- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh
Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh
Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là tình trạng rối loạn hoạt động não với những hoạt động điện não bất thường, gây ra cơn động kinh với sự mất kiểm soát hoạt động của cơ thể, thường biểu hiện rõ qua các cơn co giật, cứng đờ, thở không đều hoặc ngừng thở. Cơn thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi qua đi, nhưng người bệnh thường phải mất khoảng vài giờ để hồi phục hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường. Một số người bị động kinh vẫn có thể sống bình thường và không có triệu chứng gì khác lạ giữa các cơn.
Một số bệnh nhân bị động kinh vào tuổi thiếu niên và tự khỏi khi trưởng thành mà không cần điều trị. Một số khác phải dùng thuốc điều trị liên tục, và một số khác kém may mắn hơn, ngay cả khi được điều trị bằng thuốc vẫn tiếp tục duy trì các cơn động kinh không thuyên giảm.
Nguyên nhân
Cơn động kinh xuất hiện do sự rối loạn của hoạt động não. Sự rối loạn này có thể gây ra do một số căn bệnh, hoặc cũng có thể do chấn thương. Các nguyên nhân cụ thể thường là:
Chấn thương ở vùng đầu.
Chấn thương khi sinh nở.
Nhiễm trùng não hoặc màng não.
U não.
Tai biến mạch máu não.
Ngộ độc ma túy.
Rối loạn do cai ma túy hoặc cai rượu.
Rối loạn chuyển hóa.
Một số trường hợp động kinh hoàn toàn không rõ nguyên nhân, và một số khác có thể là do di truyền.
Chẩn đoán
Chẩn đoán cần phân biệt hai trường hợp: động kinh cục bộ (liên quan đến một vùng giới hạn trong não) và động kinh toàn thể (ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn trên toàn não bộ, gây mất ý thức). Tuy nhiên, các trường hợp động kinh cục bộ cũng rất dễ dàng lan rộng trở thành động kinh toàn thể. Vì thế, có thể dựa vào mức độ tác động của cơn động kinh để phân biệt:
Cơn nặng: Trong cơn động kinh, người bệnh mất hẳn ý thức, toàn thân cứng đờ rồi co giật liên hồi, thở không đều hoặc có thể ngừng thở. Khi cơn qua đi, các cơ bắp nhũn ra, có khi người bệnh tiêu tiểu không tự chủ, tri giác rối loạn, mất định hướng, đau đầu, buồn ngủ. Tất cả triệu chứng mất đi sau vài giờ, do mất ý thức nên người bệnh không nhớ được gì về chuyện đã xảy ra. Nếu cơn nặng kéo dài không được điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.
Cơn nhẹ: Cơn động kinh xảy ra rất nhanh, thường không kéo dài quá 1 phút nên thường gọi là cơn vắng ý thức, đôi khi rất khó nhận ra, vì chỉ biểu hiện bằng sự mất ý thức thoáng qua, không kèm theo té ngã hoặc co giật. Cơn nhẹ thường gặp ở trẻ con hơn là người lớn. Quan sát kỹ trong khi cơn xảy ra có thể thấy các ngón tay giật nhẹ, chớp mắt hoặc chép môi.
Cơn cục bộ đơn giản: Trong cơn động kinh người bệnh vẫn giữ được ý thức, chỉ có một số rối loạn bất thường thoáng qua như co giật nhẹ, một số ảo giác về thị giác, khứu giác, vị giác. Nói chung, người bệnh vẫn giữ được ý thức, nhận biết được cơn và có thể nhớ để kể lại.
Cơn cục bộ phức tạp: cũng gọi là cơn động kinh thùy thái dương. Người bệnh mất hẳn ý thức về môi trường chung quanh, đờ đẫn, mất phản ứng với hoàn cảnh, nhìn vẻ ngoài thấy lóng ngóng, vụng về, hoặc chép môi một cách không ý thức. Do mất ý thức nên người bệnh thường không nhớ gì về việc đã xảy ra.
Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân. Cần chú ý tìm hiểu thêm ở những người đã chứng kiến cơn động kinh xảy ra.
Một số xét nghiệm có ý nghĩa hỗ trợ chẩn đoán nhưng thường không giúp đưa đến kết luận, chẳng hạn như:
Điện não đồ.
Điện tâm đồ (để chẩn đoán loại trừ cơn loạn nhịp tim).
Chụp X quang cắt lớp não.
Xét nghiệm máu.
Các trường hợp sau đây cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện:
Cơn động kinh xảy ra lần đầu tiên.
Không chẩn đoán được nguyên nhân.
Cơn động kinh kéo dài.
Bệnh nhân có chấn thương ở vùng đầu.
Điều trị
Ngay khi xảy ra cơn động kinh, cần xử trí cấp cứu
Đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên trái. Nên kê gối mềm dưới đầu và tránh không để bất cứ vật cứng nào ở gần chỗ bệnh nhân nằm.
Nới lỏng quần áo, nhất là ở cổ.
Kiểm tra mạch ở động mạch cảnh.
Đảm bảo đường thở thông và bệnh nhân vẫn còn đang thở.
Sử dụng ngay diazepam 10mg nhét hậu môn (5mg cho trẻ em).
Gọi xe cấp cứu ngay nếu
Cơn động kinh tiếp tục kéo dài đến 5 phút hoặc lâu hơn.
Sau khi dứt cơn lại khởi phát một cơn khác nữa.
Cơn động kinh đã qua đi nhưng bệnh nhân vẫn không hồi phục ý thức.
Sau cơn động kinh, cần hướng dẫn những người thân của bệnh nhân biết cách xử trí cấp cứu khi lên cơn. Chỉ định diazepam 10mg nhét hậu môn khi có cơn tái phát.
Trước khi tiếp tục dùng thuốc chống co giật, cần kiểm tra các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để xác định có các loại thuốc tương tác với thuốc chống co giật hay không, đặc biệt thường gặp là các loại viên uống tránh thai. Hiệu quả tránh thai của cả hai loại viên uống tránh thai (viên kết hợp và viên đơn thuần) đều bị giảm khi sử dụng chung với carbamazepin, phenytoin, phenobarbiton và primidon. Để đảm bảo tác dụng tránh thai, phải sử dụng loại viên tránh thai có hàm lượng estrogen lớn hơn 50μg, hoặc nên chọn dùng một biện pháp tránh thai khác.
Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc chống co giật
Carbamazepin: buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, rối loạn dạ dày-ruột.
Phenytoin: mụn trứng cá, rậm lông, tăng sản lợi, trạng thái lơ mơ, rung giật nhãn cầu, tăng mức độ suy tim.
Natri valproat: tăng cân, rụng tóc, đau bụng, buồn nôn, run, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, giảm tiểu cầu, viêm gan nhiễm độc (phải kiểm tra chức năng gan trước khi dùng thuốc cũng như thường xuyên theo dõi trong thời gian sử dụng thuốc).
Hướng dẫn bệnh nhân tìm ra các tác nhân khởi phát cơn động kinh để né tránh. Một số bệnh nhân thường khởi phát cơn động kinh do ánh sáng chớp lóe, do sự mệt mỏi hoặc sau khi uống rượu...
Nếu những cơn động kinh vẫn tiếp tục tái phát sau khi đã dùng thuốc, tăng liều thuốc chống co giật sao cho đủ để kiểm soát các cơn động kinh nhưng không gây tác dụng phụ quá mức.
Để điều chỉnh hiệu quả liều sử dụng, có thể cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu bệnh nhân. Nồng độ nhắm đến khi sử dụng carbamazepin là 20-50μmol/L và khi sử dụng phenytoin là 40 – 80μmol/ L.
Nếu cơn động kinh không kiểm soát được ngay cả khi đã dùng liều tối đa các loại thuốc chống co giật, chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa hoặc đề nghị vào điều trị tại bệnh viện.
Nếu cơn động kinh đã kiểm soát được, duy trì việc sử dụng thuốc và theo dõi kiểm tra hằng tháng liên tục trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Yêu cầu của mỗi lần kiểm tra là:
Theo dõi mức độ các tác dụng phụ của thuốc.
Mức độ thích hợp của loại thuốc đang sử dụng: liều lượng, số lần xảy ra động kinh nếu có, tương tác thuốc...
Xét nghiệm chức năng gan.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy
Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.
Những điều cần biết trước khi mang thai
Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh
Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim
Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi
Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau đầu
Do trải qua sự căng thẳng: làm việc căng thẳng quá lâu, hoặc ở quá lâu trong môi trường nhiều tiếng ồn, hoặc liên tục gặp phải những vấn đề gây lo lắng.
Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em
Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi
Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.
Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và phải uống thật nhiều nước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau lưng khi mang thai
Hướng dẫn người bệnh về những tư thế đúng, tránh việc ưỡn cột sống vào lúc đứng cũng như lúc ngồi, có thể dùng một vật đỡ phía sau lưng có tính đàn hồi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chốc
Chốc phát triển ở vùng da quanh miệng thường rất dễ nhầm với các mụn rộp môi gây ra do virus Herpes simplex. Tuy nhiên, mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với chốc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau vùng chậu
Sử dụng doxycyclin 100mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 2 tuần, cùng với metronidazol 400mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan B
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào số lượng virus bị nhiễm vào cơ thể. Nói chung, số lượng virus càng lớn thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Thực hành tránh thai sau giao hợp
Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khoảng vài ba ngày sau khi uống liều thuốc thứ hai, và kỳ kinh nguyệt kế tiếp có thể sẽ chậm lại vài ba ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan C
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 7 – 8 tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, khoảng 30% số người bị nhiễm HCV có thể cảm thấy hơi khó chịu như bị cảm cúm nhẹ.
Khái niệm chung về biện pháp tránh thai tự nhiên
Ưu điểm chung của các biện pháp này là do không dùng thuốc cũng như không đưa bất kỳ dị vật nào vào cơ thể nên không có vấn đề chống chỉ định hoặc các phản ứng phụ liên quan đến sức khỏe và đời sống.
Thực hành phát hiện sớm ung thư vú
Sự khác biệt bất thường về kích thước và hình dạng của 2 vú, lưu ý là vú bên thuận tay, chẳng hạn tay phải, thường hơi lớn hơn một chút, điều này không có gì bất thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run
Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vảy nến
Bệnh thường xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Thống kê cho biết nếu cha hoặc mẹ đã bị bệnh vảy nến thì con cái có khoảng 25% nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này.
Chảy nước mắt bất thường
Trường hợp thứ hai do tắc nghẽn kênh dẫn lưu nước mắt. Những nguyên nhân có thể là: nhiễm trùngđường hô hấp trên, mí mắt quặm.
Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn
Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.
Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo
Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.
Tranh thai đối với phụ nữ sau sinh
Trong bất cứ trường hợp nào thì sau khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi cần phải áp dụng một trong các biện pháp tránh thai mới đảm bảo an toàn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi
Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.