường insulin

Thăm dò thông khí phổi và khí máu động mạch

Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân trước khi mổ phổi (Ung thư phế quản, áp xe phổi, giãn phế quản, các can thiệp tim mạch, ổ bụng).

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung).

Sốc phản vệ (dị ứng)

Sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng xuất hiện đột ngột do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào gây giải phóng các chất như histamin.

Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu

Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam

Thông khí nhân tạo điều khiển ngắt quãng đồng thì (SIMV)

Trước đây là một phương thức thở được sử dụng nhiều, kể cả trong cai thở máy. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu gần đây không ủng hộ việc sử dụng phương thức này trong cai thở máy.

Hội chứng HELLP

Bản chất HELLP là một thể lâm sàng đặc biệt của nhiễm độc thai nghén, Phù, tăng huyết áp và protein niệu.

LÀM DỊU HỌNG NGAY KHI BỊ NGỨA HỌNG

Ngứa họng là triệu chứng kích thích ở họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy ngứa họng xuất hiện trong các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm khí phế quản, viêm mũi xoang...

MERS

Lần đầu tiên xuất hiện MERS ở bán đảo Ả Rập năm 2012. Bắt đầu từ giữa tháng ba năm 2014, có sự gia tăng đáng kể về số lượng các trường hợp MERS báo cáo trên toàn thế giới

Nguyên nhân của bệnh gan

Mặc dù gan có khả năng xúc tiến tái sinh, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại có thể gây ra nghiêm trọng - và đôi khi không thể đảo ngược tác hại.

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Theo dõi sát tình trạng ý thức, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều nguy cơ hôn mê gan: nôn,ỉa chảy, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm khuẩn, dùng thuốc độc gan.

Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn

Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải chỉ định thông khí nhân tạo.

Theo dõi bệnh nhân thở máy

Theo dõi bệnh nhân là quan trọng nhất vì tất cả mọi cố gắng của bác sỹ kể cả cho bệnh nhân thở máy cũng chỉ nhằm tới mục tiêu là ổn định và dần dần cải thiện tình trạng bệnh nhân.

Chức năng của gan

Trước khi cuộc hành trình của mình trên khắp cơ thể người, máu từ dạ dày và ruột được lọc bởi gan. Để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm lưu thông trong máu, gan loại bỏ rất nhiều chất thải độc hại lưu hành.

Mở khí quản

Phầu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mổ rạch da theo đường dọc giữa cổ từ điểm cách hõm ức khoảng 1cm lên trêm tới sát sụn nhẫn, dài khoảng 2,5 đến 3cm.

Chăm sóc bệnh nhân rắn cắn

Buộc ga rô 5cm trên chỗ cắn, nặn máu, rửa sạch, đưa đi bệnh viện, Rửa sạch vết cắn bằng nước muối sinh lý và cồn iode 700 Betadin, Nặn sạch máu tại vết cắn, rửa vết cắn.

Tràn khí màng phổi toàn bộ

Tràn khí màng phổ toàn bộ là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau

Các phác đồ kiểm soát đường huyết trong hồi sức cấp cứu

Tiêm tĩnh mạch insulin loại tác dụng nhanh khi kết quả xét nghiệm đường huyết mao mạch lớn hơn 11 mmol trên lít, liều bắt đầu là 5 hoặc 10 đơn vị.