- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu
Thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường có biểu hiện khó chịu tăng dần ở bắp chân. Đối với thuyên tắc phổi, khó thở là triệu chứng hay gặp nhất.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa và diễn biến tự nhiên
Huyết khối tĩnh mạch bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi (PE). Huyết khối tĩnh mạch sâu được tạo nên bởi sự hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch lớn, thường ở chi dưới. Thuyên tắc phổi là hậu quả của huyết khối tĩnh mạch sâu đã tự phá vỡ và di chuyển tới tuần hoàn động mạch phổi. Khoảng một nửa số bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch chậu hoặc tĩnh mạch ở gốc chi sẽ tiến triển thành thuyên tắc phổi và thường không có triệu chứng. Huyết khối tĩnh mạch đơn độc ở bắp chân có nguy cơ bị thuyên tắc phổi thấp hơn nhiều. Mặc dù huyết khối tĩnh mạch sâu có liên quan tới sự hình thành cục máu đông ở chi dưới và/hoặc khung chậu, việc đặt catheter tĩnh mạch đã làm tăng sự xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi trên. Khi không có thuyên tắc phổi, biến chứng chủ yếu của huyết khối tĩnh mạch sâu là hội chứng hậu viêm tĩnh mạch sẽ gây sưng phồng chi dưới mạn tính và gây khó chịu do phá hủy van tĩnh mạch ở chi bị bệnh. Đối với thể nặng nhất của bệnh, hội chứng hậu viêm tĩnh mạch sẽ gây loét da. Thuyên tắc phổi thường gây tử vong, thường là do suy tim phải tiến triển. Tăng áp động mạch phổi có nguồn gốc thuyên tắc phổi là một biến chứng khác của thuyên tắc phổi.
Một số yếu tố nguy cơ về gen, bao gồm yếu tố V Leiden và đột biến prothrombin G20210A đã được xác định, nhưng chỉ hiện diện trong một số nhỏ bệnh huyết khối tĩnh mạch. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm bất động trong thời gian dài, ung thư, béo phì, hút thuốc, chấn thương, phẫu thuật, mang thai, uống thuốc tránh thai và thay thế hormon sau mãn kinh. Các bệnh làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch bao gồm ung thư và hội chứng kháng thể kháng phospholipid.
Bệnh sử
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường có biểu hiện khó chịu tăng dần ở bắp chân. Đối với thuyên tắc phổi, khó thở là triệu chứng hay gặp nhất. Đau ngực, ho hoặc ho ra máu có thể ám chỉ tình trạng nhồi máu phổi có kích thích màng phổi. Ngất có thể xảy ra khi nhồi máu phổi diện rộng.
Khám lâm sàng
Nhịp thở nhanh và nhịp tim nhanh thường gặp trong thuyên tắc phổi. Có thể gặp sốt nhẹ, giãn tĩnh mạch cổ, và tiếng P2 khi nghe tim. Hạ áp và chứng xanh tím gợi ý nhồi máu phổi diện rộng. Khám thực thể huyết khối tĩnh mạch sâu có thể chỉ thấy đau nhẹ bắp chân.
Tuy nhiên, khi huyết khối tĩnh mạch sâu lan rộng, có thể thấy sưng phồng đùi rõ và đau vùng bẹn.
Cận lâm sàng
Nồng độ d-dimer bình thường (ELISA <500 μg/mL) giúp loại trừ thuyên tắc phổi ở những bệnh nhân có những đặc điểm giống với thuyên tắc phổi, mặc dù bệnh nhân nhập viện thường tăng nồng độ d-dimer do các quá trình bệnh lý khác. Mặc dù hạ oxy máu và tăng gradient oxy phế nang-động mạch có thể có ở thuyên tắc phổi, khí máu động mạch hiếm khi tỏ ra hữu ích trong chẩn đoán thuyên tắc phổi. Tăng troponin huyết thanh, tăng các protein thuộc tim gắn với acid béo và tăng BNP có liên quan tới việc tăng nguy cơ biến chứng và tỉ lệ tử vong ở thuyên tắc phổi. Điện tậm đồ có thể cho thấy dấu hiệu S1Q3T3 ở thuyên tắc phổi, nhưng dấu hiệu này không hay gặp.
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm tĩnh mạch có thể phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu khi mất đi tính nén của tĩnh mạch thông thường. Khi phối hợp với siêu âm Doppler tĩnh mạch, phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu qua siêu âm rất tốt. Đối với bệnh nhân không đượ chẩn đoán qua siêu âm tĩnh mạch, CT hoặc MRI có thể được dùng để đánh giá huyết khối tĩnh mạch sâu. Chụp tĩnh mạch cản quang rất hiếm khi được chỉ định. Khoảng một nửa số bệnh nhân thuyên tắc phổi không có bằng chứng hình ảnh về huyết khối tĩnh mạch sâu.
Đối với thuyên tắc phổi, chụp xquang ngực thường quy hay được chỉ định. Mặc dù không hay gặp nhưng giảm thể tích cục bộ và hình ảnh tăng đậm độ hình chêm ở ngoại vi là dấu hiệu nhận biết trong thuyên tắc phổi. Chụp CT có tiêm cản quang tĩnh mạch là chẩn đoán quyết định với thuyên tắc phổi. Xạ đồ thông khí/tưới máu được sử dụng với những bệnh nhân không có khả năng dung nạp với chất cản quang đường tĩnh mạch. Siêu âm tim xuyên thành có giá trị trong đánh giá giảm vận động thất phải trong thuyên tắc phổi mức độ vừa đến nặng, nhưng không có tác dụng trong chẩn đoán sự hiện diện của thuyên tắc phổi. Siêu âm tim xuyên phế quản có thể được dùng để xác định thuyên tắc phổi trung tâm lan rộng khi chụp CT có cản quang tĩnh mạch tỏ ra không thích hợp (ví dụ: suy thận hoặc dị ứng nặng với thuốc cản quang). Cùng với sự tiến bộ của CT ngực trong chẩn đoán thuyên tắc phổi, chụp mạch phổi hiếm khi được chỉ định.
Tiếp cận chẩn đoán
Tiếp cận chẩn đoán mở rộng cân nhắc đến sự nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi trên lâm sàng. Đối với những bệnh nhân về mặt lâm sàng giống ở mức độ thấp với huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc giống ở mức độ thấp đến vừa với thuyên tắc phổi, nồng độ d-dimer có thể được sử dụng để quyết định, sau đó tới các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Sơ đồ chẩn đoán hình ảnh được thể hiện trên Hình. Chẩn đoán phân biệt huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm vỡ kén Baker và viêm tế bào. Chẩn đoán phân biệt thuyên tắc phổi rất rộng, bao gồm viêm phổi, nhồi máu cơ tim cấp và phình tách động mạch chủ.
Hình. Chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán DVT và PE
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi
Chống đông
Mặc dù chống đông không giúp giải quyết cục máu đông trong huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi một cách trực tiếp nhưng chúng hạn chế sự hình thành cục máu đông trong tương lai và làm tan sợi fibrin. Để cung cấp chống đông có hiệu quả một cách nhanh nhất, dùng chống đông song song đối với điều trị bạn đầu huyết khối tĩnh mạch. Theo truyền thống, heparin không phân đoạn (UFH) được sử dụng với mục tiêu là aPTT gấp 2-3 lần giá trị giới hạn trên ở mức bình thường. UFH được dùng với liều bolus 5000–10,000 U, sau đó truyền liên tục khoảng 1000 U/h. Điều chỉnh liều để đạt và duy trì mức aPTT điều trị. Tuy nhiên, thời gian bán hủy của UFH ngắn sẽ duy trì những lợi ích đáng kể.
Thay thế UFH trong việc dùng chống đông cấp bao gồm heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWHs) ví dụ như enoxaparin và dalteparin. Kiểm tra xét nghiệm là không cần thiết, nhưng liều điều trị cần được điều chỉnh với bệnh nhân suy thận hoặc béo phì. Fondaparinux, một pentasaccharide, là thuốc thay thế UFH khác không cần phải kiểm tra xét nghiệm nhưng cần hiệu chỉnh liều theo cân nặng và mức thận suy. Ở những bệnh nhân giảm tiểu cầu do heparin, ức chế trực tiếp thrombin (như là argatroban, lepirudin, or bivalirudin) nên được sử dụng.
Sau những điều trị ban đầu bằng thuốc ngoài đường ruột, warfarin là chất chống đông đường uống được sử dụng trong thời gian dài. Warfarin có thể được bắt đầu sớm sau khi thuốc ngoài đường ruột được cho; tuy nhiên, wafarin cần 5-7 ngày để đạt được liều điều trị chống đông. Warfarin được cho để đạt mục tiêu điều trị INR từ 2.0–3.0. Các bệnh nhân có liều điều trị rất rộng, thường bắt đầu 5 mg/ngày, điều chỉnh theo INR.
Tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi dùng chống đông là xuất huyết.
Với trường hợp xuất huyết nặng trong khi điều trị UFH hoặc LMWH,
protamine có thể được dùng để ức chế chống đông. Chảy máu nặng khi dùng warfarin có thể được xử lí bằng huyết tương tươi đông lạnh hoặc bằng tủa lạnh huyết tương; xuất huyết mức độ nhẹ hơn hoặc INR tăng đáng kể có thể được xử lí bằng vitamin K. Phối hợp với yếu tố chống đông VIIa mang lại một sự lựa chọn ngoài danh mục hướng dẫn giúp kiểm soát chảy máu ồ ạt do warfarin. Warfarin nên tránh sử dụng ở phụ nữ có thai.
Thời gian sử dụng chống đông với huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi ít nhất từ 3-6 tháng.
Bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi do chấn thương, phẫu thuật hoặc tình trạng estrogen cao đều có tỉ lệ hồi phục thấp sau 3-6 tháng dùng chống đông.
Tuy nhiên, tỉ lệ hồi phục lại cao ở những bệnh nhân ung thư hoặc DVT/PE tự phát, không rõ nguyên nhân, và vẫn đề dùng chống đông kéo dài nên được cân nhắc. Sự hồi phục huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi nói chung cần phải dùng chống đông suốt đời.
Các phương pháp điều trị khác
Mặc dù chống đông là trọng tâm trong điều trị thuyên tắc tĩnh mạch, các phương thức điều trị bổ sung có thể được áp dụng dựa trên phân tầng nguy cơ.
Hình. Xử trí cấp cứu PE. (IVC, tĩnh mạch chủ dưới; RV: thất phải)
Lưới lọc tĩnh mạch chủ được dùng nếu cục máu đông tái phát mặc dù đã dùng chống đông thích hợp hoặc nếu quá trình chảy máu tích cực gây ngăn cản thuốc chống đông. Điều trị tan sợi huyết (thường cùng với chất hoạt hóa plasminogen ở mô) nên được cân nhắc trong thuyên tắc phổi gây suy tim phải, mặc dù có nguy cơ xuất huyết. Cắt bỏ vật gây nghẽn mạch bằng catheter hoặc phẫu thuật có thể được cân nhắc với thuyên tắc phổi diện rộng.
Nếu bệnh nhân thuyên tắc phổi tiến triển thành tăng áp động mạch phổi mạn tính do cục máu đông, can thiệp phẫu thuật (cắt bỏ cục huyết khối trong lòng động mạch phổi). Không có liệu pháp điều trị hiệu quả đối với hội chứng viêm tĩnh mạch.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh phổi kẽ: nguyên lý nội khoa
Các triệu chứng thường gặp trong bệnh phổi kẽ bao gồm khó thở và ho khan. Triệu chứng ban đầu và thời gian khởi phát có thể hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: nguyên lý nội khoa
Năng lượng trung bình nhập vào khoảng 2800 kcal một ngày cho đàn ông và khoảng 1800 kcal một ngày cho phụ nữ, mặc dù sự tính toán này còn phụ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể.
Các bệnh da sần có vảy hay gặp
Tổn thương đơn lẻ giống tương tự nhưng nhỏ hơn so với đám báo hiệu và được sắp xếp đối xứng theo trục dài của mỗi tổn thương đơn lẻ cùng với các khoanh da.
Viêm họng cấp: nguyên lý nội khoa
Điều trị kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm GAS và được khuyến cáo để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh sốt thấp khớp. Điều trị triệu chứng của viêm họng do virus thường là đủ.
Chọc dò tủy sống: nguyên lý nội khoa
Với bất kì tư thế nào, người bệnh đều phải gập người càng nhiều thì càng tốt. Ở tư thế nằm nghiêng, bệnh nhân gập người sao cho đầu gối chạm vào bụng như tư thế của thai nhi.
Chèn ép tủy sống do u tân sinh
Triệu chứng thường gặp nhất là căng đau lưng khu trú, kèm các triệu chứng về tổn thương thần kinh sau đó. MRI cấp cứu được chỉ định khi nghi ngờ chẩn đoán.
Bệnh khí ép
Phần lớn xuất hiện các biểu hiện nhẹ đau, mệt mỏi, biểu hiện thần kinh nhẹ như dị cảm. Biểu hiện hô hấp và tim mạch có thể đe doạ sự sống như khó thở, đau ngực, loạn nhịp tim.
Viêm tụy cấp: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Siêu âm rất khó phát hiện tụy, do các quai ruột ở trên nhưng có thể phát hiện được sỏi mật, nang giả tụy, các tổn thương khối, hoặc phù hoặc phì đại tụy.
Rối loạn thông khí tăng giảm: nguyên lý nội khoa
Thông khí áp lực dương không xâm nhập trong khi ngủ, mang lại sự hỗ trợ về thông khí, và điều trị ngưng thở khi ngủ, do các bệnh thần kinh cơ.
Nuốt khó: nguyên lý nội khoa
Nuốt khó gần như luôn luôn là triệu chứng của một bệnh cơ quan hơn là một than phiền chức năng. Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn hầu, soi huỳnh quang có quay video khi nuốt có thể giúp chẩn đoán.
Bệnh lắng đọng canxi pyrophosphat dihydrat (CPPD): bệnh giả gout
Các tinh thể được cho rằng không hình thành từ dịch khớp mà có thể rơi từ sụn khớp vào trong khe khớp, nơi chúng bị thực bào bởi các bạch cầu đa nhân trung tính.
Hội chứng thận hư: nguyên lý nội khoa
Ngoài phù, biến chứng của hội chứng thận hư có thể kể đến như huyết khối tĩnh mạch và các biến cố huyết khối tắc mạch khác, nhiễm trùng, thiếu vitamin D.
Bạch cầu kinh dòng tủy: nguyên lý nội khoa
Các triệu chứng phát triển từ từ, chóng mệt, mệt mỏi, chán ăn, bụng khó chịu và cảm giác no sớm do lách to, tăng tiết mồ hôi. Thỉnh thoảng các bệnh nhân được phát hiện tình cờ dựa trên số lượng bạch cầu tăng.
Viêm cầu thận tiến triển nhanh: nguyên lý nội khoa
Điều trị chuẩn ban đầu cho viêm cầu thận tiến triển nhanh liên quan đến kháng thể kháng bạch cầu đa nhân gồm Methylprednisolon và Cyclophosphamid.
Rối loạn chức năng hô hấp: nguyên lý nội khoa
Tốc độ thể tích và lưu lượng phổi được so sánh với giá trị bình thường của quần thể đánh giá theo tuổi, cân nặng, giới, và chủng tộc.
Xuất huyết tiêu hóa dưới: nguyên lý nội khoa
Chảy máu không kiểm soát hoặc kéo dài, tái xuất huyết nặng, dò động mạch chủ ruột, Trường hợp chảy máu tĩnh mạch thực quản khó điều trị, cân nhắc đặt sonde cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh.
Nhiễm toan chuyển hóa: nguyên lý nội khoa
Tiêu chảy là nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng những bất thường từ đường tiêu hóa khác cũng tham gia với mất dịch chứa nhiều carbonhydrat có thể dẫn tới mất nhiều chất kiềm.
Đột quỵ: nguyên lý nội khoa
Hầu hết đột quỵ do thiếu máu do tắc nghẽn huyết khối các mạch máu não lớn; huyết khối có thể có nguồn gốc từ tim, cung động mạch chủ hoặc những sang thương động mạch khác.
Một số vấn đề về độ cao
Đầy hơi, bụng trướng,trung tiên nhiều có thể do giảm áp xuất khí quyển. Tiêu chảy không liên quan đến độ cao nhưng có thể do vi khuẩn kí sinh trùng, một vấn đề phổ biến.
Tiếp cận bệnh nhân suy đa phủ tạng: nguyên lý nội khoa
Suy đa phủ tạng là một hội chứng được định nghĩa bởi có đồng thời sự giảm chức năng hoặc suy hai hay nhiều cơ quan ở những bệnh nhân có bệnh nặng.
Hạ và tăng magie máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Giảm Mg huyết thường do những rối loạn ở thận hoặc phân phối Mg ở ruột và được phân loại như nguyên phát hoặc thứ phát.
Viêm túi mật mãn: nguyên lý nội khoa
Có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, có thể tiến triển thành bệnh túi mật hoặc viêm túi mật cấp, hoặc xuất hiện biến chứng.
Nuốt nghẹn: nguyên lý nội khoa
Xem xét điều trị thử thuốc chống trào ngược, nếu không đáp ứng, theo dõi pH thực quản lưu động 24 giờ, nếu âm tính, đo áp lực thực quản có thể biết được rối loạn vận động.
Bệnh mạch thận: nguyên lý nội khoa
Thiếu máu cục bộ thận do bất kỳ nguyên nhân nào có thể gây nên tăng huyết áp qua trung gian renin. Ngoài tắc cấp động mạch thận do thuyên tắc và vữa xơ mạch thận.
Các bệnh rối loạn quanh khớp
Kết quả của sự bất động khớp vai kéo dài, Vai đau và nhạy cảm khi sờ nắn, cả vận động chủ động và thụ động đều bị hạn chế.