Viêm thực quản nhiễm khuẩn

2016-11-21 05:12 PM

Các triệu chứng thông thường nhất là nuốt đau và khó nuốt. Đau ngực dưới xương ức xẩy ra ở một số bệnh nhân. Các bệnh nhân viêm thực quản do nấm candida đôi khi không có triệu chứng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các yếu tố thiết yếu trong chẩn đoán

Bệnh nhân bị ức chế miễn dịch.

Nuốt đau, khó nuốt và đau ngực.

Nội soi và sinh thiết xác nhận chẩn đoán

Các nhận định chung

Viêm thực quản nhiễm khuẩn xẩy ra nhiều nhất ở các bệnh nhân bị ức chế miễn dịch. Các bệnh nhân AIDS, ghép cơ quan đặc, bệnh bạch cầụ, u lympho và những người nhận các thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ đặc biệt bị các nhiễm khuẩn cơ hội. Candida albicans, herpes simplex, cytomegalo virus là những tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Nhiễm Candida cũng xẩy ra ở các bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát được và những người đang được điều trị bằng corticosteroid toàn thân, hóa liệu pháp, chiếu xạ liệu pháp hoặc kháng sinh liệu pháp toàn thân. Herpes simplex có thể lây nhiễm vật chủ bình thường nhưng trong những trường hợp đó sự lây nhiễm thường giới hạn.

Các triệu chứng và dấu hiệu

Các triệu chứng thông thường nhất là nuốt đau và khó nuốt. Đau ngực dưới xương ức xẩy ra ở một số bệnh nhân. Các bệnh nhân viêm thực quản do nấm candida đôi khi không có triệu chứng. Chứng nấm miệng chỉ thấy ở 50% số bệnh nhân với viêm thực quản do candida và 25 - 50% số bệnh nhân với viêm thực quản virus, do đó không phải là chỉ số đáng tin cậy về nguyên nhân của nhiễm khuẩn thực quản. Các bệnh nhân bị nhiễm cytomegalovirus có thể có nhiễm khuẩn ở các vị trí khác như là ruột kết hoặc võng mạc. Các vết loét miệng (herpes môi) thường liên quan với viêm thực quản herpes simplex.

Các thăm khám đặc hiệt

Điều trị có thể là theo kinh nghiệm. Để có sự chác chắn về chắn đoán, nội soi với sinh thiết và các mẫu chải tế bào học được ưa thích hơn vì có tính chính xác chẩn đoán cao. Các dấu hiệu nội soi của viêm thực quản do Candida là những mảng lan tỏa, theo đường kẻ, màu trắng vàng dính vào niêm mạc. Viêm thực quản do cytomegalovirus có đặc điểm là có một hay nhiều chỗ loét nông, trên bề mặt lớn. Viêm thực quản do herpes dẫn đến nhiều chỗ loét nhỏ, sâu.

Điều trị

Viêm thực quản do candida

Điều trị phụ thuộc vào trạng thái miễn dịch của bệnh nhân và độ nặng của bệnh. Các lựa chọn bao gồm các tác nhân dùng tại chỗ (nystatin, 1- 3 triệu đơn vị "xúc miệng và nuốt" năm lần mỗi ngày; clotrimazol viêm nén, 10mg ngậm tan trong miệng năm lần mỗi ngày), các tác nhân uống (ketoconazol, fluconazol) và các tác nhân tiêm tĩnh mạch (amphotericin B, fluconazol). Liệu pháp tại chỗ được dùng trước tiên cho các bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bình thường. Liệu pháp ban đầu cho các bệnh nhân bị tổn hại miễn dịch (bao gồm cả AIDS) thường là với ketoconazol, 200 - 400mg/ngày uống hoặc fluconazol, 100 -200mg/ngày uống trong 2 - 3 tuần. Mặc dù fluconazol đắt tiền hơn so với ketoconazol nhưng nó cũng có hiệu lực hơn và không đòi hỏi pH dạ dày thấp để hấp thu. Các bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp uống được điều trị bằng liều thấp amphotericin B, 0,3 - 0,5 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 7 ngày.

Viêm dạ dày do cytomegalovirus

Liệu pháp ban đầu là dùng ganciclovir, 5mg/kg tiêm tĩnh mạch 12 giờ một lần trong 14 - 21 ngày. Giảm bạch cầu trung tính là một tác dụng phụ thường gặp gây hạn chế liều lượng. Nếu giải quyết được đỡ hơn các triệu chứng thì có thể ngừng thuốc nhưng nếu không được giải quyết, có thể tiếp tục liều đầy đủ trong 2 - 3 tuần thêm; Trong một số trường hợp (nhất là ở các bệnh nhân AIDS) cần phải cho ganciclovir, 5mg/kg tĩnh mạch liên tục mỗi ngày. Các bệnh nhân, hoặc không có đáp ứng hoặc không dung nạp ganciclovir, được điều trị khẩn cấp bằng foscarnet 60mg/kg tiêm tĩnh mạch cứ 8 giờ một lần trong 14 - 21 ngày.

Viêm thực quàn do herpes

Các bệnh nhân có khả năng miễn dịch có thể được chữa triệu chứng và toàn thân không yêu cầu liệu pháp chống virus đặc hiệu. Các bệnh nhân bị ức chế miễn dịch có thể được điều trị bằng acyclovir uống, 200mg năm lần mỗi ngày, hoặc 250mg/m2 đường tĩnh mạch cứ 8 - 12 giờ một lần, thường trong 7 - 10 ngày. Những người không đáp ứng thì cần liệu pháp foscarnet, 40mg/kg đường tĩnh mạch cứ 8 giờ một lân trong 21 ngày.

Tiên lượng

Phần lớn các bệnh nhân bị viêm thực quản nhiễm khuẩn có thể điều trị có kết quả với việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng. Tùy thuộc vào mức độ suy giảm miễn dịch cơ bản của bệnh nhân, sự tái phát các triệu chứng khi không dùng liệu pháp nữa có thể gây khó khăn. Đôi khi cần dùng liệu pháp ức chế lâu dài.

Các danh mục

Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già

Tiếp cận bệnh nhân dự phòng và các triệu chứng chung

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư

Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ

Chẩn đoán và điều trị bệnh mắt

Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng

Chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu và bạch huyết

Chẩn đoán và điều trị bệnh máu

Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến vú

Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa

Chẩn đoán và điều trị sản khoa

Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn miễn dịch và dị ứng

Đánh giá trước phẫu thuật

Chăm sóc giai đoạn cuối đời

Chẩn đoán và điều trị bệnh gan mật và tụy

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải

Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị bệnh thận

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần

Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết

Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng

Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán và điều trị bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán

Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm