Cơn cường giáp

2014-10-04 08:36 PM

Cơn thường xuất hiện sau một phẫu thuật không chuẩn bị kỹ sau đẻ, sau một nhiễm khuẩn nặng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Cơn cường giáp là đợt kịch phát của tình trạng nhiễm độc giáp trạng có thể gây tử vong (50%). Do tính chất nguy kịch nên còn gọi là cơn bão giáp trạng.

Sinh bệnh học

Người ta thưòng thấy các nguyên nhân thuận lợi như  nhiễm khuẩn, đả kích, chấn thương, phẫu thuật sinh đẻ. Cơn cường giáp thường có sốt cao, có thể là do tăng chuyển hóa nhưng cũng có thể là do bội  nhiễm. Thuốc chẹn bêta tỏ ra có hiệu quả chứng minh một phần nào cơ chế tăng kích thích ào ạt hệ thần kinh giao cảm trong cơn bão giáp trạng.

Chẩn đoán xác định

Bệnh nhân có dấu hiệu cường giáp và có tiền sử rõ hoặc vừa cắt nửa tuyến giáp do cường giáp. Cơn thường xuất hiện sau một phẫu thuật không chuẩn bị kỹ sau đẻ, sau một nhiễm khuẩn nặng.

Sốt cao bao giờ cũng có (41°C).

Gầy sút nhanh, kém ăn, mất ngủ, vật vã, run chân tay, ỉa chảy, có thể vàng da.

Ở người trẻ các dấu hiệu kinh điển như run chần tay, lồi mắt, mạch nhanh, tuyến giáp to rõ.

Ở người già có khi chỉ thấy các dấu hiệu tim mạch (rung nhĩ, mạch nhanh, suy tim) tiêu hóa và thần kinh (có thể mê sảng, hôn mê).

Các xét nghiệm nội tiết thường là về muộn: T4 tăng trên 20pg. Đôi khi các dấu hiệu cường giáp không rõ, chỉ thấy bệnh nhân vật vã, nhịp nhanh, gầy sút, sốt nhưng sợ nóng.

Các dấu hiệu tim mạch rất thường gặp: cơn rung nhĩ nhanh, suy tim, tụt HA.

Xử trí

Hồi sức

Hạ sốt bằng paracetamol, chườm lạnh.

Nên dùng kháng sinh vì khó loại ngay được một bội nhiễm.

Hồi phục nước và điện giải. Phối hợp các thuốc vận mạch.

Glucose 30% truyền tĩnh mạch để chốrtg hạ đường máu.

Đôi khi phải dùng đến aminazin để an thần.

Nhưng cũng phải đề phòng suy tim: digital, lợi tiểu.

Methyl prednisolon 40mg/6h hoặc dexamethason 2 - 4mg tĩnh mạch/6h.

Corticoid ức chế các quá trình phóng thích nội tiết tố giáp trạng và chuyển T4 ra T3.

Thuốc đặc hiệu

Thuốc kháng giáp trạng (ức chế tổng hợp):

PTU (viên 25mg) 200mg/4h. PTU là thuốc tốt nhất có tác dụng ức chế T4 chuyển thành T3. Ngoài ra còn có thể cho MTU (500 - 1000 mg/ngày. Methimazon 30 - 40mg uống lần đầu, sau dó 20 - 30mg/8h, giảm dần liều khi đỡ.

Thuốc ức chế giải phóng nội tiết tố giáp trạng:

Dung dịch Lugol 5% chỉ dùng 1h sau khi đã cho uống PTU

Lugol 30 giọt/ngày chia nhiều lần (5 - 10 giọt/8h).

Có thể cho INa 1g/24h truyền tĩnh mạch chậm.

Tác dụng Lugol chậm vì vẫn còn nhiều thyroxin trong máu.

Thuốc chẹn bêta giao cảm:

Các thuốc này có tác dụng tức thì gồm: reserpin, guanethidin và propranolol. Propranolol hiệu quả nhất, có tác dụng đối kháng tác dụng ngoại biên của cơn cường giáp. Liều dùng propranolol bắt đầu bằng 20 - 80mg uống hoặc 1mg truyền tĩnh mạch. Dùng liều nhỏ tăng dần và phải theo dõi chặt chẽ mạch. Propranolol vẫn có tác dụng tốt nếu suy tim mối xảy ra, ngược lại nếu suy tim do cường giáp mạn hoặc bệnh nhân vành thì lại nguy hiểm. Nếu còn phân vân thì nên dùng reserpin tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch 1 - 3 ống 2,5mg.

Xử trí các nguyên nhân thuận lợi (nhiễm khuẩn, ỉa chảy...).

Tiên lượng phụ thuộc vào

Cơ địa người già, suy tim đã có những biến chứng (tim, tâm thần, mắt).

Sau khi xử trí cấp cứu, cần tiến hành làm gấp một số xét nghiệm cơ bản

Định lượng T4 và TSH (thyroid stimulating hormone)

Scinti tuyến giáp hoặc CT Scan

Tìm các kháng thể (kháng microsome, kháng thyroglobulin và kháng thyroperoxydase). Đến khi hết cơn bão. Điểu trị duy trì để xem xét phẫu thuật (nếu chưa làm) hoặc dùng phóng xạ.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị