- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là tình trạng tiểu tiện ngoài ý muốn, bệnh nhân không thể kiểm soát được hoạt động tiểu tiện của cơ thể. Tiểu không tự chủ hay mất tự chủ tiểu tiện có thể rất thông thường ở trẻ em do hệ thần kinh kiểm soát bàng quang chưa phát triển hoàn chỉnh, ở người già do cơ vòng quanh niệu đạo suy yếu theo tuổi tác, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác khi xuất hiện ở mọi độ tuổi. Theo ước tính có khoảng 60% người cao tuổi bị mất tự chủ tiểu tiện, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Khoảng 20% phụ nữ trên 20 tuổi bị mất tự chủ tiểu tiện ở một mức độ nào đó. Bệnh có thể điều trị hiệu quả, nhưng tâm lý bệnh nhân lại thường che giấu không đi khám bệnh, nên bệnh có thể âm thầm kéo dài. Tiểu không tự chủ do sang chấn và cơ bức niệu không ổn định thường là những nguyên nhân chính chiếm đến 90% các trường hợp mất tự chủ tiểu tiện.
Nguyên nhân
Tiểu không tự chủ do sang chấn: Một lượng nhỏ nước tiểu thoát ra ngoài ý muốn khi người bệnh nhấc một vật nặng, vận động quá sức, ho hay hắt hơi với một lực khá mạnh... Thường gặp ở phụ nữ, nhất là sau khi sinh, do cơ vòng niệu đạo bị giãn.
Tiểu không tự chủ do thôi thúc: Người bệnh có cảm giác thôi thúc muốn đi tiểu kèm theo sự bất lực trong việc kiểm soát bàng quang, bàng quang co bóp ngoài ý muốn. Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột. Khi nước tiểu đã bắt đầu thoát ra, dòng chảy sẽ liên tục không kiểm soát được cho đến khi bàng quang hoàn toàn trống rỗng.
Tiểu không tự chủ hoàn toàn: Do cơ vòng hoàn toàn không hoạt động, nên người bệnh mất hẳn sự kiểm soát bàng quang. Trong một số trường hợp, có thể do nước tiểu không đi qua cơ vòng, như có lỗ dò bàng quang-âm đạo, hoặc niệu quản lạc chỗ, cắm vào niệu đạo thay vì là vào bàng quang.
Tiểu không tự chủ do ứ đọng nước tiểu: Bệnh nhân bị ứ đọng nước tiểu thường xuyên do có tắc nghẽn, khiến nước tiểu không thể chảy hết ra như bình thường, chẳng hạn như trong trường hợp phì đại tuyến tiền liệt. Bàng quang bị căng dẫn đến nước tiểu nhỏ giọt liên tục không kiểm soát được.
Một số nguyên nhân trực tiếp cụ thể:
Do dùng nhiều thuốc lợi tiểu, các loại thức uống có tác dụng lợi tiểu...
Do dùng nhiều các loại thuốc chống trầm cảm, làm suy giảm khả năng kiểm soát của hệ thần kinh.
Bệnh đường tiết niệu: nhiễm trùng, sỏi bàng quang, bướu.
Sa tử cung hoặc sa âm đạo.
Thiếu khả năng kiểm soát của não bộ. Ở trẻ em là hiện tượng đái dầm do hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ. Ở người lớn tuổi và người bị tổn thương tâm thần, tổn thương não hoặc tủy sống do chấn thương hoặc do có bệnh.
Các trạng thái căng thẳng tâm lý quá mức, lo lắng, tức giận...
Cơ vùng chậu yếu, gãy khung chậu, ung thư tuyến tiền liệt.
Bàng quang bị kích thích, cơ bàng quang co bóp từng cơn làm tăng áp lực bàng quang, đẩy nước tiểu ra ngoài niệu đạo, gây cảm giác muốn đi tiểu liên tục.
Chẩn đoán
Nếu có đau khi tiểu tiện, cố gắng chẩn đoán loại trừ các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm teo âm đạo hay có tắc nghẽn đường tiểu.
Tìm hiểu các thức uống bệnh nhân đã dùng trong thời gian gần đây, loại trừ khả năng do dùng quá nhiều các thức uống có tính chất lợi tiểu như cà phê, thức uống có cồn.
Tìm hiểu các loại thuốc mà bệnh nhân đã dùng gần đây, loại trừ khả năng do dùng nhiều các thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm.
Tìm hiểu tiền sử các bệnh sa sút trí tuệ, đột quỵ, Parkinson, xơ cứng rải rác, sa đĩa đệm, tổn thương tủy sống, phẫu thuật vùng chậu.
Đánh giá cơ vùng đáy chậu bằng cách yêu cầu bệnh nhân cố gắng nâng vùng đáy chậu lên trong khi bác sĩ thực hiện các thao tác khám vùng chậu.
Dùng que thử nước tiểu để kiểm tra máu, đường, protein và nitrit.
Gửi mẫu nước tiểu giữa dòng phân tích để phát hiện các trường hợp nhiễm trùng, viêm, tiểu đường hoặc mất đạm, đồng thời soi kính hiển vi, nuôi cấy vi khuẩn và xác định độ nhạy với kháng sinh.
Siêu âm, chụp X quang hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Chụp X quang lúc bệnh nhân đi tiểu để chẩn đoán nguyên nhân tắc nghẽn.
Đo áp lực bàng quang để xác định chức năng bàng quang là bình thường hay có bất thường của thần kinh kiểm soát bàng quang.
Soi bàng quang để tìm sỏi, bướu...
Điều trị
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân được chẩn đoán.
Trong đa số trường hợp, không cần đến thuốc mà chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân một số biện pháp thích hợp:
Giảm cân, nếu bệnh nhân đang quá cân hoặc béo phì.
Bỏ thuốc lá.
Chú ý chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, tránh táo bón vì có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Tránh nâng các vật nặng hay làm những việc nặng.
Luyện tập thường xuyên cơ vùng đáy chậu, cải thiện trương lực và tăng sức chịu đựng. Hướng dẫn bệnh nhân co thắt vùng bàng quang phía trước và vùng bụng phía sau, đếm chậm từ 1 đến 4 rồi từ từ thư giãn ra. Lặp lại nhiều lần bài luyện tập này, mỗi lần ít nhất là 1 giờ hoặc lâu hơn. Có thể tập vào bất cứ lúc nào trong ngày.
Luyện tập kiểm soát bàng quang bằng cách cố gắng giảm dần số lần đi tiểu để tăng lượng nước tiểu lớn hơn, qua đó luyện được khả năng ức chế những co thắt bất thường của cơ bức niệu.
Nếu có dấu hiệu viêm teo âm đạo, điều trị bằng kem bôi âm đạo estrogen hoặc uống thuốc theo liệu pháp thay thế hormon (HRT).
Kèm theo việc luyện tập kiểm soát bàng quang, có thể dùng thuốc để ổn định hoạt động của cơ bức niệu, chẳng hạn như dùng oxybutynin 2,5 – 5mg mỗi ngày 3 lần, propanthelin 15mg mỗi ngày 4 lần, hoặc imipramin 25mg dùng mỗi buổi tối hay dùng mỗi ngày 2 lần. Một khi đã lấy lại được khả năng kiểm soát bàng quang, đa số bệnh nhân có thể duy trì được sự cải thiện này mà không cần tiếp tục dùng thuốc.
Bệnh nhân thường cần đến sự hỗ trợ về mặt tâm lý.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau lưng khi mang thai
Hướng dẫn người bệnh về những tư thế đúng, tránh việc ưỡn cột sống vào lúc đứng cũng như lúc ngồi, có thể dùng một vật đỡ phía sau lưng có tính đàn hồi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị
Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu
Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh
Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.
Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học
Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.
Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường
Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.
Thực hành nuôi con bằng sữa bình
Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS
Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm thực quản hồi lưu
Đau càng tăng thêm khi nằm xuống hay cúi người về phía trước. Đứng thẳng người lên có thể làm giảm bớt cơn đau, chủ yếu là nhờ tác dụng của trọng lực.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật
Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan C
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 7 – 8 tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, khoảng 30% số người bị nhiễm HCV có thể cảm thấy hơi khó chịu như bị cảm cúm nhẹ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim
Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.
Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em
Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.
Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và phải uống thật nhiều nước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chất tiết từ tai
Viêm tai giữa được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống, liên tục trong khoảng 7 đến 10 ngày, kèm theo với thuốc giảm đau như paracetamol.
Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng
Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não
Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em
Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt
Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vô kinh
Nếu các xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, vô kinh có thể là do vùng dưới đồi. Bệnh nhân nên được giải thích trấn an là hiện tượng vô kinh rồi sẽ qua đi và kinh nguyệt sẽ trở lại như trước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.
Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo
Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ sơ sinh
Tìm các dấu hiệu bất thường trong hình dạng hộp sọ có thể nắn sửa, thóp trước đầy lên bất thường có thể gợi ý tràn dịch màng não và cần phải siêu âm chẩn đoán ngay.