Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm thực quản hồi lưu

2012-11-14 03:27 PM

Đau càng tăng thêm khi nằm xuống hay cúi người về phía trước. Đứng thẳng người lên có thể làm giảm bớt cơn đau, chủ yếu là nhờ tác dụng của trọng lực.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm thực quản hồi lưu (reflux oesophagitis) là tình trạng thực quản bị viêm do dịch vị có chứa acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm thực quản hồi lưu có thể gặp ở bệnh nhân sau phẫu thuật (chẳng hạn như cắt dạ dày) khi mật từ dạ dày trào ngược lên thực quản tạo môi trường kiềm gây viêm. Trường hợp này thường trầm trọng và khó điều trị hơn.

Viêm thực quản hồi lưu thường xảy ra sau khi bị thoát vị khe (hiatus hernia). Viêm thực quản kéo dài trong các trường hợp mạn tính nghiêm trọng có thể làm hẹp thực quản. Khi đó cần phải nong thực quản hoặc điều trị bằng phẫu thuật.

Thật ra, thực quản còn có thể bị viêm do nuốt phải các hóa chất gây bỏng, rát, nhưng trường hợp này không gọi là viêm thực quản hồi lưu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp là do cơ vòng giữa thực quản và dạ dày không làm tốt chức năng “điều hành một chiều” của nó. Bình thường, cơ vòng này mở ra cho thức ăn từ thực quản đi vào dạ dày và co kín lại để ngăn không cho thức ăn từ dạ dày bị trào ngược trở lại (hiện tượng hồi lưu) khi dạ dày co bóp.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho cơ vòng không co lại hoặc co lại không đủ kín. Các nguyên nhân thường gặp nhất là:

Chế độ ăn uống: nhiều thức ăn có tác dụng làm cho cơ vòng co lại yếu hơn hoặc không co, gây ra “hiện tượng hồi lưu” mà ta đã đề cập. Các loại thức ăn có tác dụng này là sô-cô-la, kẹo bạc hà, các thức ăn cay, thức ăn nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật, những trái cây chua như cam, quýt, kể cả cà chua, nước ép trái cây...Sô-cô-la và kẹo bạc hà có thể làm cho cơ vòng không co lại.

Hút thuốc lá có thể làm cho cơ vòng không co lại.

Tình trạng này kéo dài có thể làm cho chức năng của cơ vòng bị mất hẳn.

Giảm nhu động ruột. Trong trường hợp này, viêm thực quản hồi lưu thường kèm theo với nhiều triệu chứng khác nữa.

Phụ nữ đang mang thai. Đây là nguyên nhân tự nhiên, làm cho hầu hết phụ nữ mang thai đều phải trải qua tình trạng gọi là “ốm nghén”, với triệu chứng điển hình nhất là buồn nôn, nôn, ợ chua... Tình trạng này xảy ra là do khi tử cung chiếm một thể tích ngày càng lớn hơn, nó đẩy dạ dày về phía trên và bắt đầu chèn ép cơ vòng, làm cho cơ này không thể hoạt động hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, cơ thể người phụ nữ mang thai sản sinh một loại hormon có tên là progesterone, có tác dụng làm giảm sự co cơ, và do đó mà cơ vòng cũng chịu ảnh hưởng.

Những người béo phì hoặc quá cân cũng có thể bị giảm chức năng cơ vòng do sự dồn ép của lớp mỡ tích tụ quá nhiều ở vùng bụng.

Khi bị thoát vị khe, acid trong dạ dày cũng thâm nhập được vào cửa thực quản. Nguyên nhân gây thoát vị có thể là do cơn ho, nôn ói, hoặc cơn rặn khi đi tiêu, hoặc một sự gắng sức quá mức và đột ngột... Các nguyên nhân khác có thể là do thai nghén, do béo phì, hoặc do tuổi già. Rất nhiều người trên 50 tuổi bị thoát vị khe nhỏ. Trừ khi người bệnh có kèm theo các triệu chứng giảm nhu động ruột hoặc viêm thực quản làm cho bệnh trở nên phức tạp, bằng không thì không cần phải trị liệu.

Chẩn đoán

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng

Đau rát vùng trước ngực, thường là phía dưới xương ức.

Cảm giác nóng rát trong lồng ngực đôi khi lan rộng lên cổ và hướng ra cánh tay. Vì thế, những cơn đau nghiêm trọng đôi khi có thể bị nhầm lẫn với cơn đau tim.

Đau càng tăng thêm khi nằm xuống hay cúi người về phía trước. Đứng thẳng người lên có thể làm giảm bớt cơn đau, chủ yếu là nhờ tác dụng của trọng lực.

Người bệnh cảm nhận rất rõ vị chua trong miệng do độ acid của dịch vị bị trào ngược lên lẫn với một phần thức ăn. Tuy nhiên, sự cảm nhận của mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ của căn bệnh, từ những trường hợp rất nhẹ (chỉ cảm thấy có vị chua sau khi ợ lên, vì thế thường gọi là ợ chua) cho đến trung bình (vị chua kèm theo vị đắng gắt và cảm giác nóng rát trong cổ họng) hay rất nghiêm trọng (kèm theo cơn đau rát trong ngực, lan rộng, và hàng loạt các triệu chứng khác nữa).

Cơn đau thường phụ thuộc vào các bữa ăn, chẳng hạn như sau những bữa ăn quá no, hoặc quá nhiều chất béo...

Một số xét nghiệm có thể hỗ trợ cho việc chẩn đoán

Soi thực quản cho thấy hình ảnh viêm.

Chụp X quang có thể thấy hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày.

Dùng một ống mềm đưa vào phần cuối của thực quản để đo nồng độ acid tại đây liên tục trong vòng 24 giờ để xác định việc acid có đi từ dạ dày lên thực quản hay không.

Xét nghiệm Bernstein: Đưa dung dịch acid loãng theo một ống mềm và nhỏ lên khoảng giữa thực quản để xác định xem có gây ra các triệu chứng tương tự hay không.

Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp có kèm theo vết loét.

Điều trị

Các trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc kháng acid để làm giảm nhẹ triệu chứng, song song với việc loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

Hướng dẫn bệnh nhân khi nằm kê đầu hơi cao hơn bình thường.

Chú ý đến chế độ ăn uống. Với các đối tượng béo phì hoặc quá cân cần nhắm đến việc giảm cân. Thành phần thức ăn nên giảm mạnh chất béo, các chất gia vị chua, cay, kích thích... và nói chung không nên ăn quá no. Theo dõi trọng lượng cơ thể để đảm bảo là việc giảm cân đang có tiến triển.

Không ăn vào gần thời điểm trước khi đi ngủ. Bữa ăn cuối cùng trong ngày nên được ăn sớm hơn bình thường và giảm bớt khối lượng, chọn các món ăn nhẹ, món ăn lỏng, dễ tiêu...

Không uống rượu, không hút thuốc.

Hầu hết các trường hợp viêm thực quản hồi lưu có thể khỏi hẳn sau một thời gian điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và loại bỏ những tác nhân có hại như rượu, thuốc lá...Tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các triệu chứng khác lạ. Viêm thực quản kéo dài trở thành mạn tính có thể gây ra hẹp thực quản, cần điều trị bằng phẫu thuật hoặc nong thực quản.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị khàn tiếng

Do cố gắng nói nhiều, nói to liên tục trong một thời gian, làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản, chẳng hạn như những người diễn thuyết.

Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.

Thực hành những vấn đề khi cho con bú

Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.

Thực hành nuôi con bằng sữa bình

Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt

Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ

Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt

Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan A

Khi HAV theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng tập trung ở các tế bào gan và sinh trưởng cực nhanh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh

Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi

Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.

Triệt sản kế hoạch hóa gia đình

Sau phẫu thuật, hoạt động phóng tinh vẫn xảy ra như bình thường, nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng, vì tinh trùng không thể đi qua ống dẫn tinh nên được tinh hoàn hấp thụ trở lại.

Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh

Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.

Thực hành chẩn đoán và điều trị rối loạn tiêu hóa

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng và tìm hiểu về nếp sinh hoạt, chế độ ăn uống của bệnh nhân để phát hiện và xác định nguyên nhân.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường

Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.

Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai

Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi

Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.

Khái niệm về các biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu

Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.

Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa

Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS

Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.