- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa
- Viêm thực quản do thuốc viên và tổn thương ăn mòn ở thực quản
Viêm thực quản do thuốc viên và tổn thương ăn mòn ở thực quản
Nội soi có thể phát hiện một hoặc nhiếu ổ loét riêng rẽ có thể nông hoặc sâu, Tổn thương mạn tính có thể đưa đến viêm thực quản nặng với chít hẹp, xuất huyết hoặc thủng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Viêm thực quản do thuốc viên
Một số thuoc khác nhau có thể làm tổn thương thực quản có lẽ là do tiếp xúc trực tiếp kéo dài với niêm mạc. Các thuốc có dính líu thường gặp nhất là các thuốc chống viêm không có steroid, các viên kali clorua, quinidin và các kháng sinh. Vì tổn thương rất có thể xẩy ra nếu các viên thuốc được nuốt khi đang nằm ngửa hoặc không có nước uống theo, các bệnh nhân nằm viện hoặc nằm liệt giường có nguy cơ cao hơn. Các triệu chứng bao gồm đau ngực nặng sau ức, nuốt đau và khó nuốt thường bát đầu từ vài giờ sau khi uống viên thuốc. Các triệu chứng này có thể xẩy ra đột ngột và kéo dài trong nhiều ngày. Một số bệnh nhân đặc biệt những người già) bị đau tương đối ít mà biểu lộ bằng sự khó nuốt. Nội soi có thể phát hiện một hoặc nhiếu ổ loét riêng rẽ có thể nông hoặc sâu. Tổn thương mạn tính có thể đưa đến viêm thực quản nặng với chít hẹp, xuất huyết hoặc thủng. Lành bệnh xẩy ra nhanh khi tác nhân gây bệnh được loại trừ.
Tổn thương ăn mòn ở thực quản
Tổn thương ăn mòn ở thực quản xẩy ra do nuốt phải ngẫu nhiên (thường là trẻ em) hoặc cố ý (tự vẫn) chất kiềm (chất tẩy cổng rãnh.1..) hoặc chất acid tinh thể hoặc lỏng. Việc nuốt này gây ra hầu như lập tức sau đó bỏng nặng, các mức độ khác nhau về đau ngực, nghẹn, khó nuốt và chảy nước dãi. Việc hít phải đưa đến tiếng thở rít và thở khò khè. Các bệnh nhân này cần cấp cứu thật khẩn trương: Thăm khám ban đầu phải hướng vào trạng thái tuần hoàn và lượng giá kịp thời trạng thái đường thở) kể cả soi thanh quản. Sau đó phải thăm khám kỹ khoang miệng, ngực và bụng. Chụp X quang ngực, bụng được thực hiện để phát hiện viêm phổi không điển hình hoặc thủng thông suốt. Điều trị ban đầu là hỗ trợ, với các dịch truyền tĩnh mạch và các thuốc giảm đau. Rửa dạ dày qua mũi và các thuốc đối kháng dạng uống có thể là nguy hiểm và nói chung không được chỉ định. Phần lớn các bệnh nhân có thể được xử lý nội khoa. Nội soi thường được thực hiện trong 24 giờ đầu để lượng giá phạm vi tổn thương. Nhiều bệnh nhân được phát hiện là không có tổn thương niêm mạc thực quản hoặc dạ dày, để cho ra viện kịp thời và chuyển đi khám tâm thần. Về mặt khác, sự xuất hiện ở nội soi không đoán trước chính xác khả năng tổn thương xuyên vách và thủng, Tất cả bệnh nhân đều bị tổn thương niêm mạc do đó phải được theo dõi thận trọng trong 72 giờ đầu để tìm các dấu hiệu xấu đi. Tổn thương toàn bộ bề mặt thực quản báo trước nguy cơ tăng lên bị chít hẹp. Trước đây, các kháng sinh và các corticosteroid đã được dùng cấp cứu để cố gắng làm giảm tỷ lệ tạo nên chỗ chít hẹp, nhưng đã được thấy là không có hiệu quả. Phẫu thuật được chỉ định đối với nhiễm khuẩn huyết, sốc, thủng hoặc tình trạng xấu dần đi.