Chít hẹp trực tràng hậu môn, mất tự chủ và ung thư biểu mô tế bào vảy hậu môn

2016-12-02 12:27 PM

Các u này thường hiếm, chỉ bao gồm 1 phần trăm tất cả ung thư hậu môn và ruột kết, xuất huyết, đau, nổi u tại chỗ là những dấu hiệu thông thường nhất

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các chít hẹp trực tràng - hậu môn lành tính

Do chấn thương

Hẹp mắc phải thường là hậu quả của phẫu thuật hoặc chấn thương làm mất đi lớp biểu mô của ống hậu môn. Các phẫu thuật trĩ có cắt bỏ quá nhiều da hoặc bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất. Táo bón, phân thành dải dẹt, và đau khi đại tiện là điều phàn nàn thường xuyên nhất. Hẹp đưa đến nứt, nhiễm khuẩn nhẹ và đôi khi có đường rò.

Dự phòng hẹp sau phẫu thuật hậu môn triệt để được thực hiện tốt nhất bằng sự giữ sạch sẽ tại chỗ, ngồi ngâm nóng và đặt nhẹ ngón tay bôi dầu trơn vào hậu môn hai lần mỗi tuần, trong 2 - 3 tuần, bắt đầu từ sau mổ hai tuần. Khi hẹp là mạn tính nhưng nhẹ, các que nong hậu môn theo cỡ lớn dần có thể do bệnh nhân tự luồn vào hàng ngày. Đối với hẹp rõ rệt, nên làm phẫu thuật chỉnh hình ở ống hậu môn.

Do viêm

U lympho hạt hoa liễu và u hạt bẹn được thảo luận ở chương riêng.

Mất tự chủ hậu môn

Các vết rách sản khoa, các phẫu thuật trực tràng - hậu môn (đặc biệt thủ thuật mở đường rò), và các rối loạn thần kinh là các nguyên nhân thường gặp nhất gây mất tự chủ hậu môn. Khi chứng này xẩy ra do mổ hay chấn thương, có chỉ định sửa chữa bằng phẫu thuật cơ thắt bị phân chia hay rách. Sửa chữa các vết rách phía trước do sinh đẻ phải hoãn lại 6 tháng hoặc lâu hơn. Ở các bệnh nhân có trương lực cơ thắt hậu môn giảm được áp kế xác minh, liệu pháp thông tin ngược sinh học đã tỏ ra thành công vừa phải trong việc đạt tới khả năng điều khiển hậu môn.

Ung thư biểu mô tế bào vảy ở hậu môn

Các u này thường hiếm, chỉ bao gồm 1% tất cả ung thư hậu môn và ruột kết, xuất huyết, đau, nổi u tại chỗ là những dấu hiệu thông thường nhất. Tổn thương thường lẫn với trĩ hoặc các rối loạn hậu môn thường gặp khác. Các u này có khuynh hướng trở thành hình vòng, xâm nhập cơ thắt và lan lên trên vào trực tràng; chúng hay gặp ở các bệnh nhân AIDS.

Trừ một số tổn thương rất nhỏ (có thể cắt bỏ hoàn toàn tại chỗ), việc điều trị là phẫu thuật cắt bỏ, phối hợp đường bụng và đường đáy chậu. Liệu pháp chiếu xạ làm giảm nhẹ và áp dụng cho các bệnh nhân khước từ hoặc không thể chịu được phẫu thuật.

Điều trị các di căn tới hạch bẹn bằng phẫu tích triệt để vùng bẹn, khi chúng xuất hiện rõ rệt trên lâm sàng. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau cắt bỏ là vào khoảng 50%.

Các danh mục

Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già

Tiếp cận bệnh nhân dự phòng và các triệu chứng chung

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư

Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ

Chẩn đoán và điều trị bệnh mắt

Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng

Chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu và bạch huyết

Chẩn đoán và điều trị bệnh máu

Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến vú

Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa

Chẩn đoán và điều trị sản khoa

Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn miễn dịch và dị ứng

Đánh giá trước phẫu thuật

Chăm sóc giai đoạn cuối đời

Chẩn đoán và điều trị bệnh gan mật và tụy

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải

Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị bệnh thận

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần

Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết

Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng

Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán và điều trị bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán

Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm