- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Chọc hút dẫn lưu dịch màng phổi
Chọc hút dẫn lưu dịch màng phổi
Nối ống dẫn lưu với ống dẫn của máy hút hoặc ống nối. cố định ổng dẫn lưu vào da bằng một đường chỉ. Đặt một vòng chỉ chờ qua ống dẫn lưu để thắt lại khi rút ống ra.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mục đích
Là thủ thuật chọc hút và dẫn lưu dịch màng phổi nhằm giải phórìg màng phổi khỏi bị chèn ép gây suv hô hấp cấp.
Chỉ định
Tràn dịch, mủ, máu màng phổi.
Chống chỉ định
Không có, nhưng không chỉ định dẫn lưu tràn dịch màng phổi do suy tim, suy thận (điều trị nguyên nhân bệnh là chính), nếu khó thở chỉ chọc hút, không dẫn lưu.
Chuẩn bị
Cán bộ chuyên khoa
Một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, một y tá (điều dưỡng).
Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. Khử khuẩn tay, đi găng. Mũ áo, khẩu trang vô khuẩn.
Phương tiện
Ống dẫn lưu Monod: bằng cao su, có lỗ ở giữa và cửa sổ bên, nòng tròn, đầu tù, vỏ ống bằng kim loại.
Hoặc ống dẫn Jolly: bằng chất dẻo, nòng bằng kim loại, đầu nhọn.
Ống nối với bình dẫn lưu hoặc máy hút.
Dao mổ.
Bơm tiêm 20ml, kìm, kẹp.
Kim chỉ khâu da.
Thuốc tê: xylocain.
Bông băng, cồn iod.
Oxy.
Người bệnh
Khám lâm sàng, chụp phim phổi.
Giải thích cho người bệnh, nếu người bệnh tỉnh để ở tư thế ngồi hoặc nằm đầu cao.
Atropin 1/4mg tiêm tĩnh mạch trước 15 phút.
Nếu người bệnh lo sợ, dùng diazepam lOmg hoặc midazolam 5mg tiêm tĩnh mạch.
Hồ sơ bệnh án, phim X quang phổi.
Nơi thực hiện
Tại giường bệnh, buồng hồi sức cấp cứu vô khuẩn.
Các bước tiến hành
Xác định điểm chọc
Khoang liên sườn 7 - 8 trên đưòng nách giữa.
Nếu dịch nhiều có thể chọc ở khoang liên sườn 2 - 3.
Dịch mủ: đưa ống thông qua khoang liên sườn 2 - 3.
Tràn dịch, tràn khí dùng cả hai đường trên và dưói.
Kỹ thuật
Khử khuẩn da.
Gây tê tại chỗ bằng xylocain, khi bơm hết thuốc đẩy nhẹ nhàng kim tiêm vào, vừa đẩy vừa hút để thăm dò dịch màng phổi.
Kiểm tra các ổng dẫn có vừa nhau không.
Ống Monod: có 3 phần: ống dẫn lưu bằng chất dẻo, trong có nòng, bọc ngoài ống chất dẻo là ống kim loại
Sau khi gây tê, chọc hút thăm dò, rạch da khoảng 0,5 cm.
Lấy 2 mũi của một kẹp tách các thớ cơ ra để chuẩn bị đường vào của ống kim loại và nòng.
Bảo người bệnh nhịn thở.
Chọc thẳng góc ống kim loại có nòng vào khoang màng phổi.
Rút nòng ra, nếu đã vào khoang màng phổi thấy dịch chảy ra, lây đầu ngón tay cái bịt đầu ngoài của ống kim loại lại.
Hướng ống kim loại về phía định đặt ống dẫn lưu.
Kẹp ống dẫn lưu ở một đầu, luồn vào ống kim loại và đẩy vào trong khoang màng phổi.
Rút ống kim loại ra.
Nốĩ ống dẫn lưu với ống dẫn của máy hút hoặc ống nối. cố định ổng dẫn lưu vào da bằng một đường chỉ. Đặt một vòng chỉ chờ qua ống dẫn lưu để thắt lại khi rút ống ra.
Tháo kẹp ra và nối vói máy hút.
Chụp phim phổi kiểm tra vị trí ống dẫn.
Ông dẫn lưu Jolly: ống dẫn lưu bằng chất dẻo, trong có nòng bằng kim loại đầu nhọn.
Sau khi rạch da, đẩy ống có nòng kim loại vào.
Khi vào đến khoang màng phổi rút bớt nòng ra tiếp tục đẩy ống thông theo hướng đã định.
Rút hẳn nòng thông ra vói ống dẫn lưu.
Cố định ống với da như trên.
Dẫn lưu.
Dẫn lưu đơn giản: nối ống dẫn lưu với lọ đựng nước sát khuẩn để ở thâp (dưới đất) bằng một dây dẫn dài có van một chiều kiểu Heimlich hoặc tự tạo bằng một ngón găng tay cao su.
Dẫn lưu với máy hút liên tục, hoặc van ơeanneret để điều chỉnh áp lực hút từ 20 - 40 cm nước.
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi
Khi làm thủ thuật
Người bệnh đau nhiều do gây tê chưa tốt hoặc đầu nhọn của Ống kim loại đâm vào phổi. Có thể dẫn đến sốc. Người bệnh da tái, mạch chậm, tụt huyết áp... cần để nằm đầu thấp, atropin 0,5mg tiêm tĩnh mạch.
Chảy máu trong màng phổi dễ bị đông làm tắc ốhg, 15 - 30 phút một lần tuốt ống dẫn lưu trong ra ngoài để đẩy máu ra. Đo khối lượng máu chảy để bù lại bằng truyền máu.
Sau khi đặt ống.
Đảm bảo áp lực hút liên tục, đường dẫn lưu phải kín.
Theo dõi đảm bảo ốhg dẫn lưu thông liên tục.
Chụp phổi kiểm tra: vị trí đầu ống, độ giãn nở của phổi.
Xử trí
Tắc ống dẫn lưu.
Do vị trí đầu Ống không đúng hoặc gấp khúc: cần đặt lại ống dẫn lưu.
Do máu cũ, sợi huyết hoặc mủ đặc: rửa màng phổi bằng dung dịch NaCl 0,9% đến khi dịch trong.
Chảy máu ngay sau khi đặt ống dẫn lưu do nòng nhọn của ống dẫn lưu Jolly gây tổn thương ỏ phổi, động mạch gian sườn hoặc vú trong, máu tươi dễ gây đông ngay trong ống dẫn lưu làm tắc ống: tuốt ống từ trong ra ngoài thường xuyên, theo dõi lượng máu mất để bù máu.
Tràn khí dưới da
Xung quanh ống dẫn lưu cần kiểm tra xem ống có bị tắc không nhiễm khuẩn
Gây tràn mủ màng phổi: kháng sinh, dẫn lưu.
Viêm da quanh chỗ chọc: kháng sinh, thay băng nhiều lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngộ độc cồn Etylic (rượu)
Tình trạng giảm thông khí phế nang do ức chế trung tâm hô hấp, do tăng tiết khí quản, ứ đọng đờm dãi dẫn đến thiếu oxy tổ chức, cuối cùng là toan chuyển hoá.
Cấp cứu tràn khí màng phổi
Đặt ống thông dẫn lưu to nối với máy hút tạo một áp lực âm khoảng -10 đến -20 cmH20 thường có kết quả trong đa sô trường hợp.
Chọc hút máu tĩnh mạch đùi
Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt để làm xét nghiệm các khí trong máu và điện giải ỏ người bệnh truy mạch, khó dùng các tĩnh mạch tay hoặc bàn chân.
Ngộ độc lá ngón
Dấu hiệu thần kinh: với liều vừa gây kích thích, giãy giụa, co giật, nhìn đôi, lác mắt. Với liều cao, tác dụng giống cura gây liệt cơ hô hấp, hạ thân nhiệt, hôn mê.
Chẩn đoán và xử trí tăng áp lực nội sọ
Thể tích não có thể tăng mà chưa có tăng áp lực nội sọ vì có các cơ chế thích ứng (nưốc não tuỷ thoát về phía tuỷ sông, tăng thấm qua mạng nhện vào xoang tĩnh mạch dọc trên.
Cơn cường giáp
Cơn thường xuất hiện sau một phẫu thuật không chuẩn bị kỹ sau đẻ, sau một nhiễm khuẩn nặng.
Ngộ độc các corticoid
Không gây ngộ độc cấp. Nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là khi dùng lâu. Loét dạ dày: có thể kèm theo thủng và xuất huyết. Nhiễm khuẩn và virus đặc biệt là làm cho bệnh lao phát triển. Gây phù do ứ nước và muối.
Cấp cứu say nắng
Trong say nóng, trung tâm điều hoà thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Còn trong say nắng, bản thân trung tâm điều hoà thân nhiệt bị chấn động đả kích.
Các rối loạn nước và điện giải trong cơ thể
Gọi là hạ Na máu khi Na xuống dưới 130mmol/l. Ở bệnh nhân suy tim có phù, Na máu bằng 130 mmol/1 là vừa phải không cần điều chỉnh.
Ngộ độc phospho hữu cơ
Hội chứng muscarin đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, tăng tiết phế quản và co thắt phế quản, nhịp tim chậm, đồng tử co.
Hít phải dịch dạ dày
Dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng phụ thuộc vào thể tích và pH dịch vị cũng như có hay không các yếutố như: hít trên 25 ml dịch vị ở người lớn.
Thăng bằng kiềm toan trong cơ thể
Trong huyết tương có hệ thông đệm bicarbonat HC03/H2C03 là quan trọng nhất, ngoài ra còn có các hệ thông phosphat và proteinat là chủ yếu.
Ngộ độc Clo hữu cơ
Clo hữu cơ có độ hoà tan trong mỡ rất cao nên có thể ngấm qua da nhất là khi trời nóng. Clo hữu cơ gây ngộ độc nặng chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hoá.
Đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn phương pháp chọc Troca qua da
Lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra (chú ý chỉ chọc khi bệnh nhân thỏ ra). Tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào kim một đoạn khoảng 10,12cm
Đại cương về liệt ngoại vi
Liệt thần kinh ngoại vi xuất hiện đột ngột và có kèm hội chứng não cấp thường gặp trên lâm sàng nhưng không phải lúc nào cũng có thể chẩn đoán được cụ thể ngay từng nguyên nhân.
Ngộ độc cồn Metylic
Cồn methylic có thể gây ngộ độc do hít phải hơi, do tiếp xúc với da, do uống nhầm, cồn methylic rất độc vì: Thải trừ chậm - chuyển hoá thành formol và acid formic. Liều gây chết người ở người lớn khoảng 30 - 100ml.
Chứng porphyri cấp
Chứng porphyri cấp từng đợt, chứng coproporphyri gia truyền và chứng pornhyri variegata là 3 loại porphyri gan - có thể gây ra những bệnh cảnh cấp cứu giống như viêm nhiều rễ thần kinh.
Điện giật
Dòng điện cao tần lại ít nguy hiểm hơn. Dòng điện một chiều ít gây rung thất và chỉ gây tổn thương tim nếu quá 400 wattsec. Vói 200 , 300ws trong thời gian 0,01 đến 0,001 sec.
Tiêm xơ điều trị chảy máu ổ loét dạ dày tá tràng
Khi nhìn thấy đầu ống thông ở trong dạ dày thì đưa ống đến trước ổ loét xác định vị trí tiêm. Sau đó người trợ thủ mới đẩy kim ra khỏi ông thông.
Cơn hen phế quản ác tính
Hen phế quản là một bệnh rất thông thường trên thế giới chiếm tỷ lệ 1 - 4% dân sô". Hen phê quản có thể tử vong do cơn hen phế quản ác tính gây suy hô hấp cấp (50%) và đột tử (50%).
Các rối loạn kali máu
Cam thảo và lợi tiểu làm mất kali gây tăng aldosteron thứ phát, làm tăng huyết áp, ngừng uống thuốc và cho kali sẽ hạ huyết áp nhanh chóng.
Các nguyên tắc xử trí ngộ độc
Khi chất độc đã vào cơ thể, phải tìm mọi biện pháp để nhanh chóng loại trừ ra khỏi cơ thể: qua đường tiêu hoá, tiết niệu, qua phổi và lọc ngoài thận.
Đặt ống nội khí quản qua đường miệng có đèn soi thanh quản
Thầy thuốc đeo găng tay, tay trái cầm đèn soi khí quản rồi đưa vào bên phải lưỡi chuyển vào đường giữa. Dùng hai ngón tay của bàn tay phải đẩy gốc lưỡi sang bên nếu lưỡi bị kẹt giữa lưỡi đèn và răng.
Phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương
Vì các mao mạch phổi không có cơ tròn trước mao mạch nên áp lực chênh lệch giữa động mạch phổi và mao mạch phổi phản ánh áp lực nhĩ trái.
Ngộ độc Opi và Morphin
Ở người lớn, liều gây độc khoảng từ 0,03 - 0,05g morphin liều gây chết khoảng 0,10g morphin tiêm và 0,20 - 0,40g morphin uống. Với nhựa opi, liều gây chết khoảng 2g.