- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Sốt: nguyên lý nội khoa
Sốt: nguyên lý nội khoa
Điểm định nhiệt vùng dưới đồi tăng, gây co mạch ngoại biên, Bệnh nhân cảm thấy lạnh do máu chuyển về cơ quan nội tạng. Cơ chế của sinh nhiệt giúp tăng nhiệt độ cơ thể.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân nhiệt: Trung tâm điều hoà thân nhiệt vùng dưới đồi giữ cân bằng quá trình sinh nhiệt từ các hoạt động chuyển hoá của gan và cơ và quá trình thải nhiệt từ da và phổi để duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể là 36.8° ± 0.4°C (98.2° ± 0.7°F), dao động theo nhịp ngày đêm (thấp hơn vào ban ngày, cao hơn vào buổi đêm).
Sốt: tăng thân nhiệt (>37.2°C/98.9°F vào buổi sáng và > 37.7°C/99.9°F vào buổi tối) cùng với tăng điểm định nhiệt vùng dưới đồi.
Sốt không rõ nguyên nhân (FUO): nhiệt độ cơ thể > 38.3°C (>101°F) nhiều lần qua một thời gian xác định, qua thăm khám chưa phát hiện được nguyên nhân. FUO được chia thành nhiều loại:
FUO cổ điển: sốt kéo dài >3 tuần mà điều trị ngoại trú 3 lần, điều trị nội viện 3 ngày, hoặc khám ngoại trú đầy đủ 1 tuần mà không giải thích được nguyên nhân
FUO do nhiễm trùng bệnh viện: ít nhất 3 ngày thăm khám và 2 ngày cấy các dịch cơ thể mà không giải thích được nguyên nhân gây sốt ở bệnh nhân không có dấu hiệu nhiễm trùng tại thời điểm nhập viện.
FUO ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính: ít nhất 3 ngày thăm khám và 2 ngày cấy các dịch cơ thể mà không giải thích được nguyên nhân gây sốt ở bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính < 500/μL hoặc sẽ giảm xuống mức đó trong vòng 1-2 ngày.
FUO liên quan HIV: sốt ở BN nhiễm HIV, kéo dài >4 tuần ở bệnh nhân ngoại trú hoặc >3 ngày ở bệnh nhân điều tị nội trú, khi đã thăm khám đúng cách (gồm 2 ngày cấy các dịch cơ thể) mà không tìm được nguyên nhân.
Sốt cao nguy hiểm: nhiệt độ > 41.5°C (>106.7°F) xảy ra khi nhiễm trùng nặng nhưng thường gặp hơn là do xuất huyết hệ thần kinh trung ương.
Tăng thân nhiệt: tăng thân nhiệt không kiểm soát, vượt quá khả năng thải nhiệt của cơ thể mà không có sự thay đổi điểm định nhiệt vùng dưới đồi. Nguyên nhân tăng thân nhiệt không phải do chất gây sốt.
Chất gây sốt: bất cứ chất nào có thể gây sốt, gồm chất gây sốt ngoại sinh (vd, độc tố vi khuẩn, lipopolysaccharide, siêu kháng nguyên) và các cytokine gây sốt (vd, IL-1, IL-6, TNF).
Sinh bệnh học
Điểm định nhiệt vùng dưới đồi tăng, gây co mạch ngoại biên (giữ nhiệt). Bệnh nhân cảm thấy lạnh do máu chuyển về cơ quan nội tạng. Cơ chế của sinh nhiệt (vd, rùng mình, tăng sinh nhiệt ở gan) giúp tăng nhiệt độ cơ thể đến điểm định nhiệt mới. Tăng prostaglandin E2 ở ngoại biên gây đau cơ và đau khớp không đặc hiệu, thường đi kèm với sốt. Khi điểm định nhiệt giảm xuống lại nhờ điều trị hạ sốt, quá trình thải nhiệt (vd, giãn mạch ngoại biên và đổ mồ hôi) bắt đầu.
Nguyên nhân
Hầu hết sốt liên quan đến các nhiễm trùng tự giới hạn (thường do virus) và dễ xác định được nguyên nhân.
Tiếp cận bệnh nhân sốt
Bệnh sử
Bệnh sử chi tiết rất cần thiết, chú ý đặc biệt đến trình tự triệu chứng theo thời gian (vd, khi phát ban: vị trí khởi phát, hướng lan và tốc độ lan; xem dưới đây) và mối liên quan giữa các triệu chứng với thuốc, tiếp xúc vật nuôi, người bệnh, bạn tình, đi du lịch, chấn thương, và các bộ phận giả lắp ráp trên cơ thể.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng toàn diện. Lấy nhiệt độ ở nơi phù hợp. Chú ý mạch nhiệt phân ly (mạch chậm tương ứng), nếu có (ví dụ, sốt thương hàn, bệnh do Brucella, bệnh do Leptospira, sốt vờ). Chú ý kĩ các loại phát ban, xác định chính xác các đặc điểm nổi bật của nó.
1. Loại tổn thương (vd, dát, sẩn, nốt, mụn nước, mụn mủ, ban xuất huyết, loét; chi tiết xem Chương 65), hình dạng (vd, hình vòng hoặc hình bia), cách sắp xếp, phân bố (vd, trung tâm hay ngoại biên).
2. Phân loại phát ban
a. Ban dát, sẩn phân bố ở trung tâm (vd, ngoại ban do virus, phát ngoại ban do thuốc).
b. Phát ban ngoại biên (vd, sốt phát ban Rocky Mountain, giang mai thứ phát, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng).
c. Hồng ban hợp bong vảy (vd, hội chứng sốc nhiễm độc).
d. Phát ban dạng mụn nước, bóng nước (vd, thuỷ đậu, nhiễm HSV nguyên phát, viêm da hoại thư).
e. Phát ban dạng mày đay: khi có sốt, thường do viêm mao mạch mày đay do bệnh huyết thanh, bệnh mô liên kết, nhiễm trùng (viêm gan virus B, enterovirus, hoặc nhiễm ký sinh trùng), hoặc bệnh ác tính (đặc biệt là u lympho).
f. Phát ban dạng nốt (vd, nhiễm nấm lan toả, hồng ban nút, hội chứng Sweet).
g. Phát ban xuất huyết (vd, nhiễm trùng huyết do não mô cầu, sốt xuất huyết do virus, nhiễm lậu cầu huyết lan toả).
h. Phát ban dạng loét hoặc vảy (vd, các bệnh nhiễm rickettsia, bệnh tularemia, bệnh than).
Xét nghiệm
Công thức máu, tốc độ máu lắng, và CRP; chỉ định các xét nghiệm khác dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng.
Điều trị sốt
Không chống chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt trong các trường hợp nhiễm trùng hoặc nhiễm virus thường gặp và có thể làm giảm triệu chứng mà không làm chậm quá trình điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc không sử dụng thuốc hạ sốt có thể hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả của kháng sinh hoặc trong chẩn đoán các trường hợp mạch-nhiệt phân ly hoặc sốt hồi quy (vd., nhiễm Plasmodium hoặc các loài Borrelia).
Khuyến cáo điều trị hạ sốt cho bệnh nhân có suy giảm chức năng tim, phổi, hoặc hệ thần kinh trước đó để giảm nhu cầu oxy.
Aspirin, NSAIDs, và glucocorticoids là những thuốc hạ sốt hiệu quả. Acetaminophen được ưa thích hơn vì nó không che lấp tình trạng viêm, không làm suy chức năng tiểu cầu, và không gây ra hội chứng Reye.
Bệnh nhân sốt cao ác tính nên dùng mền lạnh bên cạnh thuốc hạ sốt đường uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Amiodarone: thuốc gây bất thường chức năng tuyến giáp
Amiodarone là thuốc chống loạn nhịp tim type III có một số cấu trúc tương tự với hormon tuyến giáp và có hàm lượng iốt cao.
Globulin miễn dịch đơn dòng và bệnh thận
Chẩn đoán bệnh thận do trụ dựa vào phát hiện thấy chuỗi nhẹ trong huyết thanh và/hoặc nước tiểu, thường bằng điện di protein và immunofixation.
Viêm tụy mãn: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Đau là triệu chứng chủ yếu. Sút cân, đại tiện phân mỡ, và các triệu chứng kém hấp thu khác. Khám thực thể thường thường không có gì nổi bật.
Biến chứng nhồi máu cơ tim ST chênh lên
Vỡ vách liên thất và hở van hai lá cấp do thiếu máu, nhồi máu cơ nhú xảy ra trong tuần đầu tiên sau nhồi máu và có đặc điểm là suy tim sung huyết cấp với âm thổi mới xuất hiện.
Viêm phổi: nguyên lý nội khoa
Trước khi có những biểu hiện lâm sàng, kích thước của vi sinh vật phải lớn hơn khả năng thực bào của đại thực bào và các thành phần khác của hệ miễn dịch.
Nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng
Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến nhiễm trùng huyết tăng theo tuổi và tình trạng bệnh trước đó, với hai phần ba các trường hợp xảy ra trên bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo nặng.
Bất thường hormon tuyến giáp không do tuyến giáp
Bất kỳ bệnh nặng cấp tính nào cũng có thể gây ra những bất thường nồng độ hormone tuyến giáp hoặc TSH trong máu.
Tắc nghẽn đường tiết niệu: nguyên lý nội khoa
Trong số bệnh nhân bệnh nặng hơn, tắc nghẽn niệu quản do u là phổ biến nhất và liên quan đến nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
Hội chứng SIADH: nguyên lý chẩn đoán và điều trị
Các nguyên nhân gây ra SIADH bao gồm các khối u, nhiễm trùng phổi, rối loạn hệ thần kinh trung ương, và thuốc.
Vô sinh nữ: rối loạn hệ sinh sản nữ giới
Các đánh giá ban đầu bao gồm khai thác thời điểm giao hợp thích hợp, phân tích tinh dịch ở nam giới, xác định sự rụng trứng ở nữ, và, trong phần lớn các trường hợp.
Rối loạn thông khí tăng giảm: nguyên lý nội khoa
Thông khí áp lực dương không xâm nhập trong khi ngủ, mang lại sự hỗ trợ về thông khí, và điều trị ngưng thở khi ngủ, do các bệnh thần kinh cơ.
Các rối loạn tương bào
M component có thể thấy ở các bệnh nhân u lympho khác, ung thư không phải lympho và các tình trạng không phải lympho như xơ gan, sarcoidosis.
Chứng nito huyết: nguyên lý nội khoa
Khi suy thận nặng, triệu chứng thiếu máu có thể tiến triển dẫn đến một hoặc nhiều các triệu chứng sau, chán ăn, mất vị giác, nôn, buồn nôn, hôn mê, lơ mơ, run vỗ cánh, viêm màng phổi.
Hội chứng thận hư: nguyên lý nội khoa
Ngoài phù, biến chứng của hội chứng thận hư có thể kể đến như huyết khối tĩnh mạch và các biến cố huyết khối tắc mạch khác, nhiễm trùng, thiếu vitamin D.
Béo phì: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Điều trị là quan trọng bởi các nguy cơ sức khỏe liên quan, nhưng khá khó khăn bởi lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả bị hạn chế.
Tăng cholesterol và triglyceride
Nồng độ cả triglyceride và cholesterol cao là do nồng độ cả VLDL và LDL cao hoặc các hạt VLDL còn sót lại.
Tăng calci máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Cường cận giáp nguyên phát là rối loạn toàn bộ quá trình chuyển hóa xương do tăng tiết hormon cận giáp bởi u tuyến.
Bóc tách động mạch chủ và một số bệnh lý động mạch chủ
Bóc tách động mạch chủ lên thường đi kèm với tăng huyết áp, hoại tử lớp áo giữa, hội chứng Marfan và Ehlers Danlos.
Chăm sóc trong những giờ cuối của bệnh nhân
Đặc biệt, bác sĩ cần tinh tế với cảm giác và sự tuyệt vọng của các thành viên trong gia đình. Họ nên yên tâm rằng bệnh đang đúng tiền trình của nó và sự chăm sóc của họ cho bệnh nhân không sai.
Tắc cấp động mạch thận: nguyên lý nội khoa
Nhồi máu thận rộng gây đau, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, sốt, protein niệu, đái máu, tăng lactat dehydrogenase và aspartate aminotransferase.
Tăng calci máu ở bệnh nhân ung thư
Giảm albumin máu liên quan đến bệnh lý ác tính có thể làm triệu chứng nặng hơn tùy theo nồng độ canxi huyết thanh vì càng nhiều canxi sẽ làm tăng lượng canxi tự do hơn lượng gắn kết với protein.
Tăng bạch cầu: nguyên lý nội khoa
Bệnh lý huyết học, bệnh bạch cầu, u lympho, hội chúng tăng sinh tủy mạn ác tính và loạn sản tủy, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu trung tính mạn vô căn.
Các dạng phơi nhiễm phóng xạ hạt nhân
Vải và da thường có thể ngăn cản được hạt nhân alpha xâm nhập vào cơ thể. Nếu hạt alpha vào trong cơ thể, chúng gây tổn thương tế bào nghiêm trọng.
Hội chứng Cushing: cường năng tuyến thượng thận
Béo phì, tăng huyết áp, loãng xương, rối loạn tâm lý, mụn trứng cá, rậm lông, vô kinh, và bệnh đái tháo đường tương đối không đặc hiệu
Xuất huyết khoang dưới nhện: nguyên lý nội khoa
Đau đầu dữ dội, đột ngột thường kèm mất tri giác tạm thời lúc khởi phát; thường có nôn ói. Chảy máu có thể gây tổn thương mô não kế bên và gây khiếm khuyết thần kinh khu trú.