Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp

2012-11-12 10:36 PM

Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là tình trạng tuyến giáp hoạt động suy yếu, giảm mức độ sản xuất các nội tiết tố như thyroxine (hay tetra- iodothyronine - T ), triiodothyronine (T ) và calcitonine.

Giảm năng tuyến giáp thường gặp ở người lớn tuổi với.

những triệu chứng không đặc hiệu, do đó ngưỡng thử.

nghiệm thường là thấp. Suy tuyến giáp ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến chậm lớn, chậm phát triển sinh dục và ức chế sự phát triển bình thường của não.

Nguyên nhân

Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.

Suy tuyến giáp cũng có thể do phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp.

Suy tuyến giáp cũng có thể do dùng iod đồng vị phóng xạ để điều trị cường giáp gây ra.

Khoảng 1% người trưởng thành bị suy tuyến giáp không rõ nguyên nhân, phụ nữ lớn tuổi thường có tỷ lệ bệnh cao nhất.

Chẩn đoán

Nội tiết tố tuyến giáp kích thích tạo năng lượng.

Do giảm sản xuất nội tiết tố tuyến giáp nên người bệnh thường có các dấu hiệu:

Mệt mỏi.

Ngủ nhiều.

Yếu cơ.

Chuột rút.

Tim đập chậm.

Da khô và tróc vảy.

Rụng tóc.

Giọng nói khàn.

Tăng cân dạng mập do tích tụ mỡ.

Hội chứng phù niêm, da và các mô bị dày lên.

Phình tuyến giáp.

Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng suy tuyến giáp, các triệu chứng trên có thể xuất hiện ở các mức độ khác nhau. Suy tuyến giáp nhẹ có thể không có triệu chứng hoặc có rất mờ nhạt. Suy tuyến giáp nặng sẽ xuất hiện rõ nét tất cả các triệu chứng trên.

Đo hàm lượng TSH (hormon kích thích tuyến giáp) huyết thanh để sàng lọc. Kết quả bình thường cho phép loại trừ cả hai khả năng nhược giáp và cường giáp.

Nếu TSH cao, đo hàm lượng thyroxine (T )ï tự do trong máu. Nếu kết quả cho thấy T4  thấp, chẩn đoán xác đinh nhược giáp.

Trong giảm năng tuyến giáp tiềm ẩn, kết quả TSH huyết thanh cao nhưng hàm lượng T 4  tự do lại bình thường. Trong trường hợp này, việc bắt đầu cung cấp T­4  cho bệnh nhân lúc nào tùy thuộc vào bác sỹ điều trị.

Những khó khăn trong việc chẩn đoán bằng các xét nghiệm chức năng tuyến giáp ở người lớn tuổi thường do các bệnh không liên quan đến tuyến giáp hoặc do tác dụng của các loại thuốc đang sử dụng.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp giảm năng tuyến giáp ở người lớn tuổi có thể điều trị tốt. Nên đề nghị chuyển đến bệnh viện những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc có thể trạng quá yếu ớt.

Điều trị giảm năng tuyến giáp bằng thyroxin dạng viên uống. Bắt đầu với liều 100μg mỗi ngày (50μg cho bệnh nhân trên 50 tuổi). Dùng liều 25 – 50μg cho những bệnh nhân quá lớn tuổi hoặc có bệnh tim. Nếu khởi đầu với liều thấp hơn, mỗi tháng tăng liều 25μg mỗi ngày và giữ nguyên sau khi đạt đến 100μg mỗi ngày.

Kiểm tra TSH mỗi tháng một lần. Ngừng thuốc ngay khi TSH trở lại bình thường. Liều duy trì thông thường là 100 – 150μg mỗi ngày. Với các bệnh nhân trẻ tuổi, nếu mức TSH đã được kiểm soát nên giảm liều thyroxin để tránh loãng xương.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi kiểm tra hằng năm. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp phải được thực hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi, hoặc khi có nghi ngờ về mức độ điều trị thiếu hoặc thừa. Đo hàm lượng TSH huyết thanh là cách tốt nhất để theo dõi điều chỉnh việc điều trị bằng thyroxin vì phương pháp này cho phép đánh giá chức năng tuyến giáp trong những tuần trước  đó. Tuy nhiên, mức T4 huyết thanh thay đổi nhanh so với mức TSH, vì thế mức T4 có thể vẫn bình thường ngay cả khi bệnh nhân không tuân thủ việc điều trị trong thời gian trước đó và chỉ mới bắt đầu điều trị ngay trước thời điểm kiểm tra.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị