- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là một dụng cụ bằng chất dẻo đơn thuần hoặc thường hơn là bằng chất liệu đồng, có hormon tránh thai, hoặc cũng có thể bằng thép không gỉ, có các sợi nhựa dẻo dính vào để khi đặt trong tử cung thì các sợi này thò ra âm đạo, được đặt vào trong tử cung với mục đích tránh thai, nên thông thường được gọi là vòng tránh thai. Vòng tránh thai có tác dụng làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, để không còn thích hợp cho trứng làm tổ. Một vài loại vòng tránh thai đặc biệt còn được chế tạo để có thể tiết ra progesteron.
Vòng tránh thai thường được đặt vào tử cung vào ngày thứ 4, thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt. Mặc dù cũng có thể đặt vòng tránh thai vào những ngày khác trước khi rụng trứng (ngày thứ 14), nhưng người ta thường chọn đặt sớm hơn.
Chống chỉ định
Phụ nữ có chảy máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân.
Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
Bệnh viêm vùng chậu trong vòng 6 tháng gần đây.
Tiền sử có thai ngoài tử cung.
Phụ nữ chưa từng sinh con.
Phụ nữ bị rong kinh (chảy máu âm đạo quá nhiều khi hành kinh) hoặc thống kinh (đau nhiều khi hành kinh).
Có ung thư đường sinh dục hoặc có dấu hiệu nghi ngờ ung thư.
Tử cung có dấu hiệu bất thường.
Phụ nữ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
Phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người.
Cách dùng
Vòng tránh thai có thể đặt vào tử cung trong những ngày cuối kỳ kinh hoặc ngay khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới, để đảm bảo loại trừ khả năng có thai. Để thuận tiện, người ta thường đặt vòng tránh thai vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt.
Ngay sau khi đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung, cần phải tránh giao hợp trong vòng 48 giờ sau đó.
Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.
Vòng tránh thai thường có các sợi nhựa dẻo nhô ra âm đạo qua cổ tử cung, để giúp người sử dụng có thể kiểm tra và đảm bảo là vòng đang nằm đúng vị trí. Sau khi đặt vòng vào tử cung, người sử dụng phải tự kiểm tra hằng tuần trong vòng 6 tuần, và sau đó phải kiểm tra hằng tháng, tốt nhất là vào thời điểm cuối mỗi kỳ kinh nguyệt.
Nếu khi kiểm tra không thấy sợi nhựa dẻo, có thể vòng tránh thai đã đi sâu vào tử cung, hoặc đã gây thủng tử cung. Cần thực hiện các chỉ dẫn sau:
Khám thai để loại trừ khả năng có thai.
Nếu không có thai, áp dụng ngay một biện pháp ngừa thai tạm thời khác.
Đến khám chuyên khoa ngay để được xử lý thích hợp.
Vòng tránh thai có hiệu quả kéo dài nhiều năm.
Người sử dụng cần biết rõ kỳ hạn của loại vòng đang sử dụng để thay thế đúng lúc. Có loại được dùng trong 3 – 5 năm, có loại đến 10 năm. Ngoài ra, nếu không có nguyên nhân thực sự cần thiết, không nên thay đổi vòng.
Do tác dụng phụ làm tăng sự chảy máu kinh nguyệt, nên sau khi sử dụng vòng tránh thai một thời gian nên được chẩn đoán xét nghiệm để đảm bảo không bị thiếu máu.
Nếu muốn lấy vòng tránh thai ra không dùng nữa, tốt nhất là nên lấy ra vào thời điểm đang hành kinh.
Nếu cần lấy vòng tránh thai ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, nên áp dụng một biện pháp tránh thai nào đó trong khoảng thời gian 7 ngày trước khi lấy vòng tránh thai ra.
Nếu ngừng sử dụng vòng tránh thai với mục đích chuẩn bị có thai, nên có thời gian chờ ít nhất là1 tháng sau khi đã lấy vòng tránh thai ra. Điều này nhằm giúp cho lớp nội mạc tử cung có đủ thời gian tái tạo để trở lại trạng thái bình thường như trước.
Phụ nữ đã mãn kinh sau một năm, nếu có sử dụng vòng tránh thai cần phải lấy ra.
Ưu – nhược điểm
Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung chỉ thực hiện một lần (thường do nhân viên y tế thực hiện) nhưng có tác dụng tránh thai lâu dài, hiệu quả tránh thai cao, rất thích hợp với những đối tượng muốn tránh thai dài hạn. Tỷ lệ thất bại vào khoảng 0,3 – 2%.
Các tác dụng phụ có thể trở nên nghiêm trọng ở một số người dùng, đặc biệt là đau bụng khi có để tìm sợi nhựa dẻo. Nếu không thành công, có thể cần phải siêu âm. Tùy theo vị trí được tìm thấy, cần tìm cách nhẹ nhàng lấy ra càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng tử cung.
Trường hợp có thai sau khi đặt vòng tránh thai, cần đến bác sĩ chuyên khoa để lấy vòng tránh thai ra ngay càng sớm càng tốt và tiếp tục theo dõi. Nếu không thể lấy vòng ra bằng cách kéo các sợi nhựa dẻo, nên để nguyên ở vị trí hiện tại. Trong trường hợp này, sẽ có nguy cơ sẩy thai (khoảng 25%), nhiễm trùng tử cung hoặc sinh thiếu tháng. Nếu tuổi thai > 12 tuần, đề nghị bệnh nhân đến khám ngay với bác sĩ sản khoa.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Sưng hạch bạch huyết vùng cổ
Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hiện tượng ruồi bay
Hiện tượng ruồi bay (floaters, muscae volitantes) là một thuật ngữ y học được dùng để chỉ trường hợp mà người bệnh nhìn thấy trước mắt có một hay nhiều đốm đen nhỏ, giống như ruồi bay.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau lưng khi mang thai
Hướng dẫn người bệnh về những tư thế đúng, tránh việc ưỡn cột sống vào lúc đứng cũng như lúc ngồi, có thể dùng một vật đỡ phía sau lưng có tính đàn hồi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cường giáp
Nếu mức T4 tự do là bình thường, có thể cần tiếp tục đo mức T4 (triiodothyronine) tự do để chẩn đoán chứng nhiễm độc T4.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi
Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu
Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá
Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc
Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy
Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng
Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.
Triệt sản kế hoạch hóa gia đình
Sau phẫu thuật, hoạt động phóng tinh vẫn xảy ra như bình thường, nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng, vì tinh trùng không thể đi qua ống dẫn tinh nên được tinh hoàn hấp thụ trở lại.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chốc
Chốc phát triển ở vùng da quanh miệng thường rất dễ nhầm với các mụn rộp môi gây ra do virus Herpes simplex. Tuy nhiên, mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với chốc.
Tránh thai bằng tính vòng kinh
Sau khi trứng rụng, thân nhiệt người phụ nữ tăng cao hơn bình thường khoảng 0,3 – 0,50C và duy trì sự gia tăng này cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Viên uống tránh thai đơn thuần
Những phụ nữ cảm thấy khó chịu do các tác dụng phụ của estrogen trong viên kết hợp, chẳng hạn như phù nề do ứ nước, tăng cân theo chu kỳ, đau đầu, nám da.
Bệnh học Raynaud và hiện tượng Raynaud
Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà
Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.
Thực hành nuôi con bằng sữa bình
Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi
Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thai nhi ngôi lệch đầu cao
Phụ nữ sinh con so nên khám bác sĩ chuyên khoa vào tuần thứ 34 của thai kỳ và siêu âm để đánh giá vị trí của bánh nhau.
Thuốc tránh thai dạng tiêm và cấy dưới da
Loại thuốc thường dùng là Dépo-Provéra, mỗi lần tiêm một mũi 3 ml (có chứa 150mg médroxyprogestérone acetate, tiêm bắp thịt sâu, không được tiêm tĩnh mạch), 3 tháng tiêm một lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt
Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh
Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.