Ung thư bàng quang: nguyên lý nội khoa

2018-03-01 10:10 AM
Bệnh nhân ở giai đoạn đầu được điều trị bằng nội, các khối u trên bề mặt có thể loại bỏ qua nội soi, khối cơ xâm lấn cần được cắt rộng hơn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dịch tễ học ung thư bàng quang

Tỷ lệ hàng năm ở Mỹ mắc phải khoảng 73,510 trường hợp có 14,880 tử vong. Độ tuổi trung bình là 65 tuổi. Số người hút thuốc chiếm 50% nguy cơ. Sự phơi nhiễm hydrocarbon thơm đa vòng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là sự acetyl hóa chậm. Tăng nguy cơ mắc bệnh đối với những người quét dọn ống khói, làm khô và những người liên quan đến sản xuất aluminum. Phơi nhiễm cyclophosphamide mạn tính làm tăng nguy cơ gấp 9 lần. Nhiễm kí sinh trùng Schistosoma haematobium cũng có nguy cơ cao mắc bệnh, đặc biệt là ung thư tế bào vảy.

Nguyên nhân ung thư bàng quang

Các biến đổi liên quan đến lến NST 9q có khả năng xảy ra sớm. Mất các gen 17p (p53), 18q (DCC locus), 13q (RB), 3p, và 5q đều có đặc điểm của tổn thương xâm lấn. Quá mức thụ thể của yếu tố tăng trưởng thượng bì và thụ thể HER2/neu thường hay gặp nhất.

Bệnh học ung thư bàng quang

Trên 90% các khối u có nguồn gốc từ tế bào biểu mô chuyển tiếp; 3% là tế bào vảy, 2% là ung thư biểu mô tuyến, và < 1% là các khối u thần kinh nội tiết tế bào nhỏ. Vùng ảnh hưỏng được thấy ở tất cả các vị trí có các tế bào biểu mô chuyển tiếp, bao gồm đài bể thận, niệu quản, bàng quang, và hai phần 3 đoạn gần niệu đạo; 90% các khối u ở bàng quàng, 8% ở đài bể thận, và 2% ở niệu quản hoặc niệu đạo. Độ mô học ảnh hưởng tới khả năng sống. Tỉ lệ tái phát phụ thuộc vào kích thước, số lượng, và hình thù phát triển của khối u nguyên phát.

Biểu hiện lâm sàng ung thư bàng quang

Đái máu là dấu hiệu đầu tiền gặp trong 80-90% các trường hợp; tuy nhiên, viêm bàng quang là một nguyên nhân (22% bệnh nhân có đái máu) gây ra đái máu hay gặp hơn là ung thư bàng quang (15%). Bệnh nhân ở giai đoạn đầu được điều trị bằng nội. Các khối u trên bề mặt có thể loại bỏ qua nội soi; khối cơ xâm lấn cần được cắt rộng hơn.

Điều trị ung thư bàng quang

Điều trị dựa trên mức độ của bệnh: trên bề mặt, xâm lấn, hoặc di căn. Tỷ lệ biểu hiện là 75% trên bề mặt, 20% xâm lấn, và 5% di căn. Tổn thương trên bề mặt được cắt bỏ qua nội soi. Mặc dù cắt bỏ hoàn toàn có thể chiếm 80%, nhưng 30-80% các trường hợp tái phát; mức độ và giai đoạn tiến triển xảy ra trong 30% trường hợp. Bơm thuốc rửa bàng quang bacille Calmette-Guérin (BCG) làm giảm nguy cơ tái phát khoảng 40-45%. Sự tái phát nên được theo dõi sau mỗi 3 tháng.

Tiêu chuẩn điều trị bệnh xâm lấn cơ là cắt triệt để bàng quang. Bệnh nhân sống được 5 năm chiếm 70% các trường hợp mà không có sự xâm lấn các mô mỡ xung hoặc hạch lympho xung quanh bàng quang, 50% có xâm lấn các mô mỡ nhưng không xâm lấn các hạch lympho, 35% có xâm lấn 1 hạch và 10% có xâm lấn 6 hạch hoặc nhiều hơn. Những bệnh nhân không phẫu thuật triệt để có thể có 30-35% sống 5 năm bằng liệu pháp bức xạ bên ngoài với tổng liều xạ trị từ 5000 đến 7000-cGy. Tỉ lệ giữ bàng quang có thể trên 45% số bệnh nhân với 2 chu kì hóa trị bằng (methotrexate, 30 mg/m2 ngày 1 và 8, vinblastine, 4 mg/m2 ngày 1 và 8, cisplatin, 100 mg/m2 ngày 2, q21d) sau đó tiến xạ trị với liều 4000-cGy đồng thời sử dụng cisplatin.

Bệnh di căn được điều trị kết hợp với hóa trị. Phác đồ được sử dụng bao gồm CMV (xem ở trên), M-VAC (methotrexate, 30 mg/m2 ngày 1, 15, 22; vinblastine, 3 mg/m2 ngày 2, 15, 22; doxorubicin, 30 mg/m2 ngày 2; cisplatin, 70 mg/m2 ngày 2; q28d) hoặc cisplatin (70 mg/m2 ngày 2) cộng với gemcitabine (1000 mg/m2 ngày 1, 8, 15 của chu kì 28 ngày) hoặc carboplatin cộng với paclitaxel. Khoảng 70% bệnh nhân đáp ứng với điều trị, và 20% có đáp ứng hoàn toàn; 10-15% có chu kì bệnh kéo dài - sống tự do.

Bài viết cùng chuyên mục

Rối loạn nhịp chậm: nguyên lý nội khoa

Loại trừ hoặc chữa trị các nguyên nhân ngoại sinh như thuốc hoặc suy giáp. Mặt khác triệu chứng chậm nhịp đáp ứng với đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Bệnh hạch bạch huyết: nguyên lý nội khoa

Khi một tế bào T tiếp xúc với một kháng nguyên mà nó nhận ra, nó sẽ tăng sinh và đến mạch bạch huyết đi. Mạch bạch huyết đi chứa đầy các kháng nguyên và tế bào T đặc hiệu.

Tình trạng tăng thẩm thấu tăng đường huyết: nguyên lý nội khoa

Thiếu insulin tương đối và không đủ lượng dịch nhập là nguyên nhân chính của HHS. Tăng đường huyết gây lợi niệu thẩm thấu dẫn đến giảm thể tích nội mạch tuyệt đối.

Suy hô hấp: nguyên lý nội khoa

Suy hô hấp tăng cacbondioxit do giảm thông khí phút và/hoặc tăng khoảng chết sinh lý. Trình trạng chung liên quan với suy hô hấp tăng cacbondioxit gồm bệnh lý thần kinh cơ.

Ghép thận: nguyên lý nội khoa

Tạng ghép của người sống cho kết quả tốt nhất, phần vì tối ưu hóa sự liên kết các mô và phần vì thời gian đợi chờ có thể giảm đến mức tối thiểu.

Trụy tim mạch và đột tử: nguyên lý nội khoa

Những nguyên nhân gây rối loạn nhịp có thể được thúc đẩy bởi các rối loạn điện giải, hạ oxy máu, toan hóa hoặc cường giao cảm nhiều, cũng như có thể xảy ra trong tổn thương CNS.

Tiếp cận bệnh nhân đau: nguyên lý nội khoa

Đau xuất chiếu là do sự hội tụ của các điểm nhận cảm đau từ và tạng trên một dây thần kinh nhất định được truyền đến não. Bởi vì các sự hội tụ này, đầu vào từ những cấu trúc sâu hoặc từ các vùng của da.

Điều trị đau: nguyên lý nội khoa

Thuốc giảm đau có chất gây nghiện dùng đường uống hoặc đường tiêm có thể dùng trong nhiều trường hợp đau nặng. Đây là những thuốc hiệu quả nhất.

Khối u hệ thần kinh: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Các triệu chứng khu trú gồm liệt nửa người, mất ngôn ngữ, hay giảm thị trường là điển hình của bán cấp và tiến triển.

Viêm gan virut cấp

Viêm gan virut cấp tính là một nhiễm trùng toàn thân chủ yếu ảnh hưởng đến gan. Biểu hiện lâm sàng là mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, sốt nhẻ, tiếp theo là nước tiểu đậm màu, vàng da, gan to mềm.

Huyết khối tăng đông

Trong bệnh viện thường bắt đầu điều trị chống đông bằng heparin trong 4 đến 10 ngày, duy trì tiếp warfarin sau khi dùng đồng thời 3 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào bệnh nền.

Loãng xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương được liệt kê trong bảng, và các bệnh liên quan với chứng loãng xương được liệt kê trong bảng.

Tiếp cận bệnh nhân suy đa phủ tạng: nguyên lý nội khoa

Suy đa phủ tạng là một hội chứng được định nghĩa bởi có đồng thời sự giảm chức năng hoặc suy hai hay nhiều cơ quan ở những bệnh nhân có bệnh nặng.

Chèn ép tủy sống do u tân sinh

Triệu chứng thường gặp nhất là căng đau lưng khu trú, kèm các triệu chứng về tổn thương thần kinh sau đó. MRI cấp cứu được chỉ định khi nghi ngờ chẩn đoán.

Tăng calci máu ở bệnh nhân ung thư

Giảm albumin máu liên quan đến bệnh lý ác tính có thể làm triệu chứng nặng hơn tùy theo nồng độ canxi huyết thanh vì càng nhiều canxi sẽ làm tăng lượng canxi tự do hơn lượng gắn kết với protein.

Phình động mạch chủ: nguyên lý nội khoa

Có thể thầm lặng về mặt lâm sàng, nhưng phình động mạch chủ ngực, có thể gây ra cơn đau sâu, lan tỏa, khó nuốt, khàn tiếng, ho ra máu, ho khan.

Tràn khí màng phổi: nguyên lý nội khoa

Tràn khí màng phổi do chấn thương, là hậu quả của chấn thương lồng ngực dạng xuyên thấu hoặc không, thường có chỉ định mở màng phổi dẫn lưu.

Dùng Glucocorticoids trên lâm sàng

Những tác dụng phụ có thể được giảm thiểu bằng cách lựa chọn cẩn thận steroid, liều tối thiểu, và điều trị cách ngày hoặc gián đoạn.

Suy giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Ở những vùng đủ iốt, bệnh tự miễn và nguyên nhân do thầy thuốc là những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp.

Hội chứng rối loạn tăng sinh tủy: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân được kiểm soát hiệu quả bằng trích máu tĩnh mạch. Một số bệnh nhân cần cắt lách để kiểm soát triệu chứng và một số bệnh nhân ngứa nặng được điều trị hiệu quả bằng psoralens và tia UV.

Mụn trứng cá: nguyên lý nội khoa

Rối loạn thường tự giới hạn ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi. Mụn trứng cá, các nang nhỏ được hình thành trong nang tóc là dấu hiệu lâm sàng.

Ung thư phổi: nguyên lý nội khoa

Khối u trung tâm nội phế quản gây ho, ho ra máu, khò khè, khó thở, viêm phổ. Tổn thương ngoại biên gây đau, ho, khó thở, triệu chứng của áp xe phổi bắt nguồn từ khối chiếm chỗ.

Phòng ngừa đột quỵ nguyên phát và thứ phát

Yếu tố nguy cơ huyết khối tại tim là rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, và bệnh cơ tim. Tăng huyết áp và đái tháo đường cũng là yếu tố nguy cơ đặc biệt.

Đánh trống ngực: nguyên lý nội khoa

Ở bệnh nhân có nhịp ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất mà không có bệnh lý ở cấu trúc tim, chiến lược điều trị gồm giảm uống rượu và caffein, reassurance, và cân nhắc sử dụng chẹn beta.

Biến chứng hội chứng ly giải u khi điều trị ung thư

Khi khối u phát triển nhanh được điều trị với phác đồ hóa trị hiệu quả, các tế nào u sắp chết có thể giải phóng lượng lớn các sản phẩm phân hủy của acid nucleic.