Ngộ độc các Digitalic

2014-10-06 08:21 AM

Các digitalic được chiết xuất từ lá cây mao địa hoàng, digitalis purpurea, digitalis lanata và một sô digitalis khác. Các hoạt chất chính của digitalis là các heterozid.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Các digitalic được chiết xuất từ lá cây mao địa hoàng, digitalis purpurea, digitalis lanata và một sô digitalis khác. Các hoạt chất chính của digitalis là các heterozid.

Heterozid của digitan gồm có

Genin (hay aglycon) là 1 sterol kết hợp với các đưòng.

Đưòng của riêng nhóm digitan và glucose.

Digitalis purpurea gồm chủ yếu

Digitoxin (digitalin) là hoạt chất chính thuộc loại hethrosid A.

Gitoxin thuộc loại heterozid B.

Digitalis lanata gồm chủ yếu

Digitoxin: heterozid A.

Gitoxin: heterozid B.

Digoxin: heterozid c.

Ba heterozid của lanata có nhóm acetyl, được gọi là lanatozid hay digilanid A, B, C.

Chuyển hóa trong cơ thể

Hấp thu

Digitoxin: không bị thuỷ phân ở dạ dày, qua niêm mạc ruột trong nửa phút, hấp thu hoàn toàn sau 2 giờ. Kết hợp với nlhumin huyết thanh và lipoprotein.

Lanatozid C: hấp thụ chậm hơn 4 - 5 lần, ở thể tự do trong máu.

Tích luỹ: digitqxin tích luỹ nhiều nhâ't ở ống tiêu hoá.

Digoxin tích luỹ nhiều nhất ở thận.

Thải trừ

Digoxin thải trừ qua nưổc tiểu. Sang ngày thứ 2: 65% digoxin còn lại trong cơ thể. Ở bệnh nhân đái ít, vô niệu còn đến 80%. Sau 4 ngày, thải trừ 80%.

Digitoxin giáng hóa ở gan rồi thải trừ qua nước tiểu. Thải trừ chậm: 80% của một liều duy nhất được thải trừ trong 15 ngày. Digitoxin có chu kỳ gan ruột: thải trừ qua mật rồi hấp thu qua ruột.

Tác dụng dược lý và độc tính

Tác dụng dược lý

Digitalic làm tăng sức co bóp của cơ tim: làm ngắn thời gian tâm thu, kéo dài thời gian tâm trương.

Làm giảm tốc độ dẫn truyền, đặc biệt là ở đường dẫn truyền nhĩ thất.

Vì vậy làm giảm tần số tim, làm tăng cung lượng tim và giảm mức tiêu thụ oxy.

Tăng kích thích cơ tim làm cho dễ xuất hiện các ổ lạc chỗ.

Độc tính

Liều gây thấm digitan bằng 60% liều độc.

Liều độc gây loạn nhịp tim bằng 40 - 60% liều gây chết.

Liều gây chết: 2 - 20mg tuỳ bệnh nhân.

Các yếu tố liên quan đến độc tính

Sự hấp thu qua ruột: tuỳ theo loại digitan, tình trạng ruột bệnh nhân, tuỳ theo thời gian dùng thuốc.

Sự chuyển hoá qua gan: digitoxin bị giáng hoá ở gan nên dễ bị tích luỹ nếu có suy gan. Digitoxin không có chu kỳ gan ruột.

Tình trạng kali máu, calci máu

Giảm kali máu tạo điều kiện cho ngộ độc digitan dễ xuất hiộn. Calci và digitan có tác dụng cộng đồng trên cơ tim: cũng làm tăng tự động và kích thích của cơ tim.

Tình trạng cơ tim: tim suy hoặc viêm nhiễm nhạy cảm với digitan hơn tim bình thưòng. Suy tim càng nặng thì việc sử dụng digitan càng phải thận trọng, phải dùng liều thấp hơn liều thông thường.

Triệu chứng ngộ độc

Rối loạn tiêu hoá: nôn, đau bụng, ỉa chảy.

Rối loạn cảm giác và tâm thần: li bì, lờ đờ, ảo giác, đau mình mẩy, đau cơ, nhức đầu.

Rối loạn thị giác: ám điểm nhấp nháy (nổi đom đóm mắt) rối loạn màu sắc.

Vô niệu.

Rốì loạn nhịp tim và điện tim.

Dấu hiệu thấm digitan: ST chênh xuống dần đường đẳng điện, ngược chiều với QRS. QT ngắn lại, sóng u có thể cao.

Dấu hiệu ngộ độc đigitan biểu hiện bằng các rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền.

Độ I:

Bloc xoang nhĩ cấp 2.

Bloc nhĩ thất cấp 1

Chu kỳ Luciani Wenckebach.

Loạn nhịp xoang

Độ II:

Nhịp chậm xoang dưới 40.

Nhịp nhanh xoang trên 110.

Nhịp nhanh nút.

Ngoại tâm thu trên thất

Ngoại tâm thu thất một ổ, nhịp đôi.

Bloc xoang nhĩ cấp 3.

Bloc nhĩ cấp 2 và 3 chưa có ngừng tim.

Độ III:

Rung nhĩ mới xuất hiện.

Flutter nhĩ.

Cơn nhịp nhanh nhĩ có bloc nhĩ thất.

Cơn nhip nhanh nút có dẫn truyền lạc hướng. Ngoại tâm thu thất nhiều ổ.

Cơn nhịp nhanh thất có thể thoái triển được. BIoc nhĩ thất có thời gian ngừng thất bằng 3 phút.

Độ IV:

Cơn nhịp nhanh thất không tự thoái triển được. Flutter và rung thất.

Tuy nhiên độ 2 có thể chuyển ngay sang độ 4.

Xử trí

Xử trí chung

Ngừng ngay digitan.

Rửa dạ dày nếu bệnh nhân tự tử và được đưa đến sớm.

Nằm tại giường 10 ngày, theo dõi bằng monitor nhịp tim, điện tim cho đến khi hết dấu hiệu điện tim.

Xử trí kinh điển

Điều chỉnh nước và điện giải qua đường tĩnh mạch (vì mất nước, mất muối do nôn) không dung glucose 20% làm kali máu từ trong tế bào chạy ra ngoài tế bào.

Kali clorua 3 - 6g, phải truyền tĩnh mạch vì bệnh nhân nôn.

Atropin liều cao (2 - 4mg) khi có nhịp xoang chậm.

Các phương pháp xử trí loạn nhịp tim do ngộ độc

Isoproterenol viên 10mg, ngậm nhiều lần hoặc truyền tĩnh mạch 0,5 - 1mg.

Lactat natri 17,5% truyền tĩnh mạch.

Nhịp nhanh

Procainamid: 1g/6giờ, truyền tĩnh mạch.

Diphenyl hydantoin (Dihydan - Dilantin) truyền tĩnh mạch 250mg trong 10 phút.

EDTA Na: 3g trong dung dịch glucose5% truyền tĩnh mạch trong 20 phút để "gắp" calci.

Máy tạo nhịp ngoài tim có thể có ống thông điện cực trong buồng tim là chỉ định tốt nhất khi có

Nhịp chậm, bloc nhĩ thất.

Hoặc nhịp tim nhanh, truyền rồi đặt máy tạo nhịp.

Sôc điện trong trường hợp ngộ độc digitan ít kết quả và nguy hiểm vì dễ gây ngừng tim hoặc rung thất.

Xử trí hiện đại

Tiêm tĩnh mạch đoạn Fab của kháng thể kháng digoxin digihind) bệnh nhân sẽ hết ngay ngộ độc.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị