- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi
Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi
Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các trường hợp chảy máu mũi có thể cần xử trí ngay khi đang chảy máu, cũng như có thể cần xử trí sau đó để ngăn ngừa những lần chảy máu về sau. Chảy máu mũi có thể là do những va đập, chấn thương ở mũi, làm vỡ các mạch máu rất nhỏ ở đây, hoặc cũng có thể do cảm cúm hay nhiễm trùng làm tróc các lớp vẩy trên niêm mạc mũi. Chảy máu mũi không do chấn thương và xảy ra nhiều lần thường được gọi là chảy máu cam, có thể là dấu hiệu của các tình trạng bất ổn như cao huyết áp, rối loạn đông máu... và cần được xử trí. Chảy máu mũi cũng thường xảy ra ở trẻ em như một hiện tượng khá phổ biến và có thể mất đi khi các em lớn dần.
Nguyên nhân
Chảy máu mũi thông thường nhất là do các chấn thương, va đập làm vỡ các mạch máu lớn nhưng rất mỏng manh ở vách mũi. Vì thế, chảy máu mũi thường chỉ xảy ra ở 1 trong 2 lỗ mũi.
Chẩn đoán
Thăm khám trực tiếp bằng cách nhìn vào mũi bệnh nhân để cố gắng phát hiện vị trí chảy máu.
Cần chú ý đến lượng máu mà bệnh nhân đã mất đi do chảy máu mũi để có biện pháp đáp ứng kịp thời.
Kiểm tra các yếu tố liên quan như huyết áp, tình trạng rối loạn đông máu...
Tìm hiểu xem bệnh nhân bị chảy máu lần đầu hay đã từng chảy máu nhiều lần, và nếu đã từng chảy máu thì vào những trường hợp nào, thời điểm nào...
Hỏi về các chấn thương trong thời gian gần đây ở vùng đầu, mặt...
Điều trị
Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi có thể xử trí tốt bằng biện pháp sơ cứu tức thời như sau: đặt bệnh nhân ngồi ở tư thế cúi người về phía trước và há miệng ra để máu và các cục máu đông không làm nghẽn đường thở, bóp mũi lại ở vị trí ngay dưới sống mũi trong vòng 15 phút, hướng dẫn bệnh nhân chỉ thở bằng miệng, sau đó buông mũi ra từ từ để xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Nếu máu vẫn còn chảy thì tiếp tục khoảng 5 phút nữa. Nếu sau đó máu vẫn không ngừng chảy thì phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.
Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.
Chảy máu mũi do chấn thương, va đập vào mũi... thường đáp ứng tốt với biện pháp cầm máu như trên. Cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ và tránh mọi sự va chạm vào mũi vừa bị chảy máu. Tuy nhiên, nếu dòng máu vẫn chảy dai dẳng không dừng, bệnh nhân có thể cần được đưa vào bệnh viện để can thiệp bằng phẫu thuật hay đốt điện.
Chảy máu mũi nhiều lần ở trẻ em (chảy máu cam) thường không có biện pháp điều trị, chỉ cố gắng chăm sóc tốt mỗi lần chảy máu. Tình trạng này thường tự mất đi khi các em lớn lên.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi
Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi
Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).
Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc
Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu
Thiếu máu ác tính: Trong bệnh thiếu máu ác tính thì thiếu vitamin B12 là do cơ thể giảm sản xuất yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh
Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.
Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị
Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị zona
Ban zona thường tự khỏi sau vài tuần, không có biến chứng gì. Khoảng 50% số người bị bệnh zona sau tuổi 60 có thể bị đau và dễ kích thích ở vùng da bị bệnh, kéo dài đến 6 tháng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị loét đường tiêu hóa
Loét do vi khuẩn H. pylori: là tất cả những trường hợp loét đường tiêu hóa mà xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của loại vi khuẩn này.
Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em
Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị béo phì
Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nôn khi mang thai
Trong những trường hợp bất thường, khi nôn rất nghiêm trọng có thể làm suy yếu sức khỏe, mất nước... cần cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu
Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh
Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não
Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu
Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là những trường hợp bệnh hết sức phổ biến, đặc biệt thường gặp hơn ở trẻ em, bao gồm các viêm nhiễm tác động vào mũi, họng, xoang và thanh quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu khi mang thai
Hầu hết các trường hợp thiếu máu nhẹ thường là do thiếu sắt (Fe) và được điều trị bằng Pregaday mỗi ngày một viên (chứa 100mg sắt nguyên tố và 350μg folat).
Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt khô
Xét nghiệm Schirmer được thực hiện bằng cách dùng một loại giấy thấm đặc biệt đặt ở rìa dưới của mí mắt. Quan sát độ thấm của giấy có thể giúp xác định mức độ khô mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông
Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc
Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi
Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.
Thực hành kiểm tra sau sinh
Bụng dưới trong tư thế giãn cơ. Khi cơ thẳng bụng có khoảng cách đáng kể (có thể đưa 3 ngón tay vào giữa), nên chuyển đến bác sĩ điều trị vật lý sản khoa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ
Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.