Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi

2012-11-14 03:44 PM

Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm phổi là những trường hợp virus hoặc vi khuẩn gây viêm nhiễm ở phổi, có thể ở một thùy của phổi (viêm phổi thùy) hoặc khởi phát từ phế quản rồi lan sang mô phổi (viêm phế quản – phổi). Viêm phổi thường gặp ở những đối tượng mà cơ thể có sức đề kháng yếu, chẳng hạn như trẻ em, người già, và những người thường dùng những chất có hại cho cơ thể như thuốc lá, rượu bia... Bệnh cũng có tỷ lệ cao hơn ở nam giới so với nữ giới.

Nguyên nhân

Hầu hết các trường hợp viêm phổi là do virus hoặc vi khuẩn.

Một số rất ít có thể do các loại nấm, mốc, động vật đơn bào.

Một số ít trường hợp viêm phổi không do nhiễm trùng, thường là do:

Dị ứng với một số tác nhân như bụi, lông súc vật...

Phản ứng với chất phóng xạ.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc như amiodaron, azathioprin...

Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng thực thể như:

Ho có đàm, thường có màu nửa vàng nửa xanh.

Sốt (nhưng ở người già và trẻ em đôi khi không có sốt), kèm theo cảm giác ớn lạnh

Khó thở.

Đau ngực kiểu viêm màng phổi, thường xuất hiện khi có tràn dịch màng phổi.

Ho ra máu.

Nôn hoặc tiêu chảy ở trẻ em.

Chóng mặt, dễ té ngã hoặc có dấu hiệu lơ mơ, lú lẫn ở người già.

Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.

Một số biện pháp kiểm tra sau đây có thể hỗ trợ cho kết quả chẩn đoán:

Chụp X quang lồng ngực nếu các triệu chứng không cho phép chẩn đoán chắc chắn. Có thể thấy đám mờ hình tam giác chiếm một thùy hay một phân thùy.

Xét nghiệm đờm và nuôi cấy vi khuẩn để xác định nguyên nhân.

Dùng que thử nước tiểu tìm ceton (ketone) nếu nghi ngờ có mất nước.

Nghe phổi thấy có tiếng ran nổ thô, tiếng thổi ống, rì rào phế nang giảm ở thùy phổi bị viêm.

Điều trị

Những trường hợp có triệu chứng ở mức nghiêm trọng, các đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em, người già, người bị tổn thương hệ miễn dịch, tiểu đường... nên được chuyển đến điều trị tại bệnh viện để theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng.

Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần, hoặc erythromycin 500mg mỗi ngày 4 lần.

Có thể cho dùng một loại thuốc kháng viêm không steroid để làm giảm các triệu chứng.

Nếu sốt không thuyên giảm trong vòng 48 giờ hoặc có các dấu hiệu bệnh phát triển toàn thân, cần chuyển ngay bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị