- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cho trẻ ăn dặm
Có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng tuổi, trong khi vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Ăn dặm nên được hiểu là quá trình giúp trẻ chuyển dần từ việc bú sữa sang dùng thức ăn. Trước khi được 6 tháng tuổi, sữa là nguồn cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Từ sau 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ để tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn và sẽ có những dấu hiệu cho thấy trẻ đã có thể sẵn sàng cho việc ăn dặm, chẳng hạn như trẻ vẫn tỏ ra còn đói sau khi đã bú xong, hoặc đòi bú nhiều lần hơn.
Quá trình chuyển đổi từ việc cho trẻ bú sữa sang ăn thức ăn đặc hoàn toàn cần phải thực hiện dần dần. Một số trẻ chấp nhận thức ăn đặc ngay tức thì, trong khi một số trẻ khác cần thời gian lâu hơn để làm quen. Không có những quy tắc nhất định để tuân theo trong việc này, chẳng hạn như nên bắt đầu vào lúc nào, nên kéo dài bao lâu hoặc nên cho ăn những thức ăn gì. Điều quan trọng hơn hết là một thái độ tích cực và linh hoạt.
Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
Nên chọn thời điểm bắt đầu thật thoải mái. Buổi trưa có thể là thời điểm tốt nhất để cho bé ăn bữa ăn đầu tiên, vì trẻ có thể dễ chấp nhận hơn là vào buổi sáng – khi trẻ quá đói, hoặc buổi chiều – khi trẻ có thể mệt mỏi. Cho trẻ bú một nửa lượng sữa như bình thường, sau đó vẫn bế trẻ trong lòng và cho ăn một vài muỗng thức ăn. Sau đó cho trẻ tiếp tục bú.
Bột gạo, bột ngũ cốc hay rau cải xay, trái cây xay – nhưng tránh các trái cây họ cam quýt – là những thức ăn khởi đầu tốt nhất, bởi vì ít có khả năng gây ra phản ứng. Nếu trẻ không chấp nhận thức ăn, hoặc bị tiêu chảy, nôn mửa, hoặc nổi ban đỏ, hãy tránh dùng thức ăn đó trong vài tuần. Các thức ăn có đạm nên được xay nghiền chung với rau cải vào lúc trẻ có thể ăn được một lượng thức ăn đáng kể. Nên cố gắng sử dụng thức ăn tự làm lấy ở nhà, chọn những món ăn tươi sống. Tránh đừng cho muối vào thức ăn của trẻ. Những thức ăn có đường như các loại bánh ngọt nên hạn chế để tránh béo phì và chứng sâu răng về sau. Thay đổi các món ăn sao cho thật đa dạng, nhiều mùi vị, để trẻ có thể nếm thử qua được nhiều loại thức ăn khác nhau.
Khi trẻ được 9 – 12 tháng tuổi, nên cho trẻ ăn thành 3 bữa đều đặn vào những giờ nhất định, tốt nhất là theo với những bữa ăn của gia đình. Kể từ giai đoạn này, nên cho trẻ “bú dặm” thay vì là “ăn dặm”, nghĩa là chỉ cho trẻ bú bổ sung sau khi đã cho ăn. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước hơn, nước trái cây pha loãng là tốt nhất. Tránh những loại thức ăn quá nhiều chất xơ (fibre) vì thường có khối lượng lớn nhưng cung cấp ít dinh dưỡng và năng lượng, không hợp với trẻ. Cần bổ sung thường xuyên các loại vitamin như A, D và C. Nếu trẻ đã biết dùng kem đánh răng có flour, việc bổ sung flour có thể là không cần thiết.
Cai sữa
Cai sữa nghĩa là ngừng không cho trẻ bú nữa, hay nói khác đi là chuyển hẳn từ chế độ ăn dặm kèm theo bú sữa sang chế độ ăn toàn thức ăn đặc.
Thường thì việc cai sữa là không cần thiết nếu như chế độ ăn dặm trước đó được thực hiện tốt. Trẻ sẽ ngừng bú vào lúc thích hợp, khi các bữa ăn trong ngày cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng và cả sự ngon miệng. Và trong mối tương quan tự nhiên, khi trẻ ít bú dần thì sữa mẹ cũng sẽ ít dần, nên việc ngừng bú sẽ không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà người mẹ cần ngừng việc cho bú sớm hơn, nên thực hiện theo nguyên tắc giảm dần, tránh sự thay đổi đột ngột có thể ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của trẻ.
Ngay cả khi đã ngừng việc cho trẻ bú mẹ, cũng vẫn nên duy trì việc cho trẻ bú hoặc uống một lượng sữa bột nhất định trong ngày, thường là sau các bữa ăn hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ, để đảm bảo bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn
Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.
Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục
Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.
Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt bell
Có thể rút ngắn thời gian hồi phục bằng cách cho dùng prednisolon 40mg mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần, sau đó giảm liều thấp dần sao cho sau 3 tuần nữa thì không còn dùng thuốc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim
Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt
Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng
Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho
Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Khi máu từ tim được bơm vào các động mạch tạo nên áp lực cao nhất, chỉ số đo được gọi là huyết áp tâm thu. Đây là con số lớn hơn được đặt trước dấu vạch.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực
Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt
Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc
Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai
Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chấy
Thuốc gội đầu có chứa malathion hay carbaryl đều có hiệu quả tốt. Bôi thuốc lên đầu, để yên khoảng 12 giờ rồi gội sạch. Có thể dùng lược răng dày để chải sạch xác chấy và trứng sau khi gội.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy
Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu
Thiếu máu ác tính: Trong bệnh thiếu máu ác tính thì thiếu vitamin B12 là do cơ thể giảm sản xuất yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai
Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị zona
Ban zona thường tự khỏi sau vài tuần, không có biến chứng gì. Khoảng 50% số người bị bệnh zona sau tuổi 60 có thể bị đau và dễ kích thích ở vùng da bị bệnh, kéo dài đến 6 tháng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị RH âm khi mang thai
Những bà mẹ có Rh âm cần được tiêm kháng thể chống yếu tố D (kháng D) sau khi sinh để ngừa sự phát triển của kháng thể kháng D.
Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học
Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mãn kinh
Phần lớn phụ nữ khi mãn kinh xảy ra triệu chứng khô âm đạo. Sự suy giảm estrogen làm cho lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng, âm đạo dễ nhiễm trùng và đau khi giao hợp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan B
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào số lượng virus bị nhiễm vào cơ thể. Nói chung, số lượng virus càng lớn thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.