- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi
Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi
Đẩy nhanh ống vào sâu khi người bệnh bắt đầu hít vào. Nếu ống qua thanh môn, người bệnh sẽ ho, nhưng mất tiếng. Đồng thời hơi từ phổi người bệnh phì mạnh qua ống có khi cả đờm phọt ra.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mục đích
Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi là luồn một ống nội khí quản (thường là lỗ mũi phải nếu sử dụng tay phải) đẩy qua thanh môn vào đến khí quản.
Đặt mò là thủ thuật đôi khi rất lợi vì không cần đèn soi thanh quản nhưng cần phải có kỹ thuật điêu luyện thực hiện cho người bệnh tỉnh.
Chỉ định
Giải phóng đường hô hấp khi có tắc.
Bảo vệ đường hô hấp ở người bệnh hôn mê, hoặc liệt thanh quản.
Hút rửa phế quản qua ống nội khí quản.
Hỗ trợ hô hấp bằng bóng Ambu hay máy thở.
Chống chỉ định
Đang có viêm mũi, phì đại cuốn mũi, viêm xoang.
Bệnh rối loạn đông máu hay giảm tiểu cầu.
Sốt xuất huyết.
Chảy nước não tuỷ qua xương sàng.
Chấn thương mũi hàm.
Chuẩn bị
Cán bộ chuyên khoa
Một bác sĩ chuyên khoa I hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức có kinh nghiệm làm nhiều lần thủ thuật này.
Một bác sĩ chuyên khoa sơ bộ về hồi sức cấp cứu đã được đào tạo.
Phương tiện
Ông nội khí quản có bóng chèn ỏ người lớn, có 3 cỡ liền nhau: 6,5 - 7 và 7,5.
Đèn soi thanh quản.
Nòng dẫn.
Bóng Ambu.
Máy hút đờm.
Ống nghe, máy đo huyết áp.
Monitor (nếu có) theo dõi nhịp tim, Sp02 (pulse oximeter)
Thuốc tê.
Oxy
Người bệnh
Tư thế: nằm ngửa, ưỡn cổ.
Được giải thích cặn kẽ cách làm, người bệnh sẽ không nói đượo trong khi đặt ống.
Các bước tiến hành
Tiêm diazepam, midazolam tĩnh mạch.
Bôi mỡ xylocain quanh ống thông hoặc mỡ tronothane.
Luồn ống thông vào lỗ mũi, mặt vát về phía cuốn mũi, đẩy nhẹ nhàng thẳng góc với mặt và dọc theo trần trên của sống mũi. Khi cảm thấy đẩy nhẹ hẳn đi, đó là lúc ống thông đã vào đến họng. Nâng đoạn ống bên ngoài lên phía trên đẩy ống xuống phía thanh môn.
Di chuyển nhẹ nhàng vị trí của ống, chú ý nghe hơi thở của người bệnh đi qua ống, ở vị trí hơi mạnh nhất là ởng thông đã đến trước thanh môn.
Đẩy nhanh ống vào sâu khi người bệnh bắt đầu hít vào. Nếu ống qua thanh môn, người bệnh sẽ ho, nhưng mất tiếng. Đồng thời hơi từ phổi người bệnh phì mạnh qua ống có khi cả đờm phọt ra.
Nếu không thấy hơi phụt ra, đặt ống nghe ở thượng vị, bóp bóng Ambu nghe thấy tiếng thổi, là ống thông đã vào dạ dày. Rút lui ống thông và để người bệnh ưỡn cổ hơn.
Nếu không thấy hơi phụt ra, không nghe thấy tiếng thổi ở vùng thượng vị: là ống thông đã vào xoang lê. Rút lui ống thông, nhác đầu người bệnh lên vừa đẩy ống thông vào sâu ở vị trí hơi phụt ra ngoài mạnh nhất. Nếu vẫn không kết quả, lấy kẹp Magill kéo lưỡi ra ngoài miệng rồi lại tiếp tục kiểm tra bằng bóng Ambu xem hơi có vào đều hai phổi không. Cố định ống nội khí quản bằng dây vải buộc quanh đầu, một bên vòng qua vành tai phía trên, một bên vòng qua vành tai phía dưới. Hút dòm.
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi
Kiểm tra chụp X quang phổi: vị trí của ống thông phải ỏ giữa hai đầu xương đòn. Nếu thấy xẹp phổi một bên, phải rút lui ổhg thông vài cm.Nghe phổi hai bên.
Thường xuyên kiểm tra vị trí của ống thông, đánh dâ'u bằng một vài vòng băng dính.
Xử trí
Chảy máu cam: để nguyên, nhỏ vài giọt thuốc co mạch như naphazoline vào mũi.
Viêm xoang sau 2 - 3 ngày, sốt, chảy nước mũi nhiều , có mủ: kháng sinh.
Chảy máu do chấn thương họng, thanh môn.
Phù nề thanh môn: khí dung corticoid, tạm thời tháo bóng chèn khi làm khí dung, tạm thời ngứng thở máy trong khi khí dung, nếu có thể được.
Nhiễm khuẩn phổi - phế quản: kháng sinh.
Bài viết cùng chuyên mục
Thông khí điều khiển áp lực dương ngắt quãng đồng thì (SIMV or IDV)
Nếu khó thở, xanh tím - lại tăng tần số lên một ít cho đến hết các dấu hiệu trên.Khi giảm được tần số xuống 0, người bệnh đã trở lại thông khí tự nhiên qua máy.
Các nguyên lý cơ bản trong hồi sức cấp cứu
Hồi sức cấp cứu có nghĩa là hồi phục và hỗ trợ các chức năng sống của một bệnh cấp cứu nặng. Khi mời tiếp xúc với bệnh nhân cấp cứu, công việc của người thầy thuốc là phải kiểm tra các chức năng sống của bệnh nhân.
Suy hô hấp cấp: cấp cứu hồi sức
Suy hô hấp cấp là tình trạng phổi đột nhiên không bảo đảm được chức năng trao đổi khí gây ra thiếu oxy máu, kèm theo hoặc không kèm theo tăng C02 máu.
Ngộ độc Clo hữu cơ
Clo hữu cơ có độ hoà tan trong mỡ rất cao nên có thể ngấm qua da nhất là khi trời nóng. Clo hữu cơ gây ngộ độc nặng chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hoá.
Thông khí nhân tạo cơ học quy ước (thở máy)
Hô hấp nhân tạo hỗ trợ toàn phần tạo ra một phương thức thông khí nhân tạo áp lực dương không bắt buộc người bệnh phải tham gia vào quá trình thông khí phế nang.
Ngộ độc cá phóng nọc khi tiếp xúc
Da sưng viêm nặng loét, bội nhiễm. Nhiễm độc nặng có thể gây sốt, liệt, hôn mê bloc nhĩ thất, ức chế hô hấp, sốc nhiễm độc. Có thể gây tử vong.
Chẩn đoán và xử trí hôn mê
Mỗi phút tổ chức não cần 3,5ml/100g oxy và glucose. Dự trữ đường ở não tiếp tục cung cấp đường cho não 2 phút sau khi ngừng tuần hoàn, nhưng ý thức mất đi ngay sau 8, 10 giây.
Thủ thuật Heimlich
Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị.
Ngộ độc dầu hỏa và các dẫn chất
Viêm phổi thường là hai bên, ở hai vùng đáy, thường kèm theo phản ứng màng phổi, tràn dịch màng phổi, đôi khi tràn khí màng phổi. Viêm phổi có thể bội nhiễm và áp xe hoá.
Rửa dạ dày trong ngộ độc cấp bằng hệ thống mở
Kết thúc rửa: hút hết dịch trong dạ dày, bơm vào dạ dày 20g than hoạt uống cùng 20g sorbitol, nhắc lại sau 2 giờ cho đến khi đạt 120g than hoạt.
Các nguyên tắc xử trí ngộ độc
Khi chất độc đã vào cơ thể, phải tìm mọi biện pháp để nhanh chóng loại trừ ra khỏi cơ thể: qua đường tiêu hoá, tiết niệu, qua phổi và lọc ngoài thận.
Rối loạn cân bằng toan kiềm trong hồi sức cấp cứu
Hàng ngày, cùng với lượng acid bay hơi (CO2), cơ thể sinh ra khoảng 1mEq/L acid không bay hơi (ion hydro = H+) cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày do quý trình chuyển hóa.
Chẩn đoán sốc
Giảm cung lượng tim sẽ gây ra tăng bù trừ sức cản hệ thống mạch (sốc do tim hoặc giảm thể tích máu) có sự tham gia của hệ giao cảm và sự phóng thích catecholamin.
Bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt
Ngoài thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu, kiểm tra mạch bẹn để đánh giá hiệu quả của bóp tim (hai lần kiểm tra một lần). Tiếp tục thực hiện đến khi mạch đập trở lại hoặc có thêm đội ứng cứu.
Đặt ống thông Blackemore
Nếu người bệnh hôn mê: phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn trước khi đặt ống thông để tránh sặc vào phổi. Kê gổi dưới đầu người bệnh để đầu gập lại rồi đẩy ống thông từ từ.
Thông khí bằng thở tự nhiên với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí (CPAP)
Kiểm tra vòng mạch hô hấp của máy, Fi02 và áp lực đường thở của máy. Fi02 sử dụng cho CPAP giống như Fi02 đã dùng cho người bệnh.
Đặt ống thông vào mạch máu bằng phương pháp Desilet
Địa điểm chọc kim: dưới cung đùi 2cm, phía trong động mạch đùi 5mm. Kim hướng lên trên, theo một góc 30° với mặt da về phía rốn. Chọc sâu 5 - 10mm, đôi khi 20 - 30mm ở người béo.
Thổi ngạt
Thầy thuốc quỳ chân, ngửa đầu lên hít một hơi dài rồi cúi xuống áp chặt vào miệng nạn nhân, một tay bịt hai lỗ mũi nạn nhân, một tay đẩy hàm dưới ra phía trước.
Ngộ độc khí gây kích thích và gây ngạt
Các khí độc kích thích các phế quản lốn gây co thắt, các phế quản nhỏ làm tăng tiết, tắc nghẽn, sung huyết và phù nề dẫn đến bội nhiễm nhanh chóng.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu ở người đái tháo đường
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu hay gặp ở bệnh nhân già có đái tháo đường không phụ thuộc insulin, tuy nhiên hôn mê tăng áp lực thẩm thấu có thể đã bị hôn mê có toan cêtôn máu.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn và tâm phế mạn
Đánh giá mức độ phì đại hay giãn của tim phải không phải là dễ vì khó cụ thể hoá và trên thực tế người ta chỉ phát hiện được trên X quang mà thôi.
Cơn tăng huyết áp
Cơn tăng huyết áp là một tình trạng tăng vọt huyết áp làm cho số tối thiểu tăng quá 120 mmHg hoặc sô tối đa tăng thêm lên 30 - 40 mmHg.
Ngộ độc phospho hữu cơ
Hội chứng muscarin đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, tăng tiết phế quản và co thắt phế quản, nhịp tim chậm, đồng tử co.
Rắn độc cắn
Băng ép, không thắt garô: phải đặt ngay sau khị bị cắn. Băng ép quá chậm, sau 30 phút, không còn kết quả nữa. Vì vậy, khi bị rắn cắn vào chân.
Lọc máu liên tục
Người bệnh và người nhà bệnh nhân phải được giải thích về tình trạng bệnh và kỹ thuật được tiến hành trên bệnh nhân, những ưu điểm cũng như tai biến, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.