Tranh thai đối với phụ nữ sau sinh

2012-11-13 09:54 AM

Trong bất cứ trường hợp nào thì sau khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi cần phải áp dụng một trong các biện pháp tránh thai mới đảm bảo an toàn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thường thì phụ nữ sau khi sinh con chưa cần phải áp dụng các biện pháp tránh thai, vì chưa có khả năng xảy ra thụ thai. Tuy nhiên, thời gian không cần dùng các biện pháp tránh thai này kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào một số yếu tố:

Mức độ an toàn chỉ được đảm bảo khi người phụ nữ chưa có kinh nguyệt trở lại.

Khả năng thụ thai giảm mạnh và kéo dài (có thể đến 6 tháng) khi người mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Ngược lại, nếu người mẹ cho trẻ bú sữa bình và ít cho trẻ bú, khả năng thụ thai sẽ gia tăng và xảy ra sớm hơn.

Trong bất cứ trường hợp nào thì sau khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi cần phải áp dụng một trong các biện pháp tránh thai mới đảm bảo an toàn.

Như vậy, trong vòng 6 tháng sau khi sinh con, nếu người mẹ chưa thấy có kinh nguyệt trở lại và đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì không cần phải sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào. Tuy nhiên, cần phải áp dụng ngay một trong các biện pháp tránh thai nếu có các trường hợp sau đây xảy ra:

Trẻ bú ít, khoảng cách các lần bú ban ngày cách nhau hơn 4 giờ và ban đêm cách nhau hơn 6 giờ.

Người mẹ thấy xuất hiện kinh nguyệt trở lại.

Cần chú ý là hiện tượng ra máu thấm giọt trong khoảng 6 – 8 tuần sau khi sinh không phải là kinh nguyệt.

Trẻ bắt đầu ăn dặm và giảm trên 20% thời gian bú sữa mẹ.

Nếu các điều kiện nêu trên không được đáp ứng và người mẹ quyết định cần phải sử dụng một trong các biện pháp tránh thai, cần lưu ý các vấn đề sau:

Viên uống tránh thai có thể bắt đầu từ tuần thứ 4 sau khi sinh. Khi dùng viên uống tránh thai trong thời gian còn cho con bú, tránh dùng loại viên kết hợp có estrogen, vì loại hormon này có thể ức chế tiết sữa. Thay vì vậy, các bà mẹ đang cho con bú nên dùng viên uống tránh thai đơn thuần chỉ chứa progestogen.

Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung có thể được đặt vào tuần thứ 6 sau khi sinh, có kết hợp kiểm tra sau sinh.

Màng ngăn âm đạo có thể bắt đầu sử dụng vào tuần thứ 6 sau khi sinh, có kết hợp kiểm tra sau sinh.

Nếu quyết định triệt sản, phẫu thuật mở ổ bụng qua đường rạch dưới rốn có thể được thực hiện sau khi sinh khoảng 2 tuần.

Bài viết cùng chuyên mục

Khái niệm về các biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chốc

Chốc phát triển ở vùng da quanh miệng thường rất dễ nhầm với các mụn rộp môi gây ra do virus Herpes simplex. Tuy nhiên, mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với chốc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh

Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.

Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn

Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.

Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ

Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và phải uống thật nhiều nước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.

Chảy nước mắt bất thường

Trường hợp thứ hai do tắc nghẽn kênh dẫn lưu nước mắt. Những nguyên nhân có thể là: nhiễm trùngđường hô hấp trên, mí mắt quặm.

Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh

Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.

Thực hành chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ em

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để ngừng dùng thuốc chống co giật nếu trẻ không còn co giật trong vòng 2 – 3 năm.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu

Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt

Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực

Xác định tính chất cơn đau. Đặc trưng của cơn đau thắt ngực là: đau từ giữa ngực, cảm giác như bị đè nặng, lan rộng lên hàm, ra sau lưng và ra cánh tay (thường là tay trái).

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật

Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.

Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em

Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô kinh

Nếu các xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, vô kinh có thể là do vùng dưới đồi. Bệnh nhân nên được giải thích trấn an là hiện tượng vô kinh rồi sẽ qua đi và kinh nguyệt sẽ trở lại như trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt

Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm

Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị rụng tóc

Do yếu tố di truyền, thường là hiện tượng rụng tóc cả vùng gây hói, khởi đầu từ hai bên thái dương, vùng trán rồi lan rộng dần. Thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tai biến mạch não

Nghẽn mạch, hay thuyên tắc mạch, là tình trạng tắc nghẽn do một khối (thường là cục máu đông) trong động mạch não.

Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai

Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy

Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.

Triệt sản kế hoạch hóa gia đình

Sau phẫu thuật, hoạt động phóng tinh vẫn xảy ra như bình thường, nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng, vì tinh trùng không thể đi qua ống dẫn tinh nên được tinh hoàn hấp thụ trở lại.