- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Rối loạn thính giác: nguyên lý nội khoa
Rối loạn thính giác: nguyên lý nội khoa
Chấn thương ở trước đầu, tiếp xúc với các thuốc gây độc ốc tai, tiếp xúc với tiếng ồn nghề nghiệp hoặc giải trí, hoặc tiền sử gia đình có giảm thính lực cũng quan trọng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gần 10% dân số trưởng thành bị mất thính lực; hơn 1/3 số người trên 65 tuổi bị mất thính lực cần phải đeo máy trợ thính. Nghe kém có thể do các bệnh lí ở vành tai, ống tai ngoài, tai giữa, tai trong, hoặc con đường thính giác trung tâm. Nói chung, những tổn thương ở vành tai, ống tai ngoài, hoặc tai giữa gây điếc dẫn truyền, trong khi các tổn thương ở tai trong hoặc dây thần kinh số 8 gây điếc tiếp nhận.
Tiếp cận bệnh nhân giảm thính lực
Mục đích là để xác định (1) bản chất của giảm thính lực( do tiếp nhận, do dẫn truyền hay hỗn hợp), (2) mức độ nặng của giảm thính lực, (3) giải phẫu vị trí tổn thương và (4) nguyên nhân. Xác định thời điểm khởi đầu (đột ngột hay từ từ), tiến triển (nhanh hay chậm), và các triệu chứng xuất hiện đơn lẻ hay xuất hiện cùng nhau. Hỏi về ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, viêm tai mạn tính, chảy nước tai, đau đầu ,và các triệu chứng của thần kinh mặt và các thần kinh sọ khác. Chấn thương ở trước đầu, tiếp xúc với các thuốc gây độc ốc tai, tiếp xúc với tiếng ồn nghề nghiệp hoặc giải trí, hoặc tiền sử gia đình có giảm thính lực cũng quan trọng.
Khám lâm sàng nên khám vành tai, ống tai ngoài, và màng nhĩ. Ống tai ngoài ở người già thường khô và mỏng; nó dễ dàng hơn để làm sạch ráy tai bằng máy hút ráy tai và móc lấy ráy tai, và để tránh bị ướt. Kiểm tra mũi, hầu - mũi, thần kinh sọ não, và đường hô hấp trên. Khi chảy dịch giống như huyết thanh một bên nên nội soi hầu - mũi bằng cáp quang để loại trừ ung thư.
Các phương pháp của Weber & Rinne giúp phân biệt điếc tiếp nhận với điếc dẫn truyền. Test Rinne: để hai nhánh của âm thoa rung (512 Hz) trước loa tai (dẫn truyền không khí), và sau đó đặt cán âm thoa vào mỏm chũm (dẫn truyền qua xương). Bình thường, và trong điếc tiếp nhận, nghe thấy ở đường khí to hơn đường qua xương; tuy nhiên, trong điếc dẫn truyền, nghe ở đường qua xương to hơn. Test Weber : thân của âm thoa rung được đặt ở giữa trán.
Trong điếc dẫn truyền một bên, âm điệu được cảm nhận ở tai bị điếc; trong điếc tiếp nhận một bên, âm điệu được cảm nhận ở tai bình thường.
Đánh giá cận lâm sàng
Đo thính lực đơn âm đánh giá sự nghe rõ các âm đơn. Nhận dạng lời nói yêu cầu phải dẫn truyền thần kinh đồng bộ hơn cần thiết cho đánh giá đúng các âm đơn; đánh giá nghe rõ bằng đo thính lực lời nói.
Đo màng nhĩ đo lường trở kháng tai giữa với âm thanh; hữu ích cho chẩn đoán viêm tai giữa thanh dịch. Đo sóng âm của tai trong (OAE), được đo bằng cách lắp microphones vào ống tai ngoài, cho thấy rằng các tế bào lông bên ngoài của cơ quan Corti còn nguyên vẹn; thuận lợi cho đánh giá ngưỡng nghe và phân biệt điếc tiếp nhận. Phép đo điện thế ốc tai đánh giá sớm nhất điện thế gợi sinh ra trong ốc tai và thần kinh thính giác; có ích trong chẩn đoán bệnh Ménière’s. Điện thế gợi thính giác thân não (BAER) xác định vị trí của điếc tiếp nhận.
Nghiên cứu hình ảnh CT xương thái dương với độ dày lát cắt là 0.3-0.6 mm có thể xác định đường kính của ống tai ngoài, tính toàn vẹn của hệ thống xương con, hình ảnh bệnh lí của tai giữa hoặc mỏm chũm, các dị tật tai trong, và sự mòn xương (viêm tai giữa mạn tính và cholesteatoma). MRI vượt trội hơn CT trong các hình ảnh các cấu trúc sau ốc tai bao gồm góc cầu tiểu não (u bao thần kinh tiền đình) và thân não.
Hình. Sơ đồ tiếp cận bệnh nhân mất thính lực. AOM, viêm tai giữa cấp tính; HL, điếc; SNHL, điếc tiếp nhận; SOM, viêm tai giữa thanh dịch; TM, màng nhĩ; *, CT scan xương thái dương; †, MRI scan.
Nguyên nhân gây điếc
Điếc dẫn truyền
Có thể do tắc nghẽn ống tai ngoài bởi ráy tai, mảnh vụn, và các dị vật; dày niêm mạc của ống; hẹp ống tai ngoài; u của ống tai; thủng màng nhĩ; sự gián đoạn của chuỗi xương con, cũng gặp ở hoại tử xương đe trong chấn thương hoặc nhiễm trùng kéo dài; xơ cứng tai; và có dịch, sẹo, hoặc u ở tai giữa. Nghe kém kèm theo chảy nước tai có thể do viêm tai giữa hoặc cholesteatoma.
Cholesteatoma, tức là, biểu mô vảy lát tầng ở tai giữa hoặc xương chũm, là lành tính, tổn thương phát triển chậm làm phá hủy xương và mô bình thường của tai. Khi tai chảy dịch kéo dài mà không đáp ứng với điều trị kháng sinh thích hợp gợi ý bệnh cholesteatoma; cần phải phẫu thuật.
Điếc dẫn truyền mà ống tai bình thường và màng nhĩ còn nguyên vẹn gợi ý bệnh lý của chuỗi xương con. Cố định xương bàn đạp trong xơ cứng tai là một nguyên nhân phổ biến gây điếc dẫn truyền tần số thấp; khởi phát giữa tuổi thiếu niên đến tuổi bốn mươi. Ở phụ nữ, mất thính lực thường đáng chú ý đầu tiên trong quá trình mang thai. Máy trợ thính hoặc phẫu thuật cắt bỏ xương bàn đạp có thể phục hồi chức năng thính giác.
Rối loạn chức năng ống Eustachi là phổ biến và có thể dẫn đến viêm tai giữa cấp tính (AOM) hoặc viêm tai giữa xuất tiết (SOM). Chấn thương, AOM, hoặc viêm tai giữa mãn tính là những nguyên nhân thường gặp gây thủng màng nhĩ. Trong khi các lỗ thủng nhỏ thường lành một cách tự nhiên, lỗ thủng lớn hơn thường phải phẫu thuật tạo hình màng nhĩ (> 90% hiệu quả). Nội soi tai thường là đủ để chẩn đoán AOM, SOM, viêm tai giữa mạn tính, nút ráy tai, thủng màng nhĩ, và rối loạn chức năng ống eustachi.
Điếc tiếp nhận
Nguyên nhân phá hủy các tế bào lông của cơ quan Corti có thể do tiếng ồn cường độ cao, nhiễm virus, các thuốc độc cho tai (VD, salicylates, quinine và các thuốc tương tự, kháng sinh aminoglycoside, thuốc lợi tiểu như furosemide và ethacrynic acid, và các thuốc hóa trị liệu như cisplatin), gãy xương thái dương, viêm màng não, xơ cứng ốc tai, bệnh Ménière’s, và lão hóa. Các dị tật bẩm sinh của tai trong có thể gây điếc ở một số người trưởng thành. Khuynh hướng di truyền độc lập hoặc phối hợp với yếu tố môi trường cũng có thể gây ảnh hưởng.
Giảm thính lực tuổi già là nguyên nhân hay gặp nhất gây điếc tiếp nhận ở người lớn. Ở giai đoạn đầu, điếc tần số cao ở cả hai bên là điển hình; khi tiến triển, điếc liên quan đến mọi tần số. Rõ ràng suy giảm thính lực có liên quan tới mất thính lực. Máy trợ thính giúp phục hồi chức năng nghe nhưng hạn chế; cấy ốc tai điện tử là phương pháp điều trị được lựa chọn cho những bệnh nhân nặng.
Bệnh Meniere được đặc trưng bởi chóng mặt từng cơn, mất thính lực dao động, ù tai, và đầy tai. Nguyên nhân là do sự gia tăng áp lực nội dịch do rối loạn chức năng túi nội dịch. Thường điếc tiếp nhận tần số thấp, một bên. Phải chụp MRI để loại trừ bệnh lý sau ốc tai như khối u góc cầu tiểu não hoặc rối loạn mất myelin. Liệu pháp điều trị hướng đến kiểm soát chóng mặt; chế độ ăn ít muối (2g/ngày), thuốc lợi tiểu, một đợt ngắn điều trị glucocorticoid, và tiêm gentamicin trong hòm nhĩ có thể có tác dụng. Đối với trường hợp không đáp ứng, làm giảm áp lực trong túi nội dịch, cắt mê đạo tai, và phá hủy phần dây thần kinh tiền đình gây chóng mặt quay cuồng. Không có điều trị hiệu quả với điếc, ù tai, hay đầy tai.
U bao thần kinh tiền đình xuất hiện các triệu chứng giảm thính lực không đối xứng, ù tai, mất thăng bằng (ít khi chóng mặt); bệnh thần kinh sọ não (dây thần kinh mặt hoặc thần kinh sinh ba) có thể đi kèm với khối u lớn.
Điếc tiếp nhận cũng có thể do bất kỳ bệnh lý ung thư, tim mạch, mất myelin, nhiễm khuẩn (bao gồm HIV), hoặc bệnh lý thoái hóa hoặc chấn thương gây ảnh hưởng con đường thính giác trung tâm.
Ù tai
Được định nghĩa là nghe thấy âm thanh trong khi thực tế không có âm thanh trong môi trường. Có thể có tiếng ù, ầm ầm, hoặc âm hưởng tiếng chuông và có thể theo mạch đập (đồng bộ với nhịp tim). Ù tai thường đi kèm với điếc dẫn truyền hoặc điếc tiếp nhận và có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh nghiêm trọng như u bao thần kinh tiền đình. Ù tai theo mạch đập cần phải đánh giá hệ thống mạch máu ở đầu để loại trừ khối u mạch máu như các khối u cuộn cảnh vùng cổ, phình mạch, thông động tĩnh mạch, và tổn thương hẹp động mạch; nó cũng có thể xuất hiện trong viêm tai giữa thanh dịch.
Điều trị điếc
Máy trợ thính được cải thiện để có độ chính xác cao hơn và được thu nhỏ để có thể đặt được hoàn toàn trong ống tai, làm giảm sự kỳ thị của người khác đối với người dùng máy trợ thính.
Máy trợ thính kỹ thuật số có thể được lập trình riêng, microphone đa cấu trúc và định hướng ở tai có thể giúp ích trong môi trường ồn ào.
Nếu máy trợ thính giúp phục hồi chức năng nghe đầy đủ, cấy ghép ốc tai có thể có hiệu quả.
Điều trị ù tai còn vấn đề tranh cãi. Giảm ù tai có thể thực hiện bằng cách nghe nhạc. Máy trợ thính cũng hữu ích trong giảm ù tai, như là maskers ù tai, thiết bị này phát âm thanh vào tai bị ảnh hưởng làm dễ chịu hơn so với chứng ù tai. Thuốc chống trầm cảm cũng có một số lợi ích.
Những bệnh nhân khó nghe thường được giảm tiếng ồn không cần thiết để nâng cao tỷ lệ tín hiệu-nhiễu. Hiểu lời nói qua mấp máy môi; khuôn mặt của người nói nên được chiếu sáng tốt và dễ dàng nhìn thấy.
Phòng bệnh
Điếc dẫn truyền có thể được ngăn ngừa bằng cách điều trị kháng sinh kịp thời khi bị viêm tai giữa cấp tính và thông hơi ở tai giữa với ống tympanostomy trong chảy dịch tai giữa kéo dài ≥ 12 tuần. Mất chức năng tiền đình và điếc do dùng kháng sinh aminoglycoside phần lớn có thể được ngăn ngừa bằng cách giám sát nồng độ đỉnh trong huyết thanh và nồng độ tối thiểu. 10 triệu người Mỹ bị mất thính lực do tiếng ồn, và 20 triệu người tiếp xúc với tiếng ồn độc hại trong môi trường làm việc của họ. Mất thính lực do tiếng ồn có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc bằng cách sử dụng thường xuyên nút tai hoặc bịt tai ướt để làm giảm bớt âm thanh quá cao.
Bài viết cùng chuyên mục
Xơ cứng toàn thân (SSC): nguyên lý chẩn đoán điều trị
Xơ cứng toàn thân là một rối loạn đa cơ quan đặc trưng bởi dày da và đặc biệt có sự tham gia của nhiều cơ quan nội tạng.
Sốc: nguyên lý nội khoa
Tiền căn các bệnh lý nền, gồm bệnh tim, bệnh mạc vành, suy tim, bệnh màng tim, Sốt gần đây hay viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng huyết, tác dụng phụ của thuốc.
Giãn phế quản: nguyên lý nội khoa
Chẩn đoán giãn phế quản phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng, khi có các đấu hiệu Xquang phù hợp, ví dụ như hình ảnh đường ray, dấu hiệu vòng nhẫn.
Ngưng thở khi ngủ: nguyên lý nội khoa
Ngưng thở khi ngủ trung ương đặc trưng bởi tình trạng ngưng thở khi ngủ do mất đi sự gắng sức thở. Ngưng thở khi ngủ trung ương hay gặp ở bệnh nhân suy tim đột quỵ.
Áp xe và u máu ngoài màng tủy
Chọc dò tuỷ sống được chỉ định nếu bệnh lý não hoặc các dấu hiệu lâm sàng khác tăng nghi ngờ viêm màng não, chiếm nhỏ hơn 25 phần trăm trường hợp.
Rối loạn thất điều: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Tăng nồng độ kháng thể kháng acid glutamic decarboxylase trong huyết thanh có liên hệ với hội chứng thất điều tiến triển mà ảnh hưởng đến lời nói và dáng điệu.
Xơ gan mật tiên phát: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Hội chứng Sjogren, bệnh mạch collagen, viêm tuyến giáp, viêm cầu thận, thiếu máu ác tính, toan hóa ống thận.
Sốt: nguyên lý nội khoa
Điểm định nhiệt vùng dưới đồi tăng, gây co mạch ngoại biên, Bệnh nhân cảm thấy lạnh do máu chuyển về cơ quan nội tạng. Cơ chế của sinh nhiệt giúp tăng nhiệt độ cơ thể.
Bệnh Alzheimer: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh Alzheimer không thể chữa, và thuốc không có hiệu quả cao, chủ yếu là sử dụng thận trọng thuốc ức chế cholinesterase, quản lý triệu chứng của vấn đề hành vi.
Ghép thận: nguyên lý nội khoa
Tạng ghép của người sống cho kết quả tốt nhất, phần vì tối ưu hóa sự liên kết các mô và phần vì thời gian đợi chờ có thể giảm đến mức tối thiểu.
Tăng natri máu: nguyên lý nội khoa
Ở bệnh nhân có tăng Natri máu do thận mất H2O, rất quantrọng trong xác định số lượng nước mất đang diễn ra hằng ngày ngoài việc tính toán lượng H2O thâm hụt.
Sụt cân: nguyên lý nội khoa
Hỏi bệnh sử có các triệu chứng đường tiêu hoá, gồm khó ăn, loạn vị giác, khó nuốt, chán ăn, buồn nôn, và thay đổi thói quen đi cầu. Hỏi lại tiền sử đi du lịch, hút thuốc lá, uống rượu.
Tăng huyết áp: nguyên lý nội khoa
Ở những bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu có hiệu áp cao, nên nghĩ đến ngộ độc giáp tố, hở van động mạch chủ, và dò động tĩnh mạch hệ thống.
Các bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát
Hậu quả của suy giảm miễn dịch nguyên phát thay đổi rất rộng như sự khiếm khuyết chức năng của các phân tử và bao gồm tổn thương bị nhiễm trùng.
X quang ngực: nguyên lý nội khoa
Được sử dụng kết hợp với thăm khám lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán suy tim sung huyết. X quang hỗ trợ chẩn đoán suy tim bao gồm tim to, tăng tưới máu vùng đỉnh phổi.
Các bệnh phổi kẽ riêng biệt
Viêm phổi kẽ không điển hình về khía cạnh mô bệnh có thể thấy hình ảnh của bệnh về mô liên kết, liên quan tới dùng thuốc và viêm phổi ái toan.
Yếu và liệt: nguyên lý nội khoa
Khi khai thác bệnh sử nên chú trọng vào tốc độ tiến triển của tình trạng yếu, triệu chứng về cảm giác hay các triệu chứng thần kinh khác, tiền sử dùng thuốc, các bệnh lí làm dễ và tiền sử gia đình.
Rắn độc cắn: nguyên lý nội khoa
Nọc độc rắn là một hợp chất hỗn hợp phức tạp của nhiều men và các chất khác tác dụng tăng tính thấm thành mạch, gây hoại tử mô, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Phương tiện hình ảnh học thần kinh
Xuất hiện nhiều kĩ thuật can thiệp hình ảnh học thần kinh bao gồm tắc mạch, coiling, và đặt stent mạch máu cũng như can thiệp cột sống như chụp đĩa gian đốt sống.
Chèn ép tủy sống ở bệnh nhân ung thư
U tủy sống nguyên phát hiếm gặp, và chèn ép tủy là triệu chứng thường gặp do di căn ngoài màng cứng từ khối u liên quan thân đốt sống, đặc biệt là tiền liệt tuyến, phổi, vú.
Tiếp cận bệnh nhân chèn ép tủy sống
Trên những bệnh nhân có triệu chứng tuỷ sống, bước đầu tiên là loại trừ chèn ép do khối u có thể điều trị được. Bệnh lý chèn ép thường có các dấu hiệu cảnh báo.
Hội chứng thần kinh cận ung thư: nguyên lý nội khoa
Khi phát hiện hội chứng cận ung thư, nên tiến hành tìm ung thư sớm, vì điều trị ở giai đoạn sớm có thể cải thiện các rối loạn thần kinh do ung thư; rất nhiều các rối loạn này cũng gặp ở người không mắc ung thư.
Tràn khí màng phổi: nguyên lý nội khoa
Tràn khí màng phổi do chấn thương, là hậu quả của chấn thương lồng ngực dạng xuyên thấu hoặc không, thường có chỉ định mở màng phổi dẫn lưu.
Đánh giá ban đầu và bệnh nhân nhập viện
Bệnh nhân điều trị nội trú thường chỉ chú trọng vào chẩn đoán và điều trị những vấn đề nội khoa cấp tính. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân có nhiều vấn đề ảnh hưởng trên nhiều cơ quan.
Ung thư cổ tử cung: nguyên lý nội khoa
Phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc khi họ bắt đầu quan hệ tình dục hoặc ở độ tuổi 20. Sau hai lần liên tiếp xét nghiệm Pap smears âm tính trong một năm, xét nghiệm nên được làm lại mỗi 3 năm.