- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Thay huyết tương bằng phương pháp thủ công
Thay huyết tương bằng phương pháp thủ công
Cần có kế hoạch thay huyết tương cụ thể về số lượng huyết tương dự định loại bỏ, thời gian bắt đầu và kéo dài bao lâu, loại dịch thay thế huyết tương truyền vào cùng hồng cầu tự thân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mục đích
Lấy lần lượt nhiều đơn vị máu từ ngưòi bệnh có trộn dung dịch chống đông, ly tâm, tách bỏ toàn bộ huyết tương và truyền trả lại người bệnh phần hồng cầu tự thân có bổ sung dung dịch điện giải và huyết tương phù hợp của người cho máu khoẻ mạnh.
Chỉ định
Bệnh lý thần kinh:
Hội chứng Guillain - Barré.
Bệnh nhược cơ nặng.
Bệnh viêm mạn tính đa dây thần kinh mất myelin.
Bệnh máu:
Hội chứng tăng độ quánh.
Tăng cryoglobulin máu.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch.
Thiếu máu tan máu tự miễn.
Thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ - con.
Chất ức chế đông máu.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu sau truyền máu.
Bệnh chuyển hoá:
Tăng cholesterol máu.
Tăng triglycerid máu.
Bệnh thận:
Hội chứng Goodpasture.
Viêm cầu thận ác tính.
Ngộ độc một sô" thuốc và hoá chất:
Asen, carbamazepin, digoxin, digitoxin, nấm độc, paraquat parathion, phenylbutazon, phenytoin, quinin, theophylin, vincristin...
Chống chỉ định
Không có chông chỉ định tuyệt đối.
Chống chỉ định tạm thòi: cân nhắc trong các trường hợp:
Tình trạng suy hô hấp.
Tình trạng suy tuần hoàn.
Tình trạng nhiễm khuẩn nặng: nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn ngoài da nặng...
Đông máu rải rác nội mạch.
Chuẩn bị
Cán bộ chuyên khoa:
Bác sĩ chuyên ngành hồi sức cấp cứu.
Bác sĩ chuyên ngành truyền máu.
Y tá điều dưỡng.
Kỹ thuật viên chiết tách máu.
Cần có kế hoạch thay huyết tương cụ thể về số lượng huyết tương dự định loại bỏ, thời gian bắt đầu và kéo dài bao lâu, loại dịch thay thế huyết tương truyền vào cùng hồng cầu tự thân, dự kiến loại tai biến có thể xảy ra và biện pháp xử trí.
Phương tiện:
Máy ly tâm lạnh.
Máy hàn dây xách tay.
Túi lấy máu thể tích 250 - 300 ml (dành cho trẻ em và người lớn có trọng lượng dưới 40 kg) và 450 - 500 ml (dành cho ngưòi lốn). Nên sử dụng bộ túi đôi gồm một túi lấy máu chứa sẵn dung dịch chông đông (citrat 4%, ACD, CPD hoặc heparin) và 1 túi rỗng để chứa huyết tương cần tách bỏ.
Cân để tính lượng máu đã lấy.
Bộ nối truyền dịch ba đầu có van khoá.
Dụng cụ luồn ống thông tĩnh mạch ngoại vi, cỡ kim 14 - 16g.
Các bộ dây truyền dịch, truyền máu (có bầu lọc máu)
Dịch truyền các loại.
Máu toàn phần, khối hồng cầu, huyết tương, khôi tiểu cầu cùng nhóm.
Phiếu hồ sơ theo dõi thay máu.
Người bệnh:
Được giải thích kỹ, ký giấy đồng ý thực hiện kỹ thuật, hợp tác với thầy thuốc.
Tư thế nằm ngửa.
Làm xét nghiệm pH và khí máu, điện giải, đếm tế bào máu, bematocrit, protein huyết thanh và một số xét nghiệm chuyên khoa theo yêu cầu đánh giá, theo dõi' của từng loại bệnh.
Người bệnh cần được đặt trưổc ông thông tĩnh mạch ngoại vi (tay, đùi) để thủ thuật thực hiện được thuận lợi.
Nơi làm thủ thuật:
Nên thực hiện tại phòng cấp cứu hồi sức của các khoa lâm sàng, trong các buồng vô khuẩn.
Các bước tiến hành
Ngoài đường ốhg thông tĩnh mạch ngoại vi đã đặt từ trước, đặt thêm một đường truyền dịch bằng kim truyền cỡ 16 - 18g duy trì đường truyền dịch bằng dung dịch natri clorua 0,9%.
Lắp hệ thống lấy và truyền máu: nối bộ dây truyền máu có bầu lọc vào chai dung dịch natri clorua 0,9% thứ hai, còn đầu dây nối với một nhánh của bộ nối ba đầu. Mỏ khoá bộ dây truyền và khoá bộ nối ba đầu để đuổi khí hoàn toàn. Nối bộ túi đôi lấy máu với một nhánh của bộ nối ba đầu và một nhánh còn lại với ống thông tĩnh mạch ngoại vi.
Đặt túi lấy máu lên cân. Điều chỉnh cân kim chỉ về 0, hoặc tính trọng lượng bì để tính lượng máu lấy vào túi máu (lml máu có trọng lượng khoảng l,050g)
Khoá dây truyền nôi với chai natri clorua 0,9%. Garo đoạn chi đã đặt ôhg thông và mở khoá bộ nối ba đầu để máu tĩnh mạch bệnh nhân chảy vào túi máu. Yêu cầu người bệnh nắm - mỏ bàn tay liên tục để tăng tốc độ lấy máu. Trộn đều máu với dung dịch chổng đông bằng cách lắc đều túi máu.
Khoá bộ nối ba đầu khi lấy đầy túi máu (250 ml máu tương đương 265 - 270g hoặc 500ml máu tương đương 530 - 540g). Nối garo, mở khoá dây truyền natri clorua 0,9%. Hàn dây và tháo túi máu khỏi bộ nốì ba đầu. Vuôt và trộn máu còn nằm trong dây lấy máu vào túi máu.
Cân bằng túi máu với một túi khác, đặt vào máy ly tâm ở các vị trí đối xứng, đóng nắp máy và ly tâm ở +20°c đến 25°c
vổi tốc độ và thời gian như dành cho điều chế huyết tương giàu tiểu cầu. Máy ly tâm tự động ngừng khi hết thòi gian đã định.
Khi máy ly tâm ngừng hẳn, mở nắp máy, lấy túi máu đặt lên bàn ép huyết tương. Bẻ khoá ở đỉnh túi máu để huyết tương chảy sang túi rỗng kèm theo.
Khoá dây nối giữa hai túi khi tách hết huyết tương. Tháo túi khôi hồng cầu khỏi bàn ép. Hàn dây nối giữa hai túi và cắt rời.
Nốỉ túi khối hồng cầu vào đường truyền dịch qua kim và truyền cho bệnh nhân vối tốc độ nhanh. Có thể bổ sung khoảng 50 - 100ml natri clorua 0,9% vào khối hồng cầu trước khi truyền để làm giảm độ nhớt, tăng tốc độ truyền.
Tiếp tục chu kỳ lấy máu - tách huyết tương: cần thay bộ túi đôi lấy máu khác và lặp lại từ bước 4 đến bước 9.
Cần tính toán và cân bằng lượng dịch và máu lấy ra và truyền vào sau mỗi chu kỳ. Thể tích huyết tương cần loại bỏ và loại dịch truyền vào thay đổi tuỳ theo bệnh lý, tình trạng sức khoẻ và mục đích điều trị ở từng bệnh nhân cụ thể.
Vào cuối thủ thuật, cần lấy máu thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết như pH và khí máu, điện giải, đếm tế bào máu, hematocrit, protein huyết thanh và một số xét nghiệm chuyên khoa theo yêu cầu. cần xem xét lại cân bằng dịch lấy ra, truyền vào. Truyền thêm dịch yà các chế phẩm máu (khối hồng cầu, huyết tương, khối tiểu cầu) nếu cần thiết.
Kết thúc thủ thuật: khoá bộ nốỉ chạc ba, khoá dây truyền, rút kim truyền và ống thông ngoại vi. Băng ép nơi chọc tĩnh mạch và nâng cao chi cầm máu.
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi:
Phần lớn bệnh nhân thay huyết tương đều ở tình trạng nặng trưốc khi thực hiện thủ thuật, do vậy cần theo dõi cẩn thận tình trạng bệnh nhân trong suốt quá trình thủ thuật (thường kéo dài 2 - 4 giò).
Tình trạng mạch, huyết áp.
Tình trạng hô hấp.
Thân nhiệt.
Theo dõi đảm bảo tốc độ lấy máu và truyền máu nhanh, rút ngắn thòi gian thủ thuật.
Xử trí:
Giảm ion calci do thừa chống đông citrat và tình trạng tetani do nhiều nguyên nhân. Bổ sung các chế phẩm calci đường tĩnh mạch.
Ánh hưởng đến tuần hoàn: Duy trì cân bằng dịch sau mỗi chu kỳ lấy máu và truyền máu.
Điều chỉnh thiếu máu nếu có.
Ánh hưỏng đến hô hấp: Hồi sức hô hấp nếu cần thiết.
Tan máu do tổn thương cơ học: Tránh ép túi máu quá mạnh khi tách huyết tương.
Nhiễm khuẩn: Sử dụng kháng sinh điều trị và dự phòng.
Rét run, giảm thân nhiệt: Ủ ấm cơ thể, ủ ấm dịch qua dây truyền.
Bài viết cùng chuyên mục
Chứng porphyri cấp
Chứng porphyri cấp từng đợt, chứng coproporphyri gia truyền và chứng pornhyri variegata là 3 loại porphyri gan - có thể gây ra những bệnh cảnh cấp cứu giống như viêm nhiều rễ thần kinh.
Thay huyết tương bằng máy
Thông thường bằng máy thay huyết tương trong 2 giờ chúng ta có thể loại bỏ từ 1500 - 2000 ml huyết tương và truyền vào 1500 - 2000ml dịch thay thế huyết tương.
Các bệnh lý tăng hoặc giảm độ thẩm thấu máu
Sự phối hợp giữa toan chuyển hóa có khoảng trống ion điện tích âm với khoảng trống thẩm thấu vượt quá 10 mosm/kg là không đặc hiệu cho trường hợp uống phải rượu độc.
Tiêm xơ điều trị chảy máu ổ loét dạ dày tá tràng
Khi nhìn thấy đầu ống thông ở trong dạ dày thì đưa ống đến trước ổ loét xác định vị trí tiêm. Sau đó người trợ thủ mới đẩy kim ra khỏi ông thông.
Ngộ độc Phospho vô cơ và Phosphua kẽm
Ngộ độc nhẹ gây suy tế bào gan cấp, suy thận cấp rối loạn thần kinh, có thể kết thúc bằng tình trạng sốc muộn sau 2 ngày. Vì vậy phải theo dõi sát bệnh nhân trong một hai tuần đầu.
Hội chứng suy đa tạng
MODS là một hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân đang hồi sức cấp cứu, do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hay đa chấn thương, bỏng.
Ngộ độc các chất ma túy (opiat)
Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.
Ngộ độc Asen vô cơ
Uống một lúc trên 0,20g anhydrit asenito có thể bị ngộ độc nặng, tử vong. Muối asen vô cơ gây độc mạnh hơn nhiều so với muối hữu cơ, và cũng tích luỹ lâu hơn trong cơ thể.
Lọc màng bụng thăm dò
Chọc ống thông có luồn sẵn nòng xuyên qua thành bụng chừng 3 - 4cm về phía xương cùng, vừa chọc vừa xoay ống thông. Khi nghe tiếng sật.
Cơn đau thắt ngực không ổn định
Trong 48h đầu: định lượng CPK hoặc tốt hơn nữa là định lượng iso-enzym MB của CPK. cần nhớ rằng CPK rất nhạy ngay trong giò đầu của nhồi máu cơ tim.
Thổi ngạt
Thầy thuốc quỳ chân, ngửa đầu lên hít một hơi dài rồi cúi xuống áp chặt vào miệng nạn nhân, một tay bịt hai lỗ mũi nạn nhân, một tay đẩy hàm dưới ra phía trước.
Chọc hút qua màng nhẫn giáp
Là thủ thuật lấy bệnh phẩm trong khí phế quản để xét nghiệm chẩn đoán tế bào học, vi khuẩn, ký sinh vật bằng một ông thông luồn qua kim chọc qua màng nhẫn giáp để hút dịch khí phế quản hoặc rửa khí phế quản với một lượng dịch nhỏ hơn hoặc bằng 10ml.
Chọc hút dẫn lưu dịch màng phổi
Nối ống dẫn lưu với ống dẫn của máy hút hoặc ống nối. cố định ổng dẫn lưu vào da bằng một đường chỉ. Đặt một vòng chỉ chờ qua ống dẫn lưu để thắt lại khi rút ống ra.
Ngộ độc cấp thuốc chuột tầu (ống nước và hạt gạo đỏ)
Tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch/ 1 lần có thể nhắc lại đến 30mg, nếu vẫn không kết quả: thiopental 200mg tĩnh mạch/ 5 phút rồi truyền duy trì 1 - 2mg/kg/ giờ (1 - 2g/24 giờ).
Thôi thở máy
Hút đờm ở nhiều tư thế thử để người bệnh ở phương thức SIMV nếu có phương thức này trên máy. Theo dõi trong 15, 30 phút, nếu không có dấu hiệu suy hô hấp cấp.
Ngộ độc phụ tử
Sau khi nhấm một ngụm rượu phụ tử, bệnh nhân nhận thấy có rối loạn cảm giác, cảm giác kiến bò ở lưỡi rồi mất hết cảm giác ở lưỡi.
Thông khí điều khiển áp lực dương ngắt quãng đồng thì (SIMV or IDV)
Nếu khó thở, xanh tím - lại tăng tần số lên một ít cho đến hết các dấu hiệu trên.Khi giảm được tần số xuống 0, người bệnh đã trở lại thông khí tự nhiên qua máy.
Ngộ độc các chất gây rối loạn nhịp tim
Trong ngộ độc cocain gây tăng huyết áp nên tránh dùng các loại chẹn beta vì có thể kích thích alpha gây co thắt động mạch, làm tăng huyết áp. Thuốc thích hợp là nhóm benzodiazepin.
Bệnh học bại liệt
Liệt cơ hoành: bệnh nhân thở kiểu sườn trên, theo trục dọc. Ấn bàn tay vào vùng thượng vị, bảo bệnh nhân phồng bụng, không thấy bàn tay bị đẩy lên.
Xử trí cơn cường giáp và thai nghén
Do tác dụng phản hồi âm tính ỏ tuyến yên đối với nội tiết tố giáp trạng, đáp ứng của TSH với TRH bị hoàn toàn ức chế khi có tăng nội tiết tố giáp trạng.
Các rối loạn kali máu
Cam thảo và lợi tiểu làm mất kali gây tăng aldosteron thứ phát, làm tăng huyết áp, ngừng uống thuốc và cho kali sẽ hạ huyết áp nhanh chóng.
Chọc hút máu tĩnh mạch đùi
Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt để làm xét nghiệm các khí trong máu và điện giải ỏ người bệnh truy mạch, khó dùng các tĩnh mạch tay hoặc bàn chân.
Ngộ độc Clo hữu cơ
Clo hữu cơ có độ hoà tan trong mỡ rất cao nên có thể ngấm qua da nhất là khi trời nóng. Clo hữu cơ gây ngộ độc nặng chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hoá.
Ngộ độc cồn Etylic (rượu)
Tình trạng giảm thông khí phế nang do ức chế trung tâm hô hấp, do tăng tiết khí quản, ứ đọng đờm dãi dẫn đến thiếu oxy tổ chức, cuối cùng là toan chuyển hoá.
Ngộ độc các dẫn chất của phenothiazin
Bệnh nhân suy gan dễ bị ngộ độc. Liều cao vừa phải gây hôn mê có tăng trương lực cơ, cứng hàm, nhưng không có rối loạn hô hấp. Liều rất cao, gây hôn mê sâu, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt.