Viêm thực quản: nguyên lý nội khoa

2018-02-11 06:08 PM

Bệnh thường tự giới hạn ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường; lidocaine dạng thạch có thể làm giảm đau, ở những bệnh nhân bệnh kéo dài và suy giảm miễn dịch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm thực quản do virut

Nhận định chung

Herpesviruses I và II, varicella-zoster virus, và cytomegalovirus (CMV) có thể gây viêm thực quản; đặc biệt thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (vd, AIDS). Nuốt đau, nuốt khó, sốt và chảy máu là những triệu chứng và dấu chứng.

Chẩn đoán dựa vào nội soi kèm sinh thiết, chải rửa tế bào làm xét nghiệm tế bào học, nuôi cấy.

Điều trị viêm thực quản do virus

Bệnh thường tự giới hạn ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường; lidocaine dạng thạch có thể làm giảm đau; ở những bệnh nhân bệnh kéo dài và suy giảm miễn dịch, điều trị viêm thực quản do herpes và varicella bằng acyclovir 5-10 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong 10-14 ngày, sau đó 200-400 mg uống 5 lần/ngày trong 1 tuần hoặc valacyclovir 1 g uống 3 lần/ngày trong 7 ngày.

Điều trị CMV bằng ganciclovir 5 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 12 giờ, cho đến khi lành, điều này có thể kéo dài nhiều tuần. Valganciclovir uống (900 mg 2 lần/ngày) là một cách điều trị ngoài đường ruột thay thế hiệu quả. Nếu không đáp ứng, foscarnet 90 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 21 ngày có thể hiệu quả

Viêm thực quản do Candida

Nhận định chung

Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, hoặc những người có bệnh mạn tính, đái tháo đường, suy tuyến cận giáp, bệnh lý hemoglobin, lupus ban đỏ hệ thống, tổn thương ăn mòn thực quản, nhiễm nấm Candida thực quản có thể có biểu hiện nuốt đau, nuốt khó và đóng bợn ở miệng (50%). Chẩn đoán dựa vào nội soi để tìm các mảng vàng-trắng bở hoặc nốt trên nền niêm mạc đỏ. Các đặc tính có thể quan sát được khi nhuộm KOH. Ở bệnh nhân bị AIDS, sự tiến triển của các triệu chứng có thể cần thiết thử nghiệm điều trị theo kinh nghiệm.

Điều trị viêm thực quản do nấm Candida

Nystatin uống (100,000 U/mL) 5 mL mỗi 6 giờ, hoặc clotrimazole viên nén 10mg mỗi 6 giờ có hiệu quả. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, fluconazole 200 mg uống trong ngày 1 sau đó 100 mg hằng ngày trong 1-2 tuần, là điều trị được lựa chọn; các thuốc thay thế gồm itraconazole 200 mg đường uống 2 lần/ngày, hoặc ketoconazole 200-400 mg uống hằng ngày; thường cần phải duy trì điều trị lâu dài. bệnh nhân kém đáp ứng điều trị có thể cần liều fluconazole cao hơn (400 mg/ngày) hoặc amphotericin, 10-15 mg đường tĩnh mạch mỗi 6 giờ với một liều tổng là 300-500 mg.

Viêm thực quản do thuốc

Nhận định chung

Doxycycline, tetracycline, aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, KCl, quinidine, sắt sulfate, clindamycin, alprenolol, và alendronate có thể gây viêm khu trú ở vùng thực quản. Các yếu tố thúc đẩy là nằm ngay sau khi uống thuốc với một ngụm nước nhỏ và các yếu tố giải phẫu ảnh hưởng đến thực quản và nuốt chậm hơn.

Điều trị viêm thực quản do thuốc

Ngưng sử dụng các thuốc trên, dùng thuốc kháng acid và làm giãn bất kì chỗ hẹp nào.

Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

Viêm niêm mạc kèm tăng bạch cầu ái toan và xơ hoá dưới niêm mạc thường đặc biệt gặp ở bệnh nhân dị ứng thức ăn. Chẩn đoán dựa vào sự hiện diện các triệu chứng của viêm thực quản cùng với kết quả sinh thiết thực quản phù hợp. Eotaxin 3, một chemokine của bạch cầu ái toan, được cho là liên quan đến bệnh. Nồng độ IL-5 và TARC (chemokine tuyến ức và điều khiển hoạt hoá) có thể tăng. Liệu trình điều trị trong 12 tuần là uống fluticasone (440 μg 2 lần/ngày), sử dụng bình xịt định liều.

Nguyên nhân khác gây viêm thực quản ở bệnh nhân AIDS

Mycobacteria, Cryptosporidium, Pneumocystis, loét thực quản vô căn, và loét khổng lồ (tác dụng trên tế bào của HIV) có thể xảy ra. Loét có thể đáp ứng với glucocorticoid toàn thân.

Bài viết cùng chuyên mục

Rối loạn nhịp chậm: nguyên lý nội khoa

Loại trừ hoặc chữa trị các nguyên nhân ngoại sinh như thuốc hoặc suy giáp. Mặt khác triệu chứng chậm nhịp đáp ứng với đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Béo phì: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Điều trị là quan trọng bởi các nguy cơ sức khỏe liên quan, nhưng khá khó khăn bởi lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả bị hạn chế.

Sốc: nguyên lý nội khoa

Tiền căn các bệnh lý nền, gồm bệnh tim, bệnh mạc vành, suy tim, bệnh màng tim, Sốt gần đây hay viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng huyết, tác dụng phụ của thuốc.

Ung thư chưa rõ nguyên phát: nguyên lý nội khoa

Khi khối U đã di căn, các xét nghiệm chẩn đoán nên làm để phát hiện các khối U có khả năng điều trị khỏi, như u limpho, bệnh Hodgkin, u tế bào mầm, ung thư buồng trứng.

Biến chứng hội chứng ly giải u khi điều trị ung thư

Khi khối u phát triển nhanh được điều trị với phác đồ hóa trị hiệu quả, các tế nào u sắp chết có thể giải phóng lượng lớn các sản phẩm phân hủy của acid nucleic.

Bóc tách động mạch chủ và một số bệnh lý động mạch chủ

Bóc tách động mạch chủ lên thường đi kèm với tăng huyết áp, hoại tử lớp áo giữa, hội chứng Marfan và Ehlers Danlos.

Nhiễm kiềm chuyển hóa: nguyên lý nội khoa

Các loại nhiễm kiềm chuyển hóa thường gặp thường được chẩn đoán dựa vào tiền sử, thăm khám, và/hoặc những xét nghiệm cơ bản. Khí máu động mạch sẽ giúp xác định.

Viêm tai giữa: nguyên lý nội khoa

Hầu hết các trường hợp nhẹ đến trung bình khỏi bệnh trong vòng 1 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu, giảm các triệu chứng bằng các thuốc giảm đau.

Choáng váng và chóng mặt: nguyên lý nội khoa

Khi choáng váng không chắc chắn, nghiệm pháp kích thích để làm xuất hiện các triệu chứng có thể hữu ích. Nghiệm pháp Valsalva, thở nhanh, hoặc thay đổi sang tư thế đứng có thể làm xuất hiện choáng váng.

Đau hay tê mặt: thần kinh sinh ba (V)

Cần phải phân biệt các hình thức đau mặt phát sinh từ bệnh ở hàm, răng, hay xoang, nguyên nhân ít gặp gồm herpes zoster hay khối u.

Bệnh lý màng ngoài tim, nguyên lý nội khoa

Đau ngực, có thể đau dữ dội, làm nhầm lẫn với nhồi máu cơ tim cấp, nhưng có đặc điểm là đau nhói, đau kiểu màng phổi, và thay đổi theo tư thế

Tiếp cận bệnh nhân sốc: nguyên lý nội khoa

Mặc dù hạ huyết áp thì thường thấy được trong sốc, nhưng không có một ngưỡng huyết áp riêng nào để xác định được sốc. Sốc có thể là do giảm lưu lượng máu.

Thiếu máu do rối loạn quá trình hồng cầu trưởng thành

Là các hậu quả hoặc do sai sót tổng hợp hemoglobin, dẫn đến các khiếm khuyết của tế bào chất trưởng thành và hồng cầu nhỏ, khá rỗng, hoặc do sao chép DNA chậm bất thường.

Viêm thanh quản và nắp thanh quản

Bao gồm làm ẩm, hạn chế nói, và cấy vi khuẩn ra GAS điều trị kháng sinh. Điều trị viêm thanh quản mạn tính phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, xác định thường đòi hỏi phải sinh thiết với cấy.

U tuyến giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị

U tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính, Ung thư biểu mô tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang và không biệt hóa.

Tăng natri máu: nguyên lý nội khoa

Ở bệnh nhân có tăng Natri máu do thận mất H2O, rất quantrọng trong xác định số lượng nước mất đang diễn ra hằng ngày ngoài việc tính toán lượng H2O thâm hụt.

Bệnh khí ép

Phần lớn xuất hiện các biểu hiện nhẹ đau, mệt mỏi, biểu hiện thần kinh nhẹ như dị cảm. Biểu hiện hô hấp và tim mạch có thể đe doạ sự sống như khó thở, đau ngực, loạn nhịp tim.

Mề đay và phù mạch: bệnh quá mẫn tức thì (typ I)

Đặc trưng bởi hình thành khối phù lớn ở hạ bì, Có lẽ phù nền là do tăng tính thấm thành mạch gây nên bởi sự phóng thích các chất trung gian từ tế bào mast.

Viêm ruột: nguyên lý nội khoa

Phình đại tràng, thủng đại tràng, nguy cơ ung thư liên quan đến mức độ và thời gian viêm đại tràng, thường xuất hiện trước hoặc cùng với loạn sản.

Ung thư phổi: nguyên lý nội khoa

Khối u trung tâm nội phế quản gây ho, ho ra máu, khò khè, khó thở, viêm phổ. Tổn thương ngoại biên gây đau, ho, khó thở, triệu chứng của áp xe phổi bắt nguồn từ khối chiếm chỗ.

Khám cảm giác: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh nhân với sang thương não bộ có những bất thường về phân biệt cảm giác như là khả năng cảm nhận được hai kích thích đồng thời, định vị chính xác kích thích.

Đái tháo nhạt: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Đái tháo nhạt do thận là do kháng hormon AVP ở thận, nó có thể là do di truyền hoặc mắc phải do tiếp xúc với thuốc.

Phòng các biến chứng của xơ vữa động mạch

Các hướng dẫn Chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia dựa trên nồng độ LDL huyết tương và các yếu tố nguy cơ khác.

Vô kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới

Các nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và thứ phát chồng chéo lên nhau, nên phân loại rối loạn kinh nguyệt gồm rối loạn tại tử cung, đường sinh dục.

Điều trị đau: nguyên lý nội khoa

Thuốc giảm đau có chất gây nghiện dùng đường uống hoặc đường tiêm có thể dùng trong nhiều trường hợp đau nặng. Đây là những thuốc hiệu quả nhất.