- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt
Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt
Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chlamydia là một nhóm lớn các sinh vật ký sinh nội bào bắt buộc, gần với vi khuẩn gram (-) được chia thành 3 loại: Chlamydia trachomatis, Chlamydia psittaci, và Chlamydia pneumoniae, dựa vào các loại hạt vùi nội bào, nhậy cảm với Sulfonamid, kết cấu kháng nguyên và các bệnh do chúng gây nên. C. trachomatis gây nhiều bệnh ở người liên quan đến mắt (mắt hột, viêm kết mạc thể vùi), đường sinh dục (u hạt lympho hoa liễu, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng), hoặc ở đường hô hấp (viêm phổi). C. psittaci gây bệnh sốt vẹt ở người và nhiều bệnh cho động vật. C. pneumoniae là loài mới được nhận biết và gây bệnh đường hô hấp. Sau đây sẽ mô tả một số bệnh tương đối đặc trưng do chlamydia gây nên.
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Sốt, ớn lạnh, và ho; hay gặp đau đầu.
Viêm phổi không điển hình và dấu hiệu viêm phổi xuất hiện tưong đối muộn.
Có tiếp xúc với các loài chim bị bệnh (vẹt, bồ câu hoặc các loài khác) 7 - 15 ngày trước.
Phân lập được chlamydia hoặc tăng độ chuẩn của kháng thể cố định bổ thể.
Nhận định chung
Sốt vẹt mắc phải do tiếp xúc với chim (vẹt, bồ cấu, gà, vịt và nhiều loại gia cầm) lành hoặc bệnh. Đôi khi khó khai thác bệnh sử tiếp xúc với chim nếu bệnh nhân nuôi chim quý hiếm nhập lậu.
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran. Giai đoạn sớm có thể không có biểu hiện ở phổi, về sau có thể có khó thở, tím tái. Có thể gặp viêm nội tâm mạc nhưng nuôi cấy khi khuẩn (-). Dấu hiệu điện quang trong trường hợp bệnh điển hình là hình ảnh viêm phổi không điển hình với xu hướng lan toả và tổn thương mô kẽ nhưng cũng có thể gặp hình ảnh đông đặc. X quang phổi không cho phép phân biệt sốt vẹt với các bệnh viêm phổi khác.
Ít khi cấy có vi khuẩn mọc. Thường chẩn đoán phải dựa vào huyết thanh học. Kháng thể xuất hiện trong tuần thứ 2 và có thể xác định được bằng phản ứng cố định bổ thể hoặc miễn dịch huỳnh quang. Điều trị kháng sinh sớm có thể làm kháng thể không tăng.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh cảnh của sốl vẹt không phân biệt được với các bệnh khác do virus, do mycoplasma hay các viêm phổi không điển hình khác, trừ khi có tiền sử tiếp xúc với chim. Khi viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà cấy máu không mọc, thì một trong những nguyên nhân cần nghĩ đến là bệnh sốt vẹt.
Điều trị
Tetracyclin 0,5g ngày uống 4 lần hoặc tiêm tĩnh mạch ngày 2 lần trong 14 - 21 ngày. Erythromycin cũng có thể có tác dụng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.
Bệnh do Legionella
Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.
Sốt xuất huyết
Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.
Bệnh Hạ cam
Các biến chứng thường gặp là viêm quy đầu và viêm đầu dương vật. Cần chẩn đoán nốt loét hạ cam với các vết loét bệnh khác, đặc biệt là giang mai.
Quai bị
Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.
Bệnh than
Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.
Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis
Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.
Viêm họng nhiễm khuẩn do liên cầu
Liên cầu tan huyết bê ta nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng xuất tiết phổ biến nhất. Bệnh lây qua các giọt nước bọt có vi khuẩn.
Bệnh phong
Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.
Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn
Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.
Virus herpes typ 1 và 2
Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.
Virus và viêm dạ dày ruột
Virus Norwalk và giống Norwalk chiếm khoảng 40% số các trường hợp ỉa chảy do virus đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường lây truyền qua con đường phân miệng.
Một số nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A
Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận.
Nhiễm khuẩn do các cầu khuẩn ruột
Vì các kháng sinh này đều không phải là loại kháng sinh diệt khuẩn đối với cầu khuẩn ruột, nên trong trường hợp viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm khuẩn nặng khác.
Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào
Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.
Nhiễm Parovirus
Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.
Một số bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio gây nên
V vulnificus và V alginolyticus đều không gây tiêu chảy, nhưng chủ yếu gây viêm mô tế bào dưới da và nhiễm khuẩn huyết tiên phát, Sau khi ăn sò có vi khuẩn hoặc tiếp xúc với nước biển.
Các bệnh do nấm Actinomyces
Đây là các vi khuẩn dạng sợi phân nhánh gram + kỵ khí, có đường kính khoảng 1µm và có thể phân chia thành dạng trực khuẩn. Khi vào trong các mô của vết thương.
Virus hợp bào đường hô hấp
Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.
Bệnh xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục
Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương.
Nhiễm virus herpes typ 6, 7, 8 (HHV)
Nhóm virus này có liên quan tới thải bỏ mảnh ghép và ức chế tủy xương ở người ghép tổ chức, gây viêm phổi và viêm não ở bệnh nhân AIDS.
Viêm màng não do phế cầu
Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.
Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính
Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.
Bệnh mèo cào
Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.