Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt

2012-11-14 10:07 PM

Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu. Trong hầu hết các trường hợp, dị vật đều có thể lấy ra mà không cần đến các biện pháp xử lý phức tạp. Tuy nhiên, phải hết sức thận trọng để không làm tổn thương mắt trong quá trình lấy dị vật ra khỏi mắt.

Nguyên nhân

Thường gặp nhất là những hạt bụi nhỏ trong không khí, khi vào mắt có thể gây khó chịu nhẹ cho đến rất khó chịu, nhưng thường không nguy hiểm. Ít gặp hơn là các mảnh kim loại, vụn gỗ, plastic... bị văng mạnh ra do các chấn động mạnh và tình cờ bay vào mắt. Các mảnh vụn kim loại ghim vào mắt cũng là loại tai nạn lao động thường gặp ở các nhà máy nếu mắt không được bảo vệ tốt trong khi làm việc.

Chẩn đoán

Mắt đỏ và đau. Đau nhiều hay ít còn tùy theo kích thước và vị trí của dị vật tác động vào mắt.

Chảy nước mắt. Bệnh nhân thường có khuynh hướng muốn nhắm mắt lại vì thấy khó chịu khi mở ra.

Triệu chứng khó chịu có thể giảm dần cho dù dị vật vẫn nằm yên trong mắt, do các phản ứng ban đầu mất dần đi.

Một số trường hợp không có triệu chứng, nhất là khi dị vật xuyên vào nhãn cầu.

Thị lực hơi giảm, nhưng bệnh nhân thường không thấy sợ ánh sáng. Trong hầu hết các trường hợp, có thể phát hiện dị vật bằng cách quan sát trực tiếp. Đôi khi cần phải vạch mắt và lộn mí mắt lên.

Điều trị

Dị vật ở trên hoặc trong kết mạc có thể lấy ra ngay bằng cách rửa tay thật sạch rồi vạch mắt bệnh nhân và dùng một miếng vải sạch mềm để đẩy nhẹ dị vật dần dần ra khỏi mắt. Nếu là những hạt bụi nhỏ, có thể cho bệnh nhân chớp mắt trong một chén nước sạch, hoặc dùng nước sạch rửa mắt liên tục để làm trôi dị vật ra.

Nếu dị vật nằm trên giác mạc hoặc xuyên nhãn cầu, có thể cần phải nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước hay xuyên thủng do dị vật gây ra. Trong một số trường hợp cần phải cho siêu âm hay chụp X quang.

Trường hợp dị vật lớn và ghim sâu, có thể gây tê bề mặt bằng dung dịch nhỏ mắt rồi dùng các dụng cụ chuyên dùng để gắp, lấy dị vật ra. Sau đó cho thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi mắt có kháng sinh vào rồi băng lại.

Mọi thao tác đều phải hết sức chính xác và thận trọng, vì có thể làm cho vấn đề trở nên trầm trọng nếu đẩy dị vật đi sâu hơn vào mắt.

Sau khi lấy dị vật ra, có thể vệ sinh mắt bằng nước sạch rồi cho dùng chloramphenicol dạng thuốc mỡ mỗi ngày 3 lần. Nếu đau nhiều, cho băng mắt trong khoảng 4 giờ. Kiểm tra lại sau 24 giờ để chắc chắn là không có bất cứ triệu chứng khác lạ nào.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị