- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Táo bón là tình trạng đại tiện bất thường, với phân khô và cứng, làm cho bệnh nhân phải gắng sức mỗi lần đại tiện và luôn có cảm giác khó chịu, không thoải mái.
Táo bón không được xác định dựa vào số lần đại tiện nhiều hay ít, mà căn cứ vào cách bài tiết phân của bệnh nhân. Vì thế, cần phân biệt rõ giữa táo bón với những trường hợp có số lần đại tiện ít nhưng phân vẫn bình thường và không phải gắng sức khi đại tiện. Với một số người, việc đi tiêu 2 ngày một lần, hoặc thậm chí 3 ngày một lần có thể vẫn là bình thường, miễn là đảm bảo sự đều đặn và phân không bị khô, cứng.
Nguyên nhân
Do chế độ ăn uống không thích hợp. Trong thành phần thức ăn có một lượng khá lớn chất xơ (fiber) mà cơ thể không hấp thụ được. Tuy nhiên, lượng chất xơ này giữ vai trò rất quan trọng trong việc thải phân ra khỏi cơ thể, vì chúng làm cho phân to và mềm. Chất xơ có nhiều trong các loại thức ăn chứa tinh bột thô, như khoai lang, gạo lức... Các loại rau cải, trái cây... cũng cung cấp nhiều chất xơ. Khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ chất xơ, rất dễ gây ra táo bón.
Do lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng.
Một số bệnh đường ruột có thể gây táo bón. Nguyên nhân là vì hoạt động co bóp của các cơ thành ruột không được bình thường, dẫn đến việc phân nằm lại trong ruột lâu hơn và trở nên đen, cứng, rất khó đưa ra khỏi hậu môn.
Những bệnh nhân bị mất nước nhiều, hoặc các chứng đột quỵ, bệnh Parkinson... cũng có thể bị táo bón. Nguyên nhân là vì các bệnh này làm thay đổi, thường là ngăn trở, hoạt động của các cơ thành ruột.
Một số bệnh khác như hội chứng rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, suy thận... cũng gây ra táo bón.
Bệnh Hirschsprung có thể gây táo bón ở trẻ sơ sinh.
Một số thuốc điều trị có tác dụng phụ gây táo bón.
Đôi khi, táo bón là dấu hiệu cảnh báo của chứng ung thư ruột, thường là kèm theo các triệu chứng khác như: biếng ăn, sụt cân nhanh, có máu trong phân, cơ thể rất mỏi mệt, suy nhược và đau bụng thường xuyên.
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Chứng táo bón thường xuất hiện ở người lớn tuổi rất hiếm khi tìm thấy nguyên nhân rõ ràng.
Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt giữa táo bón xuất hiện tạm thời do một nguyên nhân cụ thể nào đó với táo bón mạn tính kéo dài rất lâu, thường khó tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Chú ý các triệu chứng kèm theo và lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân gây táo bón.
Không chẩn đoán xác định táo bón khi bệnh nhân than phiền có số lần đại tiện quá ít (chẳng hạn như 3 lần trong một tuần), mà phải xác định việc đại tiện có khó khăn hay không, phân có khô và cứng hay không...
Cần nghĩ đến bệnh Hirschsprung nếu trẻ sơ sinh chậm ra phân su và sau đó thường xuyên táo bón.
Điều trị
Nếu không có dấu hiệu về các vấn đề sức khỏe khác, việc điều trị táo bón chủ yếu là hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp, không cần và không nên dùng đến thuốc men. Các vấn đề cần lưu ý cụ thể như sau:
Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục mỗi buổi sáng và hạn chế thời gian nằm hoặc ngồi quá lâu trong ngày.
Uống nhiều chất lỏng, với các loại nước uống khác nhau trong ngày, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước cho cơ thể.
Ăn nhiều trái cây, rau cải, các thức ăn có nhiều tinh bột, chất xơ... Hiện có một vài dược phẩm cung cấp chất xơ có thể dùng được như Metamucil hoặc FiberCon. Tuy nhiên, nếu có một chế độ ăn uống tốt thì không cần đến các loại thuốc này.
Tập thói quen đại tiện đều đặn, vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày, tốt nhất là buổi sáng. Thói quen này hoàn toàn có thể tạo ra được với sự kiên trì lặp lại nhiều lần.
Dành thời gian thoải mái cho mỗi lần đại tiện.
Đừng bao giờ có tâm trạng nôn nóng, muốn rút ngắn thời gian, cố sức đưa phân ra nhanh hơn...
Đừng bao giờ hoãn lại việc đại tiện khi cảm thấy có nhu cầu. Thường thì sự trì hoãn này hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng lượng phân nằm lại trong ruột sẽ tiếp tục bị hút nước và trở nên khô, cứng, làm cho việc bài tiết trở nên khó khăn hơn.
Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc nhét hậu môn... thường làm rối loạn sự co bóp của ruột và góp phần gây ra chứng táo bón mạn tính.
Dùng tay chà xát trên vùng bụng thường xuyên có thể giúp giảm nhẹ sự khó chịu của táo bón và trong nhiều trường hợp có thể giúp cải thiện nhu động ruột. Các trường hợp táo bón rất nghiêm trọng cần can thiệp tạm thời để làm giảm nhẹ triệu chứng thì có thể dùng:
Thuốc kích thích nhu động ruột, chẳng hạn như senna, 2 – 8 viên, dùng vào ban đêm. Không nên dùng thường xuyên.
Chất tạo khối phân, chẳng hạn như cám ispaghula, nhưng thường thì không cần các chất này nếu chế độ ăn cung cấp đủ chất xơ. Các trường hợp sử dụng thích hợp nhất là với những người bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc sau phẫu thuật mở thông kết tràng, hồi tràng...
Lactulose 15ml thường được dùng mỗi ngày 2 lần để giúp giữ nước trong ruột.
Các chất làm mềm phân như dầu parafin, hydroxid magnesi dạng nhũ tương 20ml chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết.
Các trường hợp có triệu chứng kèm theo không thể chẩn đoán xác định, hoặc xác định có các bệnh nghiêm trọng kèm theo táo bón, nên đề nghị bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện. Đặc biệt với các trẻ sơ sinh nghi ngờ bệnh Hirschsprung (với yêu cầu điều trị cần đến phẫu thuật). Tuyệt đối không sử dụng kéo dài các loại thuốc nhuận tràng hay viên nhét hậu môn.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau vùng chậu
Sử dụng doxycyclin 100mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 2 tuần, cùng với metronidazol 400mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh
Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm thực quản hồi lưu
Đau càng tăng thêm khi nằm xuống hay cúi người về phía trước. Đứng thẳng người lên có thể làm giảm bớt cơn đau, chủ yếu là nhờ tác dụng của trọng lực.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.
Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng
Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.
Viên uống tránh thai đơn thuần
Những phụ nữ cảm thấy khó chịu do các tác dụng phụ của estrogen trong viên kết hợp, chẳng hạn như phù nề do ứ nước, tăng cân theo chu kỳ, đau đầu, nám da.
Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo
Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.
Thực hành kiểm tra sau sinh
Bụng dưới trong tư thế giãn cơ. Khi cơ thẳng bụng có khoảng cách đáng kể (có thể đưa 3 ngón tay vào giữa), nên chuyển đến bác sĩ điều trị vật lý sản khoa.
Thực hành những vấn đề khi cho con bú
Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mãn kinh
Phần lớn phụ nữ khi mãn kinh xảy ra triệu chứng khô âm đạo. Sự suy giảm estrogen làm cho lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng, âm đạo dễ nhiễm trùng và đau khi giao hợp.
Những điều cần biết trước khi mang thai
Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc
Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực
Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).
Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường
Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.
Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp
Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt
Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella
Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.
Viên uống tránh thai kết hợp
Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.
Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim
Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Có thể dùng progesteron và progestogen khi nghi ngờ thiếu một phần progesteron trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ. Do đó, việc điều trị chỉ áp dụng trong giai đoạn hoàng thể.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi
Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà
Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.
Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh
Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.