Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV) trong hồi sức cấp cứu

2014-10-02 10:08 AM

Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ kết thúc thì thở vào khi dòng chảy giảm xuống và áp lực trong phổi đạt mức đỉnh vì vậy Vt thay đổi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục đích

Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ (pressure support ventilation - PSV) thay thế thông khí nhân tạo điều khiển đê người bệnh bắt đầu tự thở nhưng được máy hỗ trợ một phần, khi người bệnh có nỗ lực thở vào. Người bệnh không còn bắt buộc phải thở theo máy mà tự mình ấn định tần số thở thích hợp (khác với IMV và SIMV). Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ (PSV) kết thúc thì thở vào khi dòng chảy giảm xuống và áp lực trong phổi đạt mức đỉnh vì vậy Vt thay đổi. Còn thông khí nhân tạo có trigger (độ nhậy) ấn định trước thời gian thở và Vt.

Chỉ định

Tình trạng hô hấp đã được cải thiện nhiều, nhưpg chưa cai được thở máy.

Chống chỉ định

Mất sự chỉ huy hô hấp ở thần kinh trung ương.

Liệt hô hấp chưa hồi phục.

Quá suy kiệt

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu.

Một kỹ thuật viên chăm sóc hô hấp.

Phương tiện

Bóng Ambu.

Máy hút, Ống hút đờm.

Máy hô hấp nhân tạo có các phương thức control, assist/ control, PSV.

Người bệnh: được giải thích kỹ để yên tâm tự thở, tránh thở quá nhanh.

Các bước tiến hành

Kiểm tra hoạt động hô hấp với thông khí nhân tạo điều khiển, nếu thấy hô hấp được cải thiện thử chuyển sang SIMV.

Đặt độ hỗ trợ PSV vào khoảng 1/2 áp lực đỉnh thở vào với SIMV.

Lấy máu làm xét nghiệm khí trong máu.

Giảm bớt SIMV xuôhg 4 lần/phút ngưòi bệnh thở và quan sát trong 15 phút.

Nếu người bệnh thở dưới 20 lần/ phút bỏ SIMV, chỉ cho thở PSV.

Tiếp tục giảm dần áp lực hỗ trợ xuống 3 - 5cm nước mỗi lần, sao cho nhịp thở vẫn khoảng 10-20 lần/phút và các dấu hiệu sinh tồn vẫn ổn định.

Theo dõi và xử lý tai biến

Thường xuyên đo áp lực các khí trong mẩu.

Sắc mặt, huyết áp, mạch, nhịp thở.

Chụp X quang phổi.

Tai biến chung của thông khí nhân tạo nhưng ít hơn. Tuy nhiên do không biết được Vt nên cần tăng cường kiểm tra, theo dõi.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị