Vết thương do người và xúc vật cắn

2016-02-28 06:10 PM

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết cắn phụ thuộc vào súc vật cắn và thời điểm nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị cắn, Pasteunrella multocida gây nhiễm khuẩn vết thương do chó và mèo cắn rất sớm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Ở các vùng nông thôn mỗi ngày có khoảng 900 ca bị chó cắn đến phòng khám cấp cứu và khoảng 1% bệnh nhân đến trung tâm y tế để điều trị các vết thương do súc vật và người cắn. Vào những tháng mùa hè, người bị chó cắn nhiều nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Bản thân bệnh nhân tự biết mình bị súc vật cắn, hầu hết các trường hợp đều có lý do (như bị cắn khi đang chơi với súc vật, bị cắn do hoảng sợ đột ngột nhìn thấy chó hoặc trêu chó lúc đang ngủ). Bỏ qua chi tiết bệnh sử về lý do cắn là rất quan trọng vì khi súc vật tấn công không có lý do thì thường là nó bị bệnh dại. Vết cắn do người chủ yếu gặp ở trẻ em khi đang chơi hoặc đánh nhau; ở người lớn bị cắn thường do say rượu hoặc cắn nhau trong lúc đánh nhau.

Các yếu tố như loại súc vật cắn, vị trí vết cắn, loại vết thương do cắn đều quan trọng, liên quan đến nhiễm khuẩn vết thương. Mèo cắn dễ nhiễm khuẩn hơn người cắn, khoảng 30 - 50% trong số các vết thương do mèo cắn sau đó bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn vết thương do người cắn rất đa dạng: những vết do trẻ em cắn ít khi bị nhiễm khuẩn vì nông; còn vết cắn do người lớn bị nhiễm khuẩn từ 15 - 30%, đặc biệt là các vết thương khâu kín chiếm tỷ lệ nhiễm khuẩn cao. Chó cắn không rõ nguyên nhân nhiễm khuẩn khoảng 5%. Các vết cắn ở đầu, mặt, cổ ít nhiễm khuẩn hơn các vết cắn ở tứ chi. Các vết thương do châm bị nhiễm khuẩn nhiều hơn các vết rách, có lẽ do vết rách dễ rửa và dễ chăm sóc vết thương hơn.

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết cắn phụ thuộc vào súc vật cắn và thời điểm nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị cắn. Pasteunrella multocida gây nhiễm khuẩn vết thương do chó và mèo cắn rất sớm (trong vòng 24 giờ sau khi cắn). Bệnh khởi phát rầm rộ, nhanh chóng, sốt, rét run, viêm mô tế bào, viêm hạch tại chỗ. Cả hai loại vi khuẩn yếm khí và ái khí có trong miệng đều gây nhiễm khuẩn sớm vết thương do người cắn, thường kèm theo quá trình hoại tử nhanh chóng. Tụ cầu và liên cầu thường gây nhiễm khuẩn các vết thương muộn hơn (sau 24 giờ kể từ lúc bị cắn) đôi khi gặp cả các loại vi khuẩn khác. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong miệng như Capnocytophaga canimorsus (thường gọi là vi khuẩn DF2) là vi khuẩn gram (-); Eikenelìa corrodens, một loại vi khuẩn gram (-) khác và các loài haemophílus, các pseudomonas, các vi khuẩn gram (-) khác đều có thể gây nhiễm khuẩn các vết cắn.

Chưa có trường hợp nào bị nhiễm HIV do lây từ người cắn sang.

Điều trị

Chăm sóc tại chỗ

Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương, phải rửa sạch, cắt lọc, loại bỏ các phần hoại tử của vết thương. Phải chụp X quang để phát hiện gãy xương và các dị vật. Khám cẩn thận để đánh giá mức độ của tổn thương (rách gân, xâm nhập khe khớp).

Khâu

Có thể khâu trong trường hợp đòi hỏi phải đóng kín vì lý do thẩm mỹ hoặc cơ học. Tuy nhiên, nếu vết thương đã nhiễm khuẩn thì không bao giờ được khâu kín, những vết thương ở bàn tay nói chung cũng không được khâu do hay nhiễm vi khuẩn yếm khí dẫn đến mất chức năng của bàn tay.

Kháng sinh dự phòng

Phải điều trị kháng sinh dự phòng trong những trường hợp bị cắn có nguy cơ như mèo cắn ở bất kỳ chỗ nào (cho dicloxacillin 0,5g, uống 4 lần/ngày, trong vòng 3 - 5 ngày) hoặc vết thương ở tay do súc vật hoặc người cắn (penicillin 0,5g đường uống, 4 lần/ngày trong vòng 3 - 5 ngày). Mặc dù dicloxacillin và penicillin được sử dụng với mục đích dự phòng nhưng phổ tác dụng của chúng rất hạn hẹp. Dựa vào tính chất vi khuẩn gây bệnh tại các vết thương như đã nêu trên, có một số thuốc mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng có phổ tác dụng rộng và được chỉ định để điều trị dự phòng có hiệu quả tốt. Ví dụ như cefuroxin và amoxicillin - clavulanie acid. Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người đã cắt lách thường hay bị vãng khuẩn huyết hoặc nhiễm khuẩn huyết sau khi bị súc vật cắn và do vậy những bệnh nhân này bắt buộc phải được điều trị dự phòng.

Kháng sinh

Đối với những vết thương nhiễm khuẩn bắt buộc phải điều trị kháng sinh. Chỉ định kháng sinh đường tiêm hay đường uống, có cần phải điều trị tại bệnh viện không còn tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. Nói chung, điều trị bằng penicillin hoặc tetracyclin cho P. multocida là tốt nhất. Đáp ứng kháng sinh chậm, cho nên phải điều trị kéo dài ít nhẩt là 2 - 3 tuần. Khi bị người cắn, nhất thiết phải điều trị tại bệnh viện bằng các cephalosporin thế hệ thứ ba như ceftizoxim hoặc ceftriaxon, đường tĩnh mạch. Do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết thương rất đa dạng, bắt buộc phải cấy vi khuẩn từ vết thương nhiễm khuẩn và điều chỉnh kháng sinh thích hợp, đặc biệt đối với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị ban đầu.

Uốn ván và bệnh dại

Tất cả các bệnh nhân phải được tiêm phòng và theo dõi đối với bệnh uốn ván.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng sốc nhiễm độc tụ cầu

Đặc điểm của hội chứng sốc nhiễm độc là sốt cao đột ngột, nôn, tiêu chảy kèm theo đau họng, mệt lử và đau đầu. Trong những trường hợp nặng có thể có các biểu hiện như hạ huyết áp, suy thận, suy tim.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Sốt phát ban thành dịch do chấy rận (do rickettsia)

Những yếu tố làm bệnh dễ lây truyền là sống đông người, chật chội, hạn hán, chiến tranh hoặc bất kỳ hoàn cảnh nào chấy rận nhiều

Các loại bệnh do Campylobacte gây ra

C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.

Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Bệnh do Legionella

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.

Ho gà

Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.

Viêm dạ dày ruột do Salmonella

Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào

Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.

Thủy đậu (varicella) và zona

Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.

Bệnh phong

Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.

Bệnh do vi rút

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.

Nhiễm khuẩn do các cầu khuẩn ruột

Vì các kháng sinh này đều không phải là loại kháng sinh diệt khuẩn đối với cầu khuẩn ruột, nên trong trường hợp viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm khuẩn nặng khác.

Bệnh do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.

Các bệnh do nấm Actinomyces

Đây là các vi khuẩn dạng sợi phân nhánh gram + kỵ khí, có đường kính khoảng 1µm và có thể phân chia thành dạng trực khuẩn. Khi vào trong các mô của vết thương.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.

Tạo miễn dịch khuyến cáo cho những người du lịch

Khi các đối tượng yêu cầu các bác sĩ cho biết thông tin và tiêm vaccin để đi du lịch, toàn bộ lịch tiêm chủng của họ nên được xem xét và cập nhật.

Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase

Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.

Sốt do ve

Ở Mỹ, trong 10 năm có 67 trường hợp bị bệnh được phát hiện, phần lớn trong số đó là đi du lịch về từ châu Phi, gồm cả Somalia. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, huyết thanh lọc và kỹ thuật PCR.

Bệnh do Leptospira

Nước tiểu có thể có sắc tố mật, protein, cặn và hồng cầu. Đái ít không phải là ít gặp và trong các trường hợp nặng tăng urê máu có thể xuất hiện.

Bệnh than

Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.

Viêm màng não do não mô cầu

Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Virus herpes typ 1 và 2

Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.

Nhiễm virus coxsackie

Những xét nghiệm thông thường không thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Kháng thể bằng phản ứng trung hòa xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của bệnh.