Viêm cầu thận cấp: nguyên lý nội khoa

2018-04-13 02:51 PM

Hầu hết các thể của viêm cầu thận cấp đều được điều chỉnh bởi cơ chế miễn dịch dịch thể. Đặc điểm lâm sàng tùy thuộc vào tổn thương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thường được gọi là hội chứng thận viêm. Đặc trưng bởi sự tiến triển qua nhiều ngày của tăng urê máu, tăng huyết áp, phù, đái máu, protein niệu, và thỉnh thoảng có thiểu niệu. Ứ muối và nước do giảm mức lọc cầu thận và có thể dẫn đến ứ trệ tuần hoàn. Trụ bạch cầu trong xét nghiệm nước tiểu khẳng định chẩn đoán. Protein niệu luôn < 3 g/ngày.

Bảng. NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM CẦU THẬN CẤP

I. Các bệnh nhiễm trùng

A. Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầua

B. Viêm cầu thận sau nhiễm trùng không phải liên cầu

1. Vi khuẩn: viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm thận shunt, nhiểm khuẩn

huyết, viêm phổi do phế cầu, sốt thương hàn, giang mai thứ phát,

nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu

2. Virut: viêm gan B, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, quai bị, sởi, nhiễm varicella, đậu mùa, nhiễm virut Echo, và Coxsackie

3. Ký sinh trùng: bệnh sốt rét, nhiễm Toxoplasma

II. Bệnh đa hệ thống: lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch, ban xuất huyết Schönlein-Henoch, hội chứng Goodpasture

III. Bệnh cầu thận nguyên phát: viêm cầu thận màng tăng sinh typ II, bệnh Berger (bệnh thận IgA), viêm cầu thận tăng sinh tế bào gian mạch đơn thuần

IV. Bệnh phức tạp: hội chứng Guillain-Barré, xạ trị u Wilms, tự tiêm vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván, bệnh huyết thanh.

aNguyên nhân hay gặp nhất

Hầu hết các thể của viêm cầu thận cấp đều được điều chỉnh bởi cơ chế miễn dịch dịch thể. Đặc điểm lâm sàng tùy thuộc vào tổn thương (Bảng).

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu

Là nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ em. Thận viêm tiến triển từ 1–3 tuần sau nhiễm khuẩn vùng hầu hoặc dưới da do chủng liên cầu tan huyết β nhóm A.

Chẩn đoán dựa vào cấy da hoặc hầu dương tính (nếu có thể), kháng nguyên kháng liên cầu dương tính (ASO, anti-DNAse, hoặc antihyaluronidase), và giảm bổ thể máu. Sinh thiết thận cho thấy viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa.

Điều trị bao gồm điều chỉnh mất cân bằng dịch và điện giải. Bệnh tự điều chỉnh trong hầu hết trường hợp mặc dù tiên lượng không được tốt và bất thường xét nghiệm nước tiểu có nhiều khả năng tồn tại ở người lớn.

Viêm cầu thận sau nhiễm trùng

Có thể do nhiễm các loại vi khuẩn, virut và ký sinh trùng khác. Ví dụ như viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan B và viêm phổi do phế cầu. Tính chất nhẹ hơn viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu. Kiểm soát nhiễm khuẩn ban đầu luôn làm giảm nguy cơ viêm cầu thận.

Bài viết cùng chuyên mục

Các rối loạn liên quan đến bệnh dạ dày

Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hoặc có khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Xác định chuẩn đoán bằng nội soi.

Thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu thường có biểu hiện khó chịu tăng dần ở bắp chân. Đối với thuyên tắc phổi, khó thở là triệu chứng hay gặp nhất.

Rối loạn nhịp chậm: nguyên lý nội khoa

Loại trừ hoặc chữa trị các nguyên nhân ngoại sinh như thuốc hoặc suy giáp. Mặt khác triệu chứng chậm nhịp đáp ứng với đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Thăm khám lâm sàng tim mạch: nguyên lý nội khoa

Khám tổng quát một bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý tim mạch bao gồm dấu hiệu sinh tồn, nhịp thở, mạch, huyết áp và quan sát màu sắc da, ví dụ tím, xanh xao, móng tay dùi trống.

Xạ hình: nguyên lý nội khoa

PET là rất hữu ích cho việc phát hiện các mô hoạt động trao đổi chất, chẳng hạn như ung thư và di căn, và đã thay thế phần lớn các phương thức cũ của quét hạt nhân phóng xạ.

Sỏi mật: nguyên lý nội khoa

Phần lớn sỏi mật phát triển thầm lặng nghĩa là bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì. Triệu chứng xuất hiện khi sỏi gây viêm hoặc tắc ống túi mật hoặc ống mật chủ.

Táo bón: nguyên lý nội khoa

Thay đổi nhu động đại tràng do rối loạn chức năng thần kinh, đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống, đa xơ cứng, bệnh Chagas, bệnh Hirschsprung, giả tắc ruột mạn tính vô căn.

Phù: nguyên lý nội khoa

Giới hạn ở một cơ quan đặc biệt hoặc giường mạch máu, dễ dàng phân biệt được với phù toàn thân, Phù một bên chi thường do tắc tĩnh mạch hoặc mạch bạch huyết

Buồn ngủ ngày quá mức

Phân biệt sự buồn ngủ do sự mệt mỏi chủ quan của người bệnh có thể khó khăn. Đo thời gian ngủ ngày có thể thực hiện ở phòng thí nghiệm kiểm tra các giấc ngủ ban ngày.

Loãng xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương được liệt kê trong bảng, và các bệnh liên quan với chứng loãng xương được liệt kê trong bảng.

Vô kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới

Các nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát và thứ phát chồng chéo lên nhau, nên phân loại rối loạn kinh nguyệt gồm rối loạn tại tử cung, đường sinh dục.

Hội chứng thần kinh cận ung thư: nguyên lý nội khoa

Khi phát hiện hội chứng cận ung thư, nên tiến hành tìm ung thư sớm, vì điều trị ở giai đoạn sớm có thể cải thiện các rối loạn thần kinh do ung thư; rất nhiều các rối loạn này cũng gặp ở người không mắc ung thư.

Đau bụng cấp dữ dội: nguyên lý nội khoa

Điểm quyết định ban đầu dựa vào tình trạng cân bằng huyết động của bệnh nhân. Nếu không, phải nghi ngờ một tai biến mạch máu như dò phình động mạch chủ bụng.

Tiếp cận bệnh nhân chèn ép tủy sống

Trên những bệnh nhân có triệu chứng tuỷ sống, bước đầu tiên là loại trừ chèn ép do khối u có thể điều trị được. Bệnh lý chèn ép thường có các dấu hiệu cảnh báo.

Truyền các thành phần của huyết tương: nguyên lý nội khoa

Sau khi điều trị bằng những tác nhân hóa trị và yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt đại thực bào, tế bào gốc tạo máu được huy động từ tủy vào máu ngoại vi.

Khám phản xạ: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Trong vài trường hợp, test này sẽ dạng các ngón còn lại và mức độ gấp thay đổi ở khớp cổ chân, kheo và háng.

Rối loạn nhịp nhanh: nguyên lý nội khoa

Loạn nhịp với phức bộ QRS rộng có thể gợi ý nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất với dẫn truyền rối loạn. Các yếu tố thúc đẩy nhịp nhanh thất bao gồm.

Ngất: nguyên lý nội khoa

Các rối loạn khác phải được phân biệt với ngất, bao gồm động kinh, thiếu máu động mạch sống nền, hạ oxy máu, và hạ đường huyết.

Cường Aldosteron: cường năng tuyến thượng thận

Chẩn đoán được gợi ý khi tăng huyết áp kháng trị kết hợp với hạ kali máu kéo dài ở bệnh nhân không bị phù và không dùng lợi tiểu gây giảm kali.

Nhiễm kiềm chuyển hóa: nguyên lý nội khoa

Các loại nhiễm kiềm chuyển hóa thường gặp thường được chẩn đoán dựa vào tiền sử, thăm khám, và/hoặc những xét nghiệm cơ bản. Khí máu động mạch sẽ giúp xác định.

Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu

Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu là một trong những tình trạng thiếu máu phổ biến. Hình thái hồng cầu thường bình thường chỉ số hồng cầu lưới thấp.

Hội chứng SIADH: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Các nguyên nhân gây ra SIADH bao gồm các khối u, nhiễm trùng phổi, rối loạn hệ thần kinh trung ương, và thuốc.

Bệnh hạch bạch huyết: nguyên lý nội khoa

Khi một tế bào T tiếp xúc với một kháng nguyên mà nó nhận ra, nó sẽ tăng sinh và đến mạch bạch huyết đi. Mạch bạch huyết đi chứa đầy các kháng nguyên và tế bào T đặc hiệu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu: nguyên lý nội khoa

Yếu tố nguy cơ của viêm bàng quang cấp gồm sử dụng màng ngăn diệt tinh trùng gần đây, quan hệ tình dục thường xuyên, tiền sử nhiễm trùng tiết niệu.

Buồn nôn và nôn ói: nguyên lý nội khoa

Chất trong dạ dày được đẩy vào thực quản khi khi đáy vị và cơ vòng dạ dày thực quản giãn sau một sự gia tăng áp lực nhanh chóng trong ổ bụng sinh ra từ sự co các cơ ở bụng và cơ hoành.