Đau bụng cấp dữ dội: nguyên lý nội khoa

2018-02-11 03:05 PM

Điểm quyết định ban đầu dựa vào tình trạng cân bằng huyết động của bệnh nhân. Nếu không, phải nghi ngờ một tai biến mạch máu như dò phình động mạch chủ bụng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đau bụng dữ dội và khởi phát cấp tính hoặc đau liên quan đến ngất, hạ huyết áp, hoặc vẻ ngoài nhiễm độc cần thiết phải đánh giá nhanh và theo thứ tự. Nghĩ đến tắc ruột, thủng hoặc vỡ tạng rỗng; bóc tách hoặc vỡ các mạch máu lớn (đặc biệt là phình động mạch chủ); loét; nhiễm trùng ổ bụng; nhiễm toan ceton và suy thượng thận cấp.

Tóm tắt bệnh sử và khám lâm sàng

Các điểm quan trọng trong bệnh sử gồm tuổi; thời gian khởi phát đau; hoạt động của bệnh nhân khi bắt đầu đau; vị trí và tính chất của đau; hướng lan đến những vị trí khác; có buồn nôn, nôn ói, chán ăn không; các thay đổi theo thời gian; các thay đổi trong thói quen ruột; và tiền căn kinh nguyệt.

Khám lâm sàng nên chú ý vẻ ngoài toàn diện của bệnh nhân [đau quằn quại (sỏi niệu quản), với đau nằm yên (viêm phúc mạc, thủng tạng)], vị trí (bệnh nhân ngồi cúi người về phía trước có thể bị viêm tuỵ cấp hoặc thủng dạ dày vào túi mạc nối bé), có sốt hoặc hạ thân nhiệt, tăng thông khí, xanh tím, tiếng nhu động ruột, đau bụng trực tiếp hoặc phản ứng dội, khối u ở bụng đập theo mạch, các âm thổi ở bụng, báng bụng, máu trong trực tràng, đau trực tràng hoặc vùng chậu, và có bệnh lý đông máu. Các xét nghiệm hữu ích gồm hematocrit (có thể bình thường khi đang xuất huyết cấp hoặc cao khi mất nước), công thức bạch cầu, khí máu động mạch, ion đồ, BUN, creatinine, đường huyết, lipase hoặc amylase và tổng phân tích nước tiểu. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần xét nghiệm chẩn đoán có thai. Hình ảnh X quang gồm phim chụp bụng đứng và nằm (nằm nghiêng bên trái nếu không chụp được phim bụng đứng) để đánh giá đường kính ruột và và sự hiện diện của khí tự do trong phúc mạc, phim tư thế nghiêng để đánh giá đường kính động mạch chủ; chụp CT (nếu được) để phát hiện thủng ruột, viêm, nhồi máu tạng đặc, chảy máu sau phúc mạc, abcès, hoặc u. Chọc dò ổ bụng (hoặc rửa phúc mạc trong trường hợp chấn thương) có thể phát hiện chảy máu hoặc viêm phúc mạc. Siêu âm bụng (nếu có) thấy được abcès, viêm túi mật, tắc đường mật hoặc niệu quản, hoặc khối máu tụ và xác định đường kính động mạch chủ.

Các chiến lược chẩn đoán

Điểm quyết định ban đầu dựa vào tình trạng cân bằng huyết động của bệnh nhân. Nếu không, phải nghi ngờ một tai biến mạch máu như dò phình động mạch chủ bụng. bệnh nhân cần được hồi sức cơ bản và chuyển ngay lập tức để mổ thám sát. Nếu huyết động của bệnh nhân ổn định, bước tiếp theo là xác định bụng có gồng cứng không. Bụng gồng cứng đa số thường do thủng hoặc tắc. Chẩn đoán có thể dựa vào chụp X quang ngực và X quang bụng không sửa soạn.

Nếu bụng không gồng cứng, các nguyên nhân có thể hợp thành nhóm dựa vào việc vị trí đau có khu trú cụ thể hay không. Nếu khó xác định được vị trí đau khu trú, nên đánh giá có phình động mạch chủ không. Nếu có, chụp CT để xác định chẩn đoán; nếu không, các chẩn đoán phân biệt là viêm ruột thừa sớm, tắc ruột sớm, thiếu máu mạc treo, bệnh viêm ruột, viêm tuỵ và các rối loạn chuyểnh hoá.

Đau khú trú ở thượng vị có thể có nguồn gốc từ tim mạch hoặc do viêm hoặc thủng thực quản, đau quặn mật hoặc viêm túi mật, hoặc viêm tuỵ.

Đau bụng khu trú ở một phần tư trên phải gồm các nguyên nhân tương tự, thêm viêm đài bể thận hoặc sỏi thận, abcès gan, abcès dưới hoành, thuyên tắc phổi, hoặc viêm phổi, hoặc có thể có nguồn gốc từ cơ xương. Xem xét thêm đau ở một phần tư trên trái là vỡ hoặc nhồi máu lách, lách to, và loét dạ dày. Đau ở một phần tư dưới phải có thể từ viêm ruột thừa, túi thừa Meckel, bệnh Crohn, viêm túi thừa, viêm hạch mạc treo, tụ máu bao cơ thẳng bụng, abcès cơ thắt lưng, xoắn hoặc abcès buồng trứng, thai ngoài tử cung, viêm vòi trứng, hội chứng sốt gia đình, sỏi niệu quản, hoặc herpes zoster. Đau ở một phần tư dưới trái có thể do viêm túi thừa, u tân sinh vỡ, hoặc các nguyên nhân đã đề cập ở trên.

Điều trị đau bụng cấp dữ dội

Truyền dịch, điều chỉnh các rối loạn toan kiềm đe doạ tính mạng, và đánh giá có cần thiết phẫu thuật không là ưu tiên hàng đầu; theo dõi cẩn thận và khám lại thường xuyên (nếu có thể thì nên cùng một người khám) là cần thiết. Giảm đau. Việc sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện còn đang tranh cãi. Theo truyền thống, thuốc giảm đau gây nghiện không được sử dụng trong khi đang thiết lập chẩn đoán và kế hoạch điều trị, vì các dấu hiệu chẩn đoán bị che lấp có thể trì hoãn các can thiệp cần thiết. Tuy nhiên, có ít bằng chứng về việc thuốc giảm đau gây nghiện có thể làm che lấp chẩn đoán.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm cầu thận tiến triển nhanh: nguyên lý nội khoa

Điều trị chuẩn ban đầu cho viêm cầu thận tiến triển nhanh liên quan đến kháng thể kháng bạch cầu đa nhân gồm Methylprednisolon và Cyclophosphamid.

Hội chứng nhiễm trùng tại chỗ với tiến trình khởi phát nhanh chóng

Các dấu hiệu đặc trưng có thể bao gồm phá hủy van nhanh chóng, phù phổi, hạ huyết áp, áp xe cơ tim, bất thường dẫn truyền và rối loạn nhịp, các sùi dễ vỡ lớn.

Đánh giá ban đầu và bệnh nhân nhập viện

Bệnh nhân điều trị nội trú thường chỉ chú trọng vào chẩn đoán và điều trị những vấn đề nội khoa cấp tính. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân có nhiều vấn đề ảnh hưởng trên nhiều cơ quan.

Tiếp cận bệnh nhân rối loạn tri giác

Rối loạn tri giác thường gặp, nó luôn báo hiệu mệt bệnh lý của hệ thần kinh, Nên đánh giá để vác định đây là sự thay đổi mức độ tri giác hay và hoặc nội dung tri giác.

Ve cắn và liệt do ve

Trong khi ve hút máu ký chủ, thì các chất tiết của nó cũng có thể gây ra các phản ứng tại chỗ, truyền nhiều tác nhân gây bệnh, dẫn đến các bệnh lý gây sốt hoặc liệt.

Phình động mạch chủ: nguyên lý nội khoa

Có thể thầm lặng về mặt lâm sàng, nhưng phình động mạch chủ ngực, có thể gây ra cơn đau sâu, lan tỏa, khó nuốt, khàn tiếng, ho ra máu, ho khan.

Mãn kinh: rối loạn hệ sinh sản nữ giới

Các triệu chứng mãn kinh thường gặp nhất là vận mạch không ổn định, thay đổi tâm trạng, mất ngủ, và teo biểu mô niệu sinh dục và da.

Liệt mặt: thần kinh mặt (VII)

Tổn thương thần kinh ngoại biên với phục hồi không hoàn toàn có thể tạo những đợt co thắt của các cơ bị ảnh hưởng.

Phương pháp khám và vị trí thần kinh

Dữ liệu lâm sàng có được từ khám thần kinh cộng với bệnh sử chi tiết giúp biết được vị trí giải phẫu mà giải thích tốt nhất những dấu chứng lâm sàng.

Ung thư chưa rõ nguyên phát: nguyên lý nội khoa

Khi khối U đã di căn, các xét nghiệm chẩn đoán nên làm để phát hiện các khối U có khả năng điều trị khỏi, như u limpho, bệnh Hodgkin, u tế bào mầm, ung thư buồng trứng.

Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS): nguyên lý nội khoa

Phù phế nang đặc trưng nhất trong các phần phụ thuộc của phổi; gây xẹp phổi và giảm độ đàn hồi phổi. Hạ oxy máu, thở nhanh và phát triển khó thở tiến triển, và tăng khoảng chết trong phổi cũng có thể dẫn đến.

Phù phổi độ cao

Phù phổi không do nguyên nhân tim mạch biểu hiện là co mạch phổi không đều dẫn đến tăng tái tưới máu quá mực ở một vài nơi. Giảm giải phóng nitric oxide do giảm oxy huyết.

U tuyến tiền liệt: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân không triệu chứng thường không đòi hỏi điều trị, và các biến chứng của tắc nghẽn đường dẫn niệu như không có khả năng tiểu, suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn: nguyên lý nội khoa

Phương pháp điều trị bị giới hạn và bao gồm dãn động mạch phổi và xem xét ghép đơn lá phổi kèm sửa chữa khiếm khuyết ở tim, hoặc cấy ghép tim phổi.

Nhuyễn xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Trong nhuyễn xương tiến triển, có thể bị giảm calci máu do huy động canxi từ xương chưa khoáng hóa đầy đủ.

Ngất: nguyên lý nội khoa

Các rối loạn khác phải được phân biệt với ngất, bao gồm động kinh, thiếu máu động mạch sống nền, hạ oxy máu, và hạ đường huyết.

Khó tiêu: nguyên lý nội khoa

Sự hiện diện của các triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, giảm cân không giải thích được, nôn ói tái phát dẫn đến mất nước, mất máu tiềm ẩn hoặc nhiều, hoặc có một khối u sờ được.

Ngưng thở khi ngủ: nguyên lý nội khoa

Ngưng thở khi ngủ trung ương đặc trưng bởi tình trạng ngưng thở khi ngủ do mất đi sự gắng sức thở. Ngưng thở khi ngủ trung ương hay gặp ở bệnh nhân suy tim đột quỵ.

Mê sảng: nguyên lý nội khoa

Cách tiếp cận hiệu quả nhất để đánh giá mê sảng cho phép bệnh sử và khám lâm sàng định hướng cận lâm sàng. Không có trình tự đơn giản nào phù hợp với tất cả các bệnh nhân.

Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch: nguyên lý nội khoa

Các nguy cơ của dinh dưỡng đường tĩnh mạch bao gồm các biến chứng cơ học từ chèn ép của ống truyền dịch, nhiễm trùng huyết do catheter, quá tải dịch, tăng đường huyết.

Viêm thực quản: nguyên lý nội khoa

Bệnh thường tự giới hạn ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường; lidocaine dạng thạch có thể làm giảm đau, ở những bệnh nhân bệnh kéo dài và suy giảm miễn dịch.

Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ bệnh da

Có ích cho việc phát hiện nấm ngoài da hoặc nấm men. Vảy da được lấy từ rìa của tổn thương bằng cách cạo nhẹ nhàng bằng bản kính mang mẫu ở kính hiển vi hoặc một lưỡi dao.

Rối loạn cương dương: rối loạn hệ sinh sản nam giới

Tiền sử cương dương buổi sáng sớm hoặc đêm là hữu ích cho việc phân biệt cương dương sinh lý với rối loạn cương dương do tâm lý.

U tuyến giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị

U tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính, Ung thư biểu mô tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang và không biệt hóa.

Viêm tụy cấp: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Siêu âm rất khó phát hiện tụy, do các quai ruột ở trên nhưng có thể phát hiện được sỏi mật, nang giả tụy, các tổn thương khối, hoặc phù hoặc phì đại tụy.