Thực hành chẩn đoán và điều trị mãn kinh

2012-11-13 04:24 PM

Phần lớn phụ nữ khi mãn kinh xảy ra triệu chứng khô âm đạo. Sự suy giảm estrogen làm cho lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng, âm đạo dễ nhiễm trùng và đau khi giao hợp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mãn kinh là hiện tượng chấm dứt kinh nguyệt, xảy ra tự nhiên ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, do buồng trứng không còn trứng rụng (suy buồng trứng), dẫn đến việc giảm mạnh nội tiết tố estrogen và tăng androgen, gonadotropin trong  máu.  Sự  giảm mạnh estrogen là nguyên nhân gây ra các rối loạn khi mãn kinh.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định một trường hợp mãn kinh chủ yếu dựa vào các triệu chứng biểu hiện: bốc hỏa (làm da mặt đỏ, nóng bừng) và vã mồ hôi, âm đạo khô, giao hợp đau... kèm theo một số triệu chứng tâm lý như lo âu, trầm cảm...

Khoảng 70% phụ nữ khi mãn kinh trải qua triệu chứng nóng bừng mặt và vã mồ hôi về đêm, có thể kéo dài từ 2 – 5 năm hoặc lâu hơn.

Phần lớn phụ nữ khi mãn kinh xảy ra triệu chứng khô âm đạo. Sự suy giảm estrogen làm cho lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng, âm đạo dễ nhiễm trùng và đau khi giao hợp.

Trong một số trường hợp khác, phần cổ bàng quang và niệu đạo cũng bị teo, có thể gây ra hội chứng niệu đạo, làm người bệnh có cảm giác đầy bàng quang và muốn đi tiểu liên tục.

Các rối loạn khác thường gặp là rối loạn giấc ngủ, hay quên, mất khả năng tập trung, dễ khóc, lo lắng, chán sinh hoạt tình dục...

Cần chẩn đoán loại trừ các trường hợp đặc biệt như:

Có thai.

Rối loạn chức năng tuyến giáp.

Ngoài ra, cần kiểm tra huyết thanh FSH (follicle stimulating hormone) khi chẩn đoán nghi ngờ ở các đối tượng:

Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung.

Phụ nữ sử dụng viên tránh thai kết hợp (COCP) hoặc liệu pháp thay thế hormon (HRT) và thường xuyên xảy ra hiện tượng chảy máu thu hồi, tương tự như máu kinh nguyệt.

Phụ nữ đã từng bị vô kinh do dùng viên tránh thai chỉ có progesteron (POP).

Những người bị thiểu kinh hoặc vô kinh và những triệu chứng mãn kinh sớm, trước tuổi 45.

Nếu huyết thanh FSH > 20U/lít thì chẩn đoán xác định là mãn kinh, nhưng ngay cả một mức độ tăng nhẹ thôi cũng có thể gợi ý khả năng này.

Các triệu chứng rối loạn chuyển hóa sau thời kỳ mãn kinh thường xuất hiện rất trễ, có thể trong khoảng 10 – 15 năm sau đó, chẳng hạn như chứng loãng xương làm xương dễ gãy, tăng tích tụ mỡ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành, các cơn đột quỵ tim mạch...

Điều trị

Cung cấp cho bệnh nhân những hiểu biết cần thiết về hiện tượng mãn kinh, giải thích để họ biết rằng đây là một chuyển biến tự nhiên không thể tránh khỏi, và không có gì phải lo lắng về những thay đổi trong cơ thể.

Hướng dẫn bệnh nhân về sự thích nghi với những thay đổi và tạo một môi trường tình cảm, tâm lý thích hợp, giảm bớt những căng thẳng trong đời sống vào giai đoạn mãn kinh.

Dự phòng các bệnh tim mạch và bệnh loãng xương bằng các biện pháp thích hợp.

Trong những trường hợp các triệu chứng mãn kinh quá nghiêm trọng, việc điều trị có thể thực hiện bằng cách sử dụng hormon thay thế, nghĩa là cung cấp một lượng estrogen cho cơ thể để làm giảm nhẹ các triệu chứng do suy giảm estrogen. Một số bệnh nhân không thể sử dụng liệu pháp thay thế hormon này, chẳng hạn như do bị ung thư vú, có thể sử dụng các loại thuốc chẹn beta.

Các trường hợp chảy máu âm đạo không đều, chảy máu rất nhiều hoặc gây đau đều không phải dấu hiệu bình thường của mãn kinh, cần chuyển ngay đến bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân, có thể cần phải sinh thiết nội mạc tử cung.

Chảy máu âm đạo ngày càng ít dần đi khi đến gần độ tuổi mãn kinh. Bất kỳ trường hợp chảy máu âm đạo nào xảy ra khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn nữa sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng đều cần phải chuyển ngay đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán loại trừ các bệnh ác tính.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị