Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy

2012-11-14 03:30 PM

Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tiêu chảy là hiện tượng đi tiêu ra phân có độ lỏng hơn bình thường, và thường là cũng tăng số lần đi tiêu trong ngày lên một cách bất thường.

Tiêu chảy tự nó không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của một số bệnh khác nhau, đặc biệt thường là biểu hiện của ngộ độc thức ăn. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy thông thường không nghiêm trọng và tự khỏi trong vòng 1 hoặc 2 ngày, không cần điều trị. Tuy nhiên, vấn đề cũng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nên bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời các triệu chứng nguy hiểm, nhất là tình trạng mất nước ở người già và trẻ em.

Nguyên nhân

Đa số các trường hợp tiêu chảy là do ngộ độc hay nhiễm virus từ thức ăn. Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni. Các loại virus có thể gây tiêu chảy hoặc nhiễm trùng ruột thường là Norwalk virus, Rotavirus, Adenovirus, Echovirus...

Các nguyên nhân ít gặp hơn là do sốt thương hàn, phó thương hàn, lỵ trực khuẩn...

Trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể bị gây ra do nhiễm độc thuốc, do dị ứng với thức ăn hoặc do không dung nạp một loại thức ăn nào đó...

Tiêu chảy rất hiếm khi kéo dài trở thành mạn tính, nhưng nếu trường hợp này xảy ra thì thường là do các bệnh như viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng, bệnh Crohn, bệnh túi thừa, nhiễm độc tuyến giáp, hội chứng kích thích ruột...

Chẩn đoán

Cần chẩn đoán phân biệt ngay giữa tiêu chảy mất nước và tiêu chảy không mất nước, nhằm đánh giá đúng tình trạng mất nước của cơ thể bệnh nhân.

Tiêu chảy ít hơn 4 lần trong một ngày, không kèm theo nôn hoặc chỉ nôn rất ít được xem như tiêu chảy không mất nước. Các biểu hiện kèm theo thường là:

Bệnh nhân không thấy khát nước, không thường xuyên đòi uống nước.

Lượng nước tiểu bình thường.

Khám lưỡi và môi thấy ẩm.

Dùng hai ngón tay véo vào da bệnh nhân rồi buông ra sẽ thấy các nếp da nhăn mất nhanh.

Ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi, không có hiện tượng thóp lõm.

Tiêu chảy từ 4 – 10 lần mỗi ngày, thường kèm theo nôn, được xem là tiêu chảy mất nước, với các biểu hiện kèm theo như sau:

Bệnh nhân thấy khát nước, thường xuyên đòi uống nước.

Lượng nước tiểu ít hẳn đi và có màu vàng sẫm.

Khám lưỡi và môi thấy khô, mắt trũng sâu, nhịp tim và nhịp thở đều nhanh hơn bình thường.

Dùng hai ngón tay véo vào da bệnh nhân rồi buông ra sẽ nhìn thấy các nếp da nhăn còn lại, qua một thời gian mới mất đi.

Ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi, có hiện tượng thóp lõm, trẻ ngủ không yên giấc, dễ cáu gắt.

Tiêu chảy trên 10 lần mỗi ngày, thường kèm theo nôn nhiều, trong phân có thể có máu hoặc dịch nhầy, được xem là tiêu chảy mất nước nặng, với các biểu hiện kèm theo tương tự như tiêu chảy mất nước, nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là:

Bệnh nhân đi tiểu rất ít hoặc có thể hoàn toàn không tiểu.

Trẻ em không khó ngủ nữa mà thường ngủ nhiều, nhưng là kiểu ngủ lơ mơ như thiếp đi ngay khi đang ngồi...

Việc chẩn đoán nguyên nhân rất quan trọng, vì thế cần tìm hiểu rõ về các yếu tố như thức ăn, nước uống, môi trường làm việc hoặc sinh sống trong thời gian mắc bệnh. Một số người đi du lịch ở xa về có thể bị tiêu chảy chỉ đơn giản là vì hệ vi khuẩn thông thường trong đường ruột của họ bị thay đổi.

Điều trị

Tùy theo tình trạng mất nước, việc điều trị trước hết phải kịp thời bù lại lượng nước bị mất cho cơ thể. Đặc biệt đối với người già và trẻ em thì điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì nếu chậm trễ có thể sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Trong trường hợp xác định có mất nước, cần sử dụng ngay dung dịch uống glucose (Oresol). Liều dùng trung bình trong 24 giờ là:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 250ml – 500ml.

Từ 6– 24 tháng tuổi: 500 – 1000ml.

Từ 2 – 5 tuổi: 750 – 1500ml.

Trên 5 tuổi: 1000 – 2000ml.

Trong trường hợp không có loại dung dịch điều chế sẵn như trên, có thể tự pha theo công thức: 1 muỗng cà phê muối và 8 muỗng cà phê đường hòa tan vào 1 lít nước.

Cố gắng xác định nguyên nhân để phát hiện kịp thời các trường hợp nguy hiểm.

Trong hầu hết các trường hợp, ngoài việc cho bệnh nhân uống nhiều chất lỏng, không cần thiết phải cắt giảm khẩu phần ăn bình thường của bệnh nhân.

Các trường hợp tiêu chảy nhẹ ở người lớn có thể sử dụng loperamid, 2 viên trong lần đầu tiên và sau đó mỗi lần 1 viên khi đi phân lỏng.

Rất hạn chế sử dụng kháng sinh, vì thường thì kháng sinh không có mấy tác dụng đến diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh cần được chỉ định trong một số trường hợp sau:

Ngộ độc nghiêm trọng do độc tố của vi khuẩn Salmonella: ciprofloxacin 500 mg hoặc trimetho- prim 200mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.

Ngộ độc nghiêm trọng do độc tố của vi khuẩn Campylobacter: erythromycin 500mg, mỗi ngày 4 lần, liên tục trong 5 ngày.

Nhiễm ký sinh trùng đơn bào Giardia lamblia: metronidazol, mỗi ngày 2g, liên tục trong 3 ngày. Trong thực tế, đối với các trường hợp nhiễm Giardia lamblia thì việc đáp ứng nhanh với điều trị bằng kháng sinh là dấu hiệu chẩn đoán đáng tin cậy hơn cả việc xét nghiệm phân, bởi vì bệnh thường có thời gian ủ bệnh đến hơn 2 tuần, với các triệu chứng đi phân lỏng, đầy hơi và không có sốt. Nhiễm khuẩn Shigella: ciprofloxacin 500mg, hoặc trimethoprim 200mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.

Các trường hợp tiêu chảy cấp tính xảy ra do thay đổi hệ vi khuẩn trong đường ruột ở người đi du lịch có thể điều trị bằng ciprofloxacin 500mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.

Trong các trường hợp sau đây, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để theo dõi và điều trị:

Bệnh nhân có dấu hiệu mất nước, mặc dù đã được cho uống dung dịch bù nước.

Tiêu chảy kèm theo đau bụng dữ dội hoặc trướng bụng.

Các dấu hiệu chẩn đoán không rõ ràng.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim

Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn

Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).

Những điều cần biết trước khi mang thai

Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt

Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.

Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em

Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc

Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.

Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc

Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau họng

Dựa vào thời gian của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp đau họng do nhiễm cấp tính liên cầu khuẩn và virus đều sẽ giảm trong vòng 5 đến 7 ngày.

Viên uống tránh thai kết hợp

Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.

Sưng hạch bạch huyết vùng cổ

Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi

Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.

Thực hành chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung

Những mảnh nội mạc tử cung lạc chỗ vẫn đáp ứng với chu kỳ kinh nguyệt giống như nội mạc ở trong tử cung, nghĩa là vẫn chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.

Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp

Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.

Bệnh học Raynaud và hiện tượng Raynaud

Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai

Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh

Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ

Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và phải uống thật nhiều nước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau

Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh ở cổ tử cung

Nếu có kèm theo các triệu chứng như đau vùng chậu, giao hợp đau, có chất tiết ra từ âm đạo, lấy dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung ra.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng

Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc

Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp

Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.