Ngộ độc sắn

2014-10-04 09:21 AM

Trong vỏ sắn có một heteroizit bị thuỷ phân trong nước thành acid cyanhydric, aceton và glucose vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Để tránh bị ngộ độc, người ta bóc vỏ, và ngâm sắn trong nước trước khi luộc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Sắn là rễ biến thành củ của cây sắn Manihot thuộc họ Euphorbiacae.

Sắn có hai loại:

Manihot aipi Pohl, ít gây ngộ độc (sắn ngọt).

Manihot utilissima, hay gây ngộ độc (sắn đắng).

Độc tính

Trong vỏ sắn có một heteroizit bị thuỷ phân trong nước thành acid cyanhydric, aceton và glucose vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Để tránh bị ngộ độc, người ta bóc vỏ, và ngâm sắn trong nước trước khi luộc. Chất độc có nhiều ở vỏ sắn, đầu sắn và ruột sắn (phần xơ).

Triệu chứng ngộ độc cấp

Lâm sàng

Triệu chứng ngộ độc acid cyanhydric: acid này ức chế hoạt động của men hô hấp đặc biệt là enzym cytocrom oxydase, enzym đỏ Warburg làm cho các tổ chức không sử dụng được oxy.

Rõi loạn tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy.

Rối loạn thần kinh: chóng mặt nhức đầu. Nặng hơn có thể co cứng, co giật, đồng tử giãn, sau đó hôn mê.

Rối loạn hô hấp: tình trạng ngạt thở, xanh tím, suy hô hấp cấp gây tử vong nhanh.

Xét nghiệm độc chất

Máu tĩnh mạch đỏ tươi do oxy không được sử dụng.

Chất nôn và nước tiểu có acid cyanhydric.

Xử trí

Gây nôn bằng apomorphin 0,005g tiêm dưới da hoặc rửa dạ dày bằng dung dịch kali permanganat 2%.

Đặt ống thông nội khí quản, cho thở máy, tăng thông khí thải trừ nhanh chất độc qua đường hô hấp.

Tiêm nhanh các chất gây methemoglobin máu. Methemoglobin sẽ kết hợp với acid cyanhydrie để giải phóng cytocrom oxydase. Có thể dùng các chất gây methemoglobin sau đây:

Xanh metylen 10 - 30 ml dung dịch 1% tiêm tĩnh mạch chậm, cho đến khi bệnh nhân xanh tím lại.

Natri nitrit dung dịch 3%, 5 - 10ml tiêm tĩnh mạch chậm, có thể tiêm lại cho đến khi bệnh nhân xanh tím lại.

Vitamin B12 1000 gamma 10 - 20 ống tiêm tĩnh mạch chậm. Có thể tiêm lại nhiều lần. Vitamin B12 thực chất là hydroxocobalamin có nguyên tcí co ban, kết hợps rất mạnh với acid cyanhydric thành cyancobalamin vẫn thường thấy trong vitamin B12. Có thể dùng coban tetracemat (Kelocyanor) thay cho vitamin B12.

Natri hyposulíĩt dung dịch 25%, 20ml tiêm tĩnh mạch nhiều lần. Thuốc này không độc, có thể tiêm tới 50g. Thuốc kết hợp với acid cyanhydric thành acid sulfocyanhydric 200 lần kém độc hơn acid cyanhydric.

Glucose 30% cũng có tác dụng lên HCN để chuyển thành nitril alcol không độc.

Chống sốc: khi dùng các thuốc gây methemoglobin máu bệnh nhân dễ bị sốc, bản thân acid cyanhydric cũng gây truỵ mạch.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị