- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Khó tiêu: nguyên lý nội khoa
Khó tiêu: nguyên lý nội khoa
Sự hiện diện của các triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, giảm cân không giải thích được, nôn ói tái phát dẫn đến mất nước, mất máu tiềm ẩn hoặc nhiều, hoặc có một khối u sờ được.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khó tiêu là một thuật ngữ không đặc hiệu bao gồm nhiều các than phiền ở vùng bụng trên gồm ợ nóng, trào ngực và khó tiêu (cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên). Những triệu chứng này thường áp đảo do trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).
Sinh lý bệnh
GERD là hậu quả của trào ngược acid từ dạ dày vào thực quản, rối loạn chức năng vận động dạ dày, hoặc tăng nhạy cảm hướng tâm nội tạng. Nhiều tình huống có thể thúc đẩy GERD: tăng chất chứa trong dạ dày (sau một bữa ăn thịnh soạn, ứ trệ dạ dày, hoặc tăng tiết acid), các yếu tố vật lý (nằm, cúi người), tăng áp lực lên dạ dày (quần áo chật, béo phì, báng bụng, mang thai), và mất trương lực (thường không liên tục) cơ thắt thực quản dưới (các bệnh như xơ cứng bì, hút thuốc lá, thuốc kháng cholin, thuốc đồng vận calci). Thoát vị khe thực quản trong cơ hoành cũng cơ thể thúc đẩy dòng chảy acid vào trong thực quản.
Bệnh sử
70% người Mỹ báo cáo là có triệu chứng ợ nóng 1 lần/tháng và 7% là 1 lần/ngày. Khó tiêu chức năng được định nghĩa là khó tiêu >3 tháng mà nguyên nhân không phải từ các cơ quan. Khó tiêu chức năng là nguyên nhân của các triệu chứng ở 60% bệnh nhân có các triệu chứng khó tiêu. Tuy nhiên, loét dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori hoặc dùng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) hiện diện ở 15% trường hợp.
Trong đa số trường hợp, thực quản không bị tổn thương, nhưng có 5% bệnh nhân tiến triển thành loét thực quản và một số thì hình thành các chỗ hẹp; 8-20% tiến triển thành dị sản tế bào biểu mô tuyến, thuật ngữ gọi là thực quản Barrett, có thể dẫn đến carcinoma tuyến.
Các biểu hiện ngoài thực quản gồm hen, viêm họng, ho mạn tính, khó thở khi ngủ, sâu răng, hôi miệng và nấc cục.
Đánh giá bệnh nhân
Sự hiện diện của các triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, giảm cân không giải thích được, nôn ói tái phát dẫn đến mất nước, mất máu tiềm ẩn hoặc nhiều, hoặc có một khối u sờ được hoặc nổi hạch là những dấu hiệu “báo động” cần thiết phải đánh giá qua chụp X quang, nội soi và phẫu thuật.
Những bệnh nhân không có triệu chứng báo động thường được điều trị theo kinh nghiệm. Người > 45 tuổi có thể được kiểm tra để phát hiện có nhiễm H. pylori không. bệnh nhân có kết quả dương tính được điều trị để diệt trừ tác nhân.
Bệnh nhân điều trị H. pylori không đáp ứng, người >45 tuổi, và những người có các yếu tố báo động thường được nội soi tiêu hoá trên.
Điều trị khó tiêu
Giảm cân; nâng đầu nằm cao hơn giường; tránh các bữa ăn thịnh soạn, hút thuốc lá, caffeine, rượu, chocolate, thức ăn giàu mỡ, nước trái cây chua và NSAIDs có thể ngừa GERD. Thuốc kháng acid được sử dụng rộng rãi. Các thử nghiệm lâm sàng gợi ý các thuốc ức chế bơm proton (omeprazole) hiệu quả hơn các thuốc đối kháng thụ thể histamine (ranitidine) ở bệnh nhân có hoặc không có loét trợt thực quản.
Các chất kích thích vận động như metoclopramide và erythromycin có thể hữu ích ở một số bệnh nhân có cảm giác khó chịu sau ăn.
Các phương pháp phẫu thuật (cuộn đáy vị Nissen, thủ thuật Belsey) có hiệu quả nhất trên các bệnh nhân trẻ mà các triệu chứng cải thiện khi dùng thuốc ức chế bơm proton và cần hiệu quả điều trị lâu dài. Chúng có thể được sử dụng ở một số ít bệnh nhân khó đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Các thử nghiệm lâm sàng chưa chứng minh được hiệu quả của cái nào hơn cái kia.
Bài viết cùng chuyên mục
Giãn phế quản: nguyên lý nội khoa
Chẩn đoán giãn phế quản phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng, khi có các đấu hiệu Xquang phù hợp, ví dụ như hình ảnh đường ray, dấu hiệu vòng nhẫn.
Liệt mặt: thần kinh mặt (VII)
Tổn thương thần kinh ngoại biên với phục hồi không hoàn toàn có thể tạo những đợt co thắt của các cơ bị ảnh hưởng.
Loét dạ dày tá tràng (PUD): nguyên lý nội khoa
Hàng rào niêm mạch tá tràng bị xâm nhập bởi các tác động động hại của H, pylori ở vùng chuyển tiếp dạ dày, nguyên nhân do tăng tiết acid dịch vị hoặc hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng.
Tâm phế mãn: nguyên lý nội khoa
Thở nhanh, nhịp đập thất phải dọc bờ trái xương ức, tiếng P2 lớn, tiếng T4 nghe bên phải, xanh tím, móng tay dùi trống là những biểu hiện muộn.
X quang bụng: nguyên lý nội khoa
Nên là chỉ định hình ảnh ban đầu ở một bệnh nhân nghi ngờ tắc ruột. Dấu hiệu của tắc ruột cao trên X quang gồm nhiều mức hơi dịch, không có bóng hơi ruột già, và có bậc thang xuất hiện ở quai ruột non.
Mất thị lực từ từ
U thần kinh thị hoặc u giao thoa thị giác tương đối hiếm, nhưng thường không phát hiện ra vì chúng gây mất thị lực từ từ và ít khi tìm ra khi khám lâm sàng, ngoại trừ có mờ đĩa thị.
Tăng kali máu: nguyên lý nội khoa
Trong phần lớn các trường hợp, tăng Kali máu là do giảm bài tiết K+ ở thận. Tuy nhiên, tăng K+ nhập vào qua ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân dễ nhạy cảm.
Choáng váng và chóng mặt: nguyên lý nội khoa
Khi choáng váng không chắc chắn, nghiệm pháp kích thích để làm xuất hiện các triệu chứng có thể hữu ích. Nghiệm pháp Valsalva, thở nhanh, hoặc thay đổi sang tư thế đứng có thể làm xuất hiện choáng váng.
Phù phổi cấp: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nặng, thường vã mồ hôi, đột ngột ngồi bật dậy, thở nhanh, xanh tái có thể biểu hiện. Ran phổi hai phế trường, tiếng tim thứ ba có thể xuất hiện.
Nhiễm trùng hệ thần kinh kèm hoặc không kèm sốc nhiễm trùng
Sốt rét thể não nên được xem xét khẩn cấp trên bệnh nhân gần đây có đi đến vùng dịch tễ và biểu hiện lâm sàng sốt và các dấu hiệu thần kinh.
Hội chứng SIADH ở bệnh nhân ung thư
Do hoạt động của hormon chống bài niệu vasopressin arginine được sản xuất bởi những khối u nhất định đặc biệt ung thư phổi tế bào nhỏ, SIADH đặc trưng bới hạ natri máu.
Các rối loạn toan kiềm hỗn hợp: nguyên lý nội khoa
Hồi sức thể tích của những bệnh nhân có DKA thường sẽ làm tăng độ lọc cầu thận và thận sẽ bài tiết nước tiết chứa ceton, kết quả là giảm AG xảy ra mà không có nhiễm toan AG bình thường xuất hiện.
Chất độc hóa học làm dộp da
Khử độc ngay lập tức là cần thiết để giảm thiểu tổn thương. Cởi bỏ quần áo và rửa sạch da nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Mắt nên rửa sạch với nhiều nước hoặc nước muối.
Sự phát triển của kháng thuốc điều trị ung thư
Trong kháng thuốc mắc phải, các khối u đáp ứng ban đầu với hóa trị sau đó xuất hiện kháng thuốc trong quá trình điều trị, thường do xuất hiện các dòng kháng thuốc trong quần thể tế bào ung thư.
Tắc cấp động mạch thận: nguyên lý nội khoa
Nhồi máu thận rộng gây đau, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, sốt, protein niệu, đái máu, tăng lactat dehydrogenase và aspartate aminotransferase.
Thiếu máu: nguyên lý nội khoa
Tiếp cận chẩn đoán theo phương diện sinh lý dựa vào sự hiểu biết về tình trạng giảm hồng cầu trong hệ tuần hoàn có liên quan đến tình trạng sản xuất không đủ hồng cầu.
Suy thận cấp: nguyên lý nội khoa
Trong số bệnh nhân nhập viện, đặc biệt ở khoa ngoại hoặc hồi sức tích cực, hoại tử ống thận cấp là chẩn đoán hay gặp nhất.
Một số rối loạn thần kinh sọ
Một số rối loạn thần kinh sọ, rối loạn cảm giác mùi, đau thần kinh thiệt hầu, nuốt khó và khó phát âm, yếu cổ, liệt lưỡi.
Mê sảng: nguyên lý nội khoa
Cách tiếp cận hiệu quả nhất để đánh giá mê sảng cho phép bệnh sử và khám lâm sàng định hướng cận lâm sàng. Không có trình tự đơn giản nào phù hợp với tất cả các bệnh nhân.
Các bất thường về thành phần nước tiểu
Hemoglobin và myoglobin tự do được phát hiện bởi que thử; cặn nước tiểu âm tính và que thử hem dương tính mạnh là đặc trưng của tan máu hoặc tiêu cơ vân.
Nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI)
Troponins T và I cơ tim khá đặc hiệu trong tổn thương cơ tim và là hai chỉ dấu được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Nồng độ hai chỉ dấu này tăng kéo dài trong 7 đến 10 ngày.
X quang ngực: nguyên lý nội khoa
Được sử dụng kết hợp với thăm khám lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán suy tim sung huyết. X quang hỗ trợ chẩn đoán suy tim bao gồm tim to, tăng tưới máu vùng đỉnh phổi.
Mệt mỏi toàn thân
Vì có nhiều nguyên nhân gây ra mệt mỏi, nên việc hỏi bệnh sử kĩ lưỡng, hỏi lược qua các cơ quan, và khám lâm sàng rất quan trọng để thu hẹp và tập trung vào các nguyên nhân phù hợp.
Đau hay tê mặt: thần kinh sinh ba (V)
Cần phải phân biệt các hình thức đau mặt phát sinh từ bệnh ở hàm, răng, hay xoang, nguyên nhân ít gặp gồm herpes zoster hay khối u.
Hội chứng tăng tiết hormon tuyến yên
Các sản phẩm nội tiết của các tuyến ngoại vi, đến lượt nó, sẽ thông tin feedback lại vùng dưới đồi và tuyến yên để điều chỉnh chức năng tuyến yên.