Virus hợp bào đường hô hấp

2016-05-03 07:34 PM

Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhiễm virus đường hô hấp là bệnh hay gặp nhất ở người. Người ta đã xác định được sự liên quan đặc hiệu giữa những nhóm virus với những hội chứng bệnh nhất định, ở trẻ sơ sinh và người già hoặc những người có bệnh lý đường hô hấp trước đó thì bội nhiễm vi khuẩn làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong.

Virus hợp bào đường hô hấp (respiratory syncytial virus - RSV) hàng năm gây ra các vụ dịch viêm phổi, viêm tiểu phế quản và viêm khí phế quản ở người trẻ. Tái nhiễm virus là hay gặp, biểu hiện của bệnh điển hình như viêm nhẹ đường hô hấp trên và viêm khí phế quản ở trẻ lớn và người trưởng thành. Tổn thương phổi nặng do virus hợp bào đường hô hấp gặp ở người già và những người bị tổn thương miễn dịch có tỷ lệ tử vong cao ở người ghép túy xương, trẻ em được ghép gan. Trẻ em bị tim bẩm sinh có nguy cơ cao nhiễm virus hợp bào đường hô hấp nặng.

Vụ dịch hàng năm xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Thời gian ủ bệnh trung bình là 5 ngày. Truyền bệnh có thể xảy ra qua mắt hoặc mũi.

Trong viêm tiểu phế quản có sự tăng sinh và hoại tử biểu mô tiểu phế quản gây tắc đường hô hấp do tăng tiết dịch và bong vảy của biểu mô. Triệu chứng gồm có sốt nhẹ, thở nhanh, tiếng cò cử. Có hiện tượng ứ khí ở phổi, giảm trao đổi khí và cơ quan hô hấp tăng cường làm việc. Viêm tai giữa là một biến chứng hay gặp.

Virus hợp bào đường hô hấp là virus chỉ gây bệnh ở đường hô hấp. Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Có thể tiến hành chẩn đoán nhanh bằng cách xác định kháng nguyên virus ở dịch rửa của mũi nhờ phản ứng ELISA hoặc phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Nuôi cấy dịch tiết của mũi họng vẫn là tiêu chuẩn cho chẩn đoán.

Điều trị bao gồm làm ẩm không khí khi hít vào và thông khí hỗ trợ khi cần. Ở trẻ nhỏ, khí dung ribavirin có thể có tác dụng (1,1 g/ngày, pha loãng tới 20 mg/ml), dùng chung với oxy 12 - 18 giờ mỗi ngày, dùng 3 - 7 ngày, mặc dù liều cao dùng thời gian ngắn cũng có tác dụng. Phụ nữ có thai tránh sử dụng ribavirin; và những người nhiễm virus ở đường hô hâp trên cũng không cần dùng ribavirin. Tăng cường miễn dịch bằng dùng globulin miễn dịch G không có tác dụng trong xử trí nhiễm virus hợp bào đường hô hấp ở trẻ sơ sinh mặc dù có thể được thử dùng phối hợp với ribavirin ở người lớn bị tổn thương miễn dịch. Tuy nhiên, dùng globulin miễn dịch với virus hợp bào đường hô hấp đường tĩnh mạch 750 mg/kg cứ 30 ngày một lần có tác dụng và an toàn trong phòng nhiễm virus đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những đứa trẻ được coi là có nguy cơ rất cao nếu đẻ non hoặc bị bệnh tim phổi, đặc biệt là loạn sản phổi phế quản. Vaccin dưới nhóm dùng cho phụ nữ có thai có thể tạo ra bảo vệ thụ động với RSV cho trẻ sơ sinh và ở người già trong nhà dưỡng lão. Vì nhiễm virus hợp bào đường hô hấp tại bệnh viện gây ra lây truyền rất nhanh nên việc phòng bệnh tại bệnh viện là phải chẩn đoán nhanh, rửa tay sạch và có thể gây miễn dịch thụ động.

Bài viết cùng chuyên mục

Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân

Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.

Sốt phát ban thành dịch do bọ chét

Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.

Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính

Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Sốt do chuột cắn

Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.

Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis

Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.

Các bệnh do nấm Actinomyces

Đây là các vi khuẩn dạng sợi phân nhánh gram + kỵ khí, có đường kính khoảng 1µm và có thể phân chia thành dạng trực khuẩn. Khi vào trong các mô của vết thương.

Bệnh do vi rút

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.

Bệnh do Hantavirus

Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.

Quai bị

Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.

Những tác nhân gây bệnh giống virus có thời gian tiềm tàng kéo dài

Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm từ tổ chức não bị bệnh, điện cực, dụng cụ phẫu thuật thần kinh hoặc tránh ghép giác mạc.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Các loại bệnh do Campylobacte gây ra

C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.

Ỉa chảy ở người du lịch

Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.

Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella

Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.

Bệnh mèo cào

Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.

Ngộ độc Clostridium botulinum

Đây là bệnh ngộ độc thức ăn do ăn phải độc tố có sẵn thường do các typ A, B hoặc E của vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là một trực khuẩn có nha bào, kỵ khí tuyệt đối, có ở khắp nơi trong đất.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Vãng khuẩn huyết do Salmonella

Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.

Bệnh đậu do rickettsia

Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.

Sốt hồi quy

Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.

Bệnh dại

Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.

Cúm

Có thể dùng vaccin cho những người nhiễm HIV mà vẫn an toàn. Mối lo lắng về sự hoạt hóa nhân lên của virus HIV do các yếu tố gây miễn dịch có thể là quá mức cần thiết.