Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn

2012-06-22 12:23 PM

Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.

Định nghĩa: Nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra.

Nguyên nhân có thể chia thành 3 loại lớn:

Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đây là loại ngộ đ­ộc đề cập đến trong bài này. Ngộ độc có thể do vi khuẩn hay độc tố vi khuẩn có trong thức ăn.

Ngộ độc do thức ăn có chứa chất độc (thuốc sâu, hóa chất độc,...).

Ngộ độc do ăn phải thức ăn độc (nấm độc, thịt cóc, cá độc,...).

Lâm sàng

Thay đổi tùy từng loại vi khuẩn và độc tố.

Rối loạn tiêu hóa

Th­ường xuất hiện 2 - 6 giờ sau khi ăn.

Đau bụng: Thư­ờng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn. Có thể có cảm giác mót rặn. Thư­ờng kèm theo sôi bụng.

Ỉa chảy: DDi ngoài phân nhiều nước, màu vàng, hoặc có khi màu hồng (máu) - riêng trong tả phân đục như­ nư­ớc vo gạo. Có thể đi 1 -2 lần, cũng có thể đi rất nhiều lần, liên tục.

Có thể có buồn nôn và nôn. Thường nôn ra thức ăn, dịch vàng, n­ước, cũng có khi nôn ra dịch đen nâu.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn

Bệnh nhân có thể có sốt cao, ớn lạnh.

Triệu chứng của mất nước

Mất n­ước do ỉa chảy, nôn, sốt cao. Tùy mức độ nặng của các triệu chứng đó mà mất nư­ớc có thể nhẹ hay nặng.

Nhẹ:  khát n­ước, môi khô, huyết áp vẫn bình th­ờng.

Nặng:  huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, đái ít hoặc vô niệu.

Các dấu hiệu khác

Có thể thấy cảm giác tê bì đầu chi, quanh miệng.

Có thể thấy có yếu cơ, nhìn mờ, nhìn đôi, khó nuốt, khó thở. Đây có thể là các dấu hiệu của ngộ độc thịt (thường là thực phẩm đóng hộp), rất nặng, phải chuyển đi bệnh viện ngay.

Xử trí

Việc đầu tiên phải làm là bù nước cho bệnh nhân

Đư­ờng uống: Nếu bệnh nhân không nôn nên cho uống. Tốt nhất là dùng dung dịch Oresol, nếu không có ORS có thể dùng nước cháo loãng có pha thêm muối ăn. Cho uống nước theo nhu cầu, đến khi bệnh nhân hết cảm giác khát, hết ỉa chảy.

Đ­ường truyền tĩnh mạch: Khi bệnh nhân có tụt huyết áp, đái ít, hoặc nôn nhiều, ỉa chảy nhiều lần cần chuyển đến bệnh viện để truyền dịch cho bệnh nhân.

Dùng thuốc kháng sinh

Nếu bệnh nhân chỉ đi ỉa chảy 1 - 2 lần rồi khỏi: Không cần dùng thuốc kháng sinh.

Nếu có sốt, hoặc đi ỉa chảy nhiều lần cần đi khám bệnh (y sĩ hoặc bác sĩ). Có thể cho dùng Biseptol 0,48g x 4 viên/ngày. Nếu không hết sốt, ỉa chảy cần chuyển đến trạm Y tế hoặc bệnh viện.

Thuốc cầm ỉa chảy

Không nên dùng thuốc cầm ỉa chảy khi có xuất hiện ỉa chảy nghi do ngộ độc thức ăn. Thông thư­ờng sau một vài lần đi bệnh nhân sẽ tự khỏi. Trư­ờng hợp không khỏi nên đ­a đến trạm Y tế hoặc bệnh viện. Nếu ỉa chảy nhiều lần, nguy cơ mất nước nặng mới dùng các thuốc để cầm ỉa chảy.

Cần nhập viện khi

Có các dấu hiệu như­ yếu cơ, nhìn mờ, tê bì...

Mất nước nhiều gây tụt huyết áp.

Đi ỉa chảy nhiều lần. Hoặc phân màu nâu đen, phân đục như nư­ớc vo gạo, phân lẫn máu, nhày.

Sốt cao.

Nôn nhiều kèm theo ỉa chảy.

Có rối loạn ý thức.

Dự phòng

Không ăn thức ăn không đảm bảo chất l­ượng, nấu ăn bằng nư­ớc sạch.

Giữ vệ sinh tốt.

Biến chứng

Truỵ mạch, shock.

Suy thận cấp.

Chăm sóc

Nhận định tình trạng bệnh nhân

Tình trạng tiêu chảy - nôn mửa:

Màu sắc, tính chất.

Số lượng dịch mất.

Tình trạng mất nước:

Tình trạng shock:   Hamax <  90, biểu hiện giảm tưới máu tổ chức,

nước tiểu không có.

Suy thận cấp: Ure máu tăng.

RL nước điện giải: Na, K.

Lập kế hoạch chăn sóc

Quan sát theo dõi màu sắc, tính chất chất thải tiết.

Đánh giá mức độ mất nước

LS: da khô, nhăn nheo, casper (+), nhãn cầu lõm, niêm mạc khô.

Số lượng nước mất: hứng chất nôn, phân theo dõi số lượng.

Đánh giá tình trạng shock: Đo HA, mạch, số lượng nước tiểu, t0.

Xét nghiệm: ure, ĐGĐ, Hct, cấy phân.

Thực hiện y lệnh điều trị.

Nuôi dưỡng bệnh nhân.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Động viên, an ủi bệnh nhân. Giải thích bệnh nhân.

Theo dõi RL tiêu hóa

Cấy phân.

Đặt bô dẹt (chậu đái) ở mông, đệm mông cho khỏi đau.

Chuẩn bị sẵn vịt đái nếu là nam.

Ghi lại số lượng dịch tiêu hóa mất đi.

Bô cho bệnh nhân nôn.

Theo dõi tình trạng shock.

Đo HA, M, nhiệt độ 1giờ/lần-báo cáo BS.

Làm XN ngay khi vào viện. Báo cáo ngay KQ cho BS.

Thực hiện y lệnh điều trị

Chuẩn bị dụng cụ đặt cathter, đo CVP theo y/cầu BS.

Chuẩn bị dụng cụ truyền TM.

Chuẩn bị các loại thuốc cần thiết cho y lệnh.

Chú ý tốc độ truyền dịch, lượng dịch truyền.

TD HA, M trong khi truyền dịch 1h/lần.

Phát hiện các biến chứng truyền dịch.

Nuôi dưỡng bệnh nhân

Bảo đảm chế độ ăn lỏng 1600-2000 calo/ngày.

Không bắt bệnh nhân nhịn.

Kiêng sữa, đường quá đặc.

Uống nước cháo muối, ORS, trứng, thịt nạc.

Đánh giá kết quả chăm sóc

Diễn biến tốt

Cầm đi ỉa,hết các dh mất nước, hết khát.

Hết sốt.

Mạch, HA trở lại bình thường.

Nước tiểu > 500ml/24h.

Ure huyết trở lại bình thường.

Không khó thở.

Diễn biến xấu

Tiếp tục ỉa chảy.

Vẫn sốt, trụy mạch.

Vô niệu, áp lực TMTT tăng cao.

Ure huyết tăng cao.

Nhịp thở nhanh hoặc liệt cơ hô hấp.

Cần báo cho BS ngay để:

Điều chỉnh lượng dịch.

Dùng thuốc vận mạch.

Thay đổi kháng sinh.

Bài viết cùng chuyên mục

Hướng dẫn tiến hành thông khí nhân tạo (cơ học)

Đánh giá bệnh nhân về tổng trạng, về cơ quan hô hấp, về khí máu động mạch nhằm phân loại nhóm suy hô hấp cấp cần thông khí cơ học

Hướng dẫn xử trí một số tình huống trong thực hành tiêm chủng

Trong thực hành tiêm chủng, nhân viên y tế có thể gặp phải nhiều tình huống như người tiêm chủng sai lịch hẹn, nguy cơ thiếu hụt vắc-xin, khả năng thay đổi vắc xin

Hội chứng cai rượu cấp

Sau khi ngưng rượu, sự giảm điều hoà receptor hệ GABA tham gia gây ra rất nhiều triệu chứng của hội chứng cai. Ngộ độc rượu mạn cũng ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh glutamate.

Ảnh hưởng sinh lý của thông khí nhân tạo

Trong điều kiện tự thở, AL trong lồng ngực luôn âm. AL dao động từ -5 cmH2O (thở ra) đến -8 cmH2O (hít vào). AL phế nang dao động từ +1 cmH2O (thở ra) đến -1 cmH2O (hít vào).

Quy trình kỹ thuật khí dung thuốc

Khí dung trị liệu có thể được cụng cấp bằng bình phun thể tích nhỏ (SVN Small-Volume-Nebulizer) hoặc ống hít có phân liều (MDI Metered-Dose-Inhaler).

Mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp

Trong hoạt động điện học, do sự bất thường của xung động, và sự dẫn truyền, trình tự hoạt động điện học của cơ tim mất sinh lý, và mất đồng bộ

Tổn thương phổi và viêm phổi do hít phải

Sặc phổi là nguyên nhân quan trọng gây các hình thái bệnh nặng và tử vong khi chăm sóc người bệnh tại nhà cũng như trong bệnh viện

Hậu sản thường

Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g.

Tràn khí màng phổi toàn bộ

Tràn khí màng phổ toàn bộ là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau

Các từ viết tắt thường dùng trong thông khí nhân tạo

AaDO2 Alveolo-Arterial O2 difference, Chênh lệch nồng độ O2 giữa phế nang và máu động mạch, ACCP American College of Chest Physicians, Hội các bác sỹ lồng ngực Mỹ

Thông khí nhân tạo và chỉ định (thở máy)

Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.

Đại cương về suy thận mạn tính

Nguyên nhân suy thận mạn tính có nhiều loại khác nhau,thường do một trong số các nguyên nhân bao gồm bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận, bệnh mạch máu thận, bệnh bẩm sinh và di truyền.

Phòng bệnh phụ khoa: Dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất

Đây là kết quả được thông báo tại lễ công bố Sản phẩm đạt chứng nhận Tin và Dùng 2010 vừa diễn ra tại Khách sạn Melia-Hà Nội

Thông khí nhân tạo với thể tích lưu thông tăng dần

Mục đích của phương thức thông khí nhân tạo Vt tăng dần nhằm hạn chế tình trạng xẹp phế nang do hiện tượng giảm thông khí phế năng gây ra.

LÀM DỊU HỌNG NGAY KHI BỊ NGỨA HỌNG

Ngứa họng là triệu chứng kích thích ở họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy ngứa họng xuất hiện trong các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm khí phế quản, viêm mũi xoang...

Co giật và động kinh

Co giật cũng được phân loại là cục bộ hoặc toàn thân dựa trên mức độ ảnh hưởng lên giải phẫu thần kinh hoặc được phân loại là đơn giản hay phức tạp dựa trên ảnh hưởng của co giật lên tình trạng ý thức.

Chăm sóc bệnh nhân sốc

Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây thiếu oxy tế bào, biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên.

Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)

PSV cung cấp dòng khí thở vào sinh lý hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu.

Sốc phản vệ (dị ứng)

Sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng xuất hiện đột ngột do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào gây giải phóng các chất như histamin.

Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân thở máy

Theo dõi bệnh nhân thở máy cần được theo dõi toàn diện, kết hợp giữa theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như theo dõi sát các thông số trên máy thở, trên monitor theo dõi.

Chăm sóc bệnh nhân nặng

Rối loạn nặng một hoặc nhiều các chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn, não, thận, điện giải, thăng bằng kiềm toan

Sử dụng hiệu quả insulin điều trị đái tháo đường

Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường có thể trở nên cần điều trị bằng insulin một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn khi tụy không tiết đủ lượng insulin cần thiết.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong bệnh hô hấp

Mặc dù chụp cắt lớp vi tính ngày càng phát triển nhưng phim chụp chuẩn thẳng và nghiêng vẫn là những tài liệu cung cấp nhiều thông tin quý báu để chẩn đoán định hướng bệnh phổi.

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu

Bệnh nhân uống thuốc trừ sâu, nôn, và thở có mùi thuốc trừ sâu. Mức độ trung bình, nhức đầu, nôn, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, vẫn tỉnh, huyết áp bình thường.

Các phác đồ kiểm soát đường huyết trong hồi sức cấp cứu

Tiêm tĩnh mạch insulin loại tác dụng nhanh khi kết quả xét nghiệm đường huyết mao mạch lớn hơn 11 mmol trên lít, liều bắt đầu là 5 hoặc 10 đơn vị.