- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt
Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là tình trạng rối loạn cảm giác thăng bằng, tạo ra ảo giác là mọi thứ chung quanh đang quay tròn theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Cảm giác quay tròn này xảy ra ngay cả khi người bệnh nằm yên không cử động.
Người bệnh rất thường mô tả nhầm lẫn giữa những cảm giác choáng váng, ngây ngất, dễ té ngã hay gần ngất xỉu với chóng mặt. Do đó, cần hỏi kỹ về cảm giác thực sự của người bệnh để xác định có đúng là chóng mặt hay không.
Chóng mặt không phải là bệnh, mà là triệu chứng xuất hiện trong một số bệnh khác nhau. Chóng mặt thường kèm theo cảm giác buồn nôn, và trong một số trường hợp có thể có rung giật nhãn cầu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất
Viêm mê đạo tai (viêm ống bán khuyên). Viêm mê đạo xương thường xảy ra do một bệnh nhiễm trùng như cúm, viêm tai giữa...
Những nguyên nhân hiếm gặp
Bệnh Ménière.
Xơ vữa động mạch ở người già.
U não, đột quỵ não.
Cơn thiếu máu tạm thời.
Thiểu năng động mạch sống nền.
U thần kinh thính giác.
Xơ cứng rải rác.
Bệnh tâm thần, liên quan đến sự ám ảnh, sợ khoảng trống...
Chẩn đoán
Viêm mê đạo tai thường kèm theo buồn nôn, nôn và rung giật nhãn cầu. Bệnh nhân bước đi lảo đảo, không vững. Viêm mê đạo xương thường xuất hiện sau một bệnh nhiễm trùng không được điều trị tốt như cúm, viêm tai trong hoặc viêm tai giữa.
Bệnh Ménière thường gây ra từng đợt chóng mặt nghiêm trọng, có thể làm người bệnh té ngã, kèm theo các biểu hiện như giảm thính lực, ù tai, rung giật nhãn cầu. Giảm thính lực hay ù tai cũng có thể là dấu hiệu của u thần kinh thính giác.
Chóng mặt do xơ vữa động mạch ở người già thường xuất hiện vào những khi di chuyển đầu đột ngột.
Chóng mặt do các nguyên nhân khác được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng kèm theo.
Chẩn đoán xác định thường cần phải khám mắt, khám tai và hệ thống thần kinh. Đôi khi cần chụp X quang cắt lớp não.
Điều trị
Sau khi chẩn đoán loại trừ các trường hợp ác tính, cần trấn an bệnh nhân về tính chất tạm thời, thoáng qua của cơn bệnh. Hầu hết các trường hợp nghiêm trọng cũng chỉ kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày và thường bình phục hoàn toàn sau khoảng 6 tuần.
Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.
Hướng dẫn bệnh nhân rèn luyện đi bộ nhiều hơn để cơ thể tự tạo khả năng bù trừ.
Nếu cần điều trị triệu chứng, có thể chỉ định prochlorperazin dạng viên uống 5mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc tiêm bắp thịt 12,5mg nếu bệnh nhân bị nôn nhiều.
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ trong chẩn đoán hoặc khi bệnh kéo dài hơn thời gian dự kiến, cần
chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa để được chẩn đoán kỹ hơn.
Bài viết cùng chuyên mục
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi
Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực
Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi
Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ em
Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để ngừng dùng thuốc chống co giật nếu trẻ không còn co giật trong vòng 2 – 3 năm.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau đầu
Do trải qua sự căng thẳng: làm việc căng thẳng quá lâu, hoặc ở quá lâu trong môi trường nhiều tiếng ồn, hoặc liên tục gặp phải những vấn đề gây lo lắng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc
Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt
Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi
Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn trứng cá
Đừng cố nặn sạch các mụn nổi trên da mặt. Thực tế thì việc này chẳng giúp làm bớt mụn đi chút nào, mà còn có thể tạo thành những vết sẹo lẽ ra không có.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thai nhi ngôi lệch đầu cao
Phụ nữ sinh con so nên khám bác sĩ chuyên khoa vào tuần thứ 34 của thai kỳ và siêu âm để đánh giá vị trí của bánh nhau.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường
Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em
Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chốc
Chốc phát triển ở vùng da quanh miệng thường rất dễ nhầm với các mụn rộp môi gây ra do virus Herpes simplex. Tuy nhiên, mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với chốc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)
Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm
Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực
Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mãn kinh
Phần lớn phụ nữ khi mãn kinh xảy ra triệu chứng khô âm đạo. Sự suy giảm estrogen làm cho lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng, âm đạo dễ nhiễm trùng và đau khi giao hợp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi
Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt
Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.