Virus herpes typ 1 và 2

2016-03-03 04:08 PM

Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những virus này có cùng những đặc điểm quan trọng khi gây bệnh trên người. Có 8 loại virus herpes gây bệnh ở người đã được xác định, bao gồm: Herpes simplex virus HSV typ 1, HSV typ 2, virus zona (typ 3), virus Epstein - Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (typ 4), virus cự bào (cytomegalovirus typ 5), virus gây phát ban (typ 6), virus herpes gây bệnh ở người typ 7 (HHV- 7), virus herpes gây sarcoma Kaposi (HHV- 8).

Sơ nhiễm virus tiềm lâm sàng hay gặp hơn biểu hiện lâm sàng vì mỗi loại virus đều có giai đoạn tiềm tàng, đó là chung sống hòa bình với cơ thể con người. HSV và virus zona sống tiềm tàng tại hạch thần kinh cảm giác và khi các tổn thương tái hoạt động xuất hiện ở sự phân bố dây thần kinh cảm giác ngoại vi. Trong tình trạng cơ thể bị suy giảm miễn dịch do tia xạ, thuốc hoặc bệnh tật sự tái hoạt hóa virus gây tổn thương lan rộng đến các cơ quan nội tạng hoặc hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể nặng và dẫn đến tử vong. Các virus herpes có khả năng làm biến đổi tế bào, khi nuôi cấy trong tổ chức và đi kèm với các bệnh ác tính như virus Epstein Barr gây u lympho Burkitt và carcinoma mũi hầu HHV 8 gây u lympho ở khoang của cơ thể.

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Bệnh có thể biểu hiện bằng viêm miệng đến liệt dây VII ngoại biên (liệt Bell) và viêm não.

Thời gian ủ bệnh không rõ ràng vì virus sống tiềm tàng tại hạch thần kính và táí hoạt hóa.

Thường điều trị có kết quả bằng acyclovir.

Nhận định chung

Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục. Biểu hiện điển hình của bệnh là tái hoạt hóa và nhiều yếu tố thúc đẩy tính hoạt hóa trên lâm sàng chưa được biết rõ ràng

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh ở da và niêm mạc

Virus herpes simplex typ 1 gây tổn thương nhiều ở miệng và khoang miệng (còn gọi là “herpes môi”) nhưng cũng có một số ít viêm đầu ngón tay và bộ phận tiết niệu sinh dục. Những tổn thương phỏng nước điển hình sẽ tạo thành vết loét ẩm ướt sau vài ngày. Nếu không điều trị, tổn thương được biểu mô hóa sau 2 - 3 tuần. Sơ nhiễm virus có thể không có triệu chứng. Những lần tái phát sau đó thường nhẹ hơn và tổn thương ít hơn, nhanh lành.

Virus herpes simplex typ 2, thường sống tiềm tàng ở hạch trước xương cùng, khi gây bệnh làm tổn thương nhiều ở đường sinh dục. Ở phụ nữ nhiễm virus lần đầu có thể gây viêm màng não vô khuẩn. Lây truyền không triệu chứng thường là phổ biến, đặc biệt là sau sơ nhiễm virus herpes typ 2 hoặc những lần tái phát có triệu chứng.

Chẩn đoán thường dựa trên lâm sàng nhưng nuôi cấy virus từ dịch của phỏng nước hay nhuộm kháng thể huỳnh quang trực tiếp từ tổ chức của tổn thương cũng có thể giúp chẩn đoán xác định.

Bệnh ở mắt

Virus herpes simplex có thể gây viêm giác mạc, viêm mi mắt và viêm kết giác mạc. Viêm giác mạc thường là một bên, được chẩn đoán nhờ các vết loét tạo thành dải (loét giác mạc dạng đuôi gai), bắt màu khi nhuộm fluorescein. Thị lực giảm do các tổn thương lân cận giác mạc.

Nhiễm virus ở trẻ sơ sinh

Trong thời kỳ bào thai có thể nhiễm cả hai typ virus 1 và 2, gây ra những dị dạng bẩm sinh (to các cơ quan, chảy máu, dị dạng hệ thần kinh trung ương). Nhiễm herpes ở trẻ sơ sinh cũng có thể xảy ra do lây truyền từ bộ phận sinh dục của mẹ trong lúc sinh (thậm chí không hề có triệu chứng herpes ở bộ phận sinh dục của mẹ).

Viêm não, viêm màng não tái phát

Viêm não do herpes simplex biểu hiện các triệu chứng không đặc hiệu: tiền triệu giống cúm, tiếp theo là đau đầu, sốt, rối loạn hành vi, rối loạn ngôn ngữ và co giật cục bộ toàn thân. Đặc điểm phân biệt là biểu hiện tổn thương thường ở thùy thái dương (thương tổn như một khôi ở thùy thái dương trên CTscan, ổ động kinh ở thùy thái dương trên điện não đồ).

Phản ứng PCR tìm AND của HSV trong dịch não tủy giúp phát hiện sớm viêm não do HSV. PCR nhanh chóng chuyển thành dương tính ở mẫu bệnh phẩm sinh thiết não. Nếu bệnh nhân không được điều trị và có biểu hiện của hôn mê thì tỷ lệ tử vong sẽ cao, những người sống sót sẽ để lại di chứng về thần kinh. Viêm màng não lympho lành tính tái phát chủ yếu là do HBV typ 2 gây ra.

Nhiễm virus rải rác toàn thân

Nhiễm HSV lẻ tẻ điển hình hay gặp do ức chế miễn dịch hoặc tiên phát hoặc do thầy thuốc gây ra như dùng steroid hoặc hiếm hơn là có thai. Trong trường hợp này không phải luôn luôn có tổn thương da.

Liệt Bell (liệt dây thần kinh VII ngoại vi)

Đã tìm thấy liệt dây thần kinh VII ngoại vi do HSV- 1.

Viêm thực quản

Viêm thực quản xảy ra do HSV- 1 ở bệnh nhân AIDS và được chẩn đoán bằng sinh thiết qua nội soi và nuôi cấy. Chẩn đoán phân biệt chủ yếu với viêm thực quản do virus cự bào, dựa vào kích thước và độ sâu của tổn thương, (tổn thương do HSV nhỏ hơn và sâu hơn).

Bảng. Thuốc điều trị nhiễm vi rút

Thuốc điều trị nhiễm vi rút 
Thuốc điều trị nhiễm vi rút

Ghi chú 1: Nói chung các chất ức chế protease gắn chặt vào protein và không thâm nhập vào dịch não tủy tốt. Số liệu cho thấy khả năng thâm nhập vào dịch não tùy của ritonavir > zidovudin = nelfinavir > saquinavir = indinavir.

Điều trị và phòng bệnh

Các thuốc ức chế sự nhân lên của virus herpes typ 1 và 2 gồm có: indoxuridin và triíluridin (dùng cho viêm giác mạc), acyclovir và vidarabin (dùng cho viêm não hoặc nhiễm virus rải rác toàn thân) và foscarnet (dùng cho bệnh tổn thương da và niêm mạc đã kháng thuốc ở những người suy giảm miễn dịch).

Bệnh ở da và niêm mạc

Dùng acyclovir uống hoặc bôi tại chỗ (loại 5%) có hiệu quả trong điều trị tổn thương da và niêm mạc ở những người suy giảm miễn dịch. Acyclovir dùng đường uống cũng có tác dụng tốt với nhiễm virus ở đường sinh dục tiên phát có triệu chứng, đặc biệt ở phụ nữ. Liều dùng 200 mg x 5 lần/ ngày có thể làm giảm tần suất cũng như mức độ nặng của lần tái phát bệnh ở vùng miệng hoặc sinh dục. Việc dùng dung dịch acyclovir 5% bôi 6 lần/ ngày có thể làm giảm lây lan, giảm đau và nhanh lành tổn thương nhưng có ít tác dụng hơn trên tổn thương tái phát hoặc mức độ tái phát của bệnh.

Bệnh nhân HIV dương tính có tổn thương trên da và niêm mạc kháng acyclovir được điều trị bằng foscarnet (acid phosphonoformic) 40 - 60 mg/ kg tiêm tĩnh mạch cứ 8 giờ một lần hoặc điển hình theo chức năng thận. Với một số ít trường hợp kháng foscarnet thì dùng phối hợp foscarnet và acyclovir. Cidofovir là đồng phân của acyclic nucleosid dùng điều trị nhiễm virus herpes và virus cự bào kháng thuốc.

Acyclovir có tác dụng dự phòng tiên phát và thứ phát. Những bệnh nhân nhiễm virus đường sinh dục tái phát nên duy trì acyclovir 600 - 800 mg/ngày, chia thành 2 - 3 liều uống trong ngày. Dùng thuốc dự phòng đặc biệt quan trọng với người bệnh tiếp xúc với tia cực tím như đi trượt tuyết hoặc du lịch thuyền buồm. Famciclovir (uống mỗi lần 250 mg, ngày dùng 2 lần) và valacyclovir (uống mỗi lần 500 mg, ngày dùng 2 lần) làm giảm tái phát của bệnh. Những bệnh nhân AIDS có tiền sử bị tổn thương da niêm mạc do virus nhóm herpes nên dùng acyclovir suốt đời.

Viêm giác mạc

Nhỏ mắt bằng trifluridin hoặc acyclovir trong 10 ngày (không dùng các corticosteroid) là phương pháp được lựa chọn.

Bệnh ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh bị bệnh, dùng acyclovir tiêm tĩnh mạch (5 mg/kg, cứ 8 giờ/ lần trong 5 ngày) có hiệu quả cho những tổn thương rải rác.

Viêm não

Vì lý do cần điều trị sớm và việc sinh thiết não rất khó khăn, nếu nghi ngờ bệnh nhân bị viêm não do HSV thì dùng acyclovir tiêm tĩnh mạch (10 mg/ kg cứ 8 giờ/ lần, trong 10 ngày hoặc hơn tùy thuộc chức năng thận). Sau đó, nếu kết quả sinh thiết não âm tính hoặc đưa ra chẩn đoán khác thì dừng thuốc lại. Trong trường hợp PCR âm tính, sinh thiết não âm tính nhưng vẫn nghi ngờ trên lâm sàng thì nên tiếp tục điều trị trong 10 ngày vì acyclovir tương đối không độc.

Nhiễm virus rải rác toàn thân

Bệnh đáp ứng tốt với acyclovir dùng đường tĩnh mạch ngay từ đầu (xem liều dứng ở phần trước).

Liệt Bell (liệt dây thần kinh VII)

Dùng acyclovir không làm thay đổi diễn biến lâm sàng của bệnh.

Viêm thực quản

Bệnh nhân nên dùng acyclovir theo đường tĩnh mạch liều 5 - 10 mg/kg ,cứ 8 giờ dùng 1 lần. Bệnh nhân AIDS nên duy trì ở liều 400 mg, ngày dùng 3 - 4 lần.

Phòng bệnh

Dùng acyclovir để phòng tái phát tổn thương trên da và niêm mạc (như trình bày ở trên). Tổn thương ở đường sinh dục tái phát nên dùng bao cao su trong khi quan hệ tình dục. Để phòng lây lan đốì với nhân viên y tế cũng như giữa các bệnh nhân với nhau trong trường hợp có tổn thương da, niêm mạc, đường sinh dục, những trường hợp tản phát cần phải cách ly, rửa tay sạch, dùng găng, áo choàng cẩn thận. Nhân viên y tế có các tổn thương hoạt động cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng Kawasaki

Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.

Viêm màng não do lao

Ngay cả khi cấy cho kết quả âm tính cũng cần điều trị đủ liệu trình nếu lâm sàng có dấu hiệu gợi ý là viêm màng não.

Một số bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio gây nên

V vulnificus và V alginolyticus đều không gây tiêu chảy, nhưng chủ yếu gây viêm mô tế bào dưới da và nhiễm khuẩn huyết tiên phát, Sau khi ăn sò có vi khuẩn hoặc tiếp xúc với nước biển.

Sốt phát ban thành dịch do bọ chét

Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.

Virus và viêm dạ dày ruột

Virus Norwalk và giống Norwalk chiếm khoảng 40% số các trường hợp ỉa chảy do virus đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường lây truyền qua con đường phân miệng.

Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai

Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.

Quai bị

Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.

Nhiễm khuẩn ở những người tiêm chích

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ tình dục để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nhiễm virus coxsackie

Những xét nghiệm thông thường không thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Kháng thể bằng phản ứng trung hòa xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của bệnh.

Bệnh uốn ván

Triệu chứng đầu tiên là đau và tê vùng vi khuẩn xâm nhập rồi tiếp đến là co cứng cơ vùng lân cận. Tuy nhiên, thường gặp triệu chứng đầu tiên đưa bệnh nhân đến khám là cứng hàm, cứng cổ, khó nuốt và kích thích.

Sốt Q

Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.

Bệnh bại liệt

Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Bệnh do Tularemia

Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.

Vãng khuẩn huyết do Salmonella

Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.

Những virus ái tính với tế bào lympho T ở người (HTLV)

Corticosteroid điều trị thành công bệnh tủy sống do HTLV gây ra. Những thuốc kháng virus không thấy có tác dụng rõ ràng trong điều trị bệnh lý tủy sống do HTVL và hoặc ATL.

Thương hàn

Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.

Ho gà

Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.

Hoại tử sinh hơi

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.

Các bệnh do nấm Actinomyces

Đây là các vi khuẩn dạng sợi phân nhánh gram + kỵ khí, có đường kính khoảng 1µm và có thể phân chia thành dạng trực khuẩn. Khi vào trong các mô của vết thương.

Bệnh do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.

Nhiễm khuẩn do các cầu khuẩn ruột

Vì các kháng sinh này đều không phải là loại kháng sinh diệt khuẩn đối với cầu khuẩn ruột, nên trong trường hợp viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm khuẩn nặng khác.

Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân

Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân.

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC