Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai

2012-11-14 10:31 PM

Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đau tai rất thường gặp ở trẻ em, có thể gây đau dữ dội và làm cho các em rất khó chịu đựng. Nguyên nhân có thể ở ngay nơi tai, nhưng cũng có thể do sự rối loạn của các cấu trúc nằm gần tai.

Nguyên nhân

Viêm tai giữa cấp, gây đau dữ dội kèm theo sốt cao, tai lùng bùng, có thể mất khả năng nghe. Nếu màng nhĩ bị thủng, dịch được thoát ra sẽ làm giảm đau rất nhanh.

Viêm tai ngoài hay viêm ống tai. Có thể do nhiễm trùng tại chỗ hoặc nhiễm trùng toàn bộ ống tai. Thường có chất xuất tiết tai (ở dạng chất dịch hoặc mủ chảy ra). Thính lực có thể bị giảm nhẹ.

Có dị vật trong tai.

Nhiễm herpes zoster tạo thành những mụn nước trong ống tai. Trong trường hợp này, sau khi điều trị dứt nhiễm trùng, tai vẫn còn đau dai dẳng trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng.

Rối loạn chức năng khớp thái dương – hàm dưới, đau răng... do các cơ quan ở gần tai cùng chi phối một nhánh dây thần kinh nên gây đau tai.

Chẩn đoán

Dùng dụng cụ soi tai để thăm khám, quan sát tai.

Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.

Quan sát kỹ để tìm các dấu hiệu của nhọt, mụn nước...

Nếu có viêm đỏ phía sau tai, có nhiều khả năng bị viêm xương chũm.

Trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng, có thể dùng tăm bông lấy bệnh phẩm gửi xét nghiệm để xác định.

Điều trị

Điều trị tùy theo từng nguyên nhân khác nhau:

Trường hợp viêm tai giữa thường đáp ứng tốt với kháng sinh dạng uống. Thận trọng với liều dùng cho trẻ em, chẳng hạn có thể dùng dạng xi-rô amoxycillin 125mg mỗi ngày 3 lần cho trẻ dưới 3 tuổi, hoặc 250mg mỗi ngày 3 lần cho trẻ trên 3 tuổi. Nếu bị dị ứng với nhóm kháng sinh penicillin, có thể dùng erythromycin. Có thể dùng kèm với thuốc giảm đau như paracetamol.

Trường hợp bị nghẽn vòi Eustache, chỉ khuyên bệnh nhân dùng thuốc giảm đau và uống nhiều nước ấm. Việc nuốt nước nhiều lần có thể giúp vòi này được làm thông nhờ lỗ vòi mở ra. Trường hợp viêm tai ngoài nên điều trị bằng kháng sinh dạng thuốc nhỏ tai. Nếu nghiêm trọng hơn thì cho kèm kháng sinh dạng uống. Nếu không có đáp ứng tốt trong vòng một tuần, cần thay đổi loại kháng sinh khác. Có thể cần làm sạch tai bằng cách bơm rửa.

Ráy tai nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây đau.

Lấy ráy tai sạch và cho dùng thuốc nhỏ tai natri bicarbonat trong thời gian 4 đến 5 ngày. Nếu ráy tai vẫn tiếp tục sinh ra nhiều, tiến hành bơm rửa tai bằng nước ấm để làm sạch.

Nhọt trong tai được xử trí bằng cách cho dùng thuốc giảm đau. Trong trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng, cho dùng kháng sinh. Nếu đau kéo dài trong nhiều ngày không dứt, có thể cần xử trí bằng cách rạch chỗ nhọt để rút nước.

Nhiễm herpes zoster được điều trị bằng acyclovir.

Nếu có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, cho dùng kháng sinh và rửa tai bằng nước ấm.

Các trường hợp như rối loạn chức năng khớp thái dương – hàm dưới, đau răng... chỉ cho dùng thuốc giảm đau và trấn an bệnh nhân. Thường thì đau tai sẽ tự khỏi khi các nguyên nhân này không còn nữa.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ viêm xương chũm, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa ngay.

Trường hợp đau tai do thủng màng nhĩ thường chỉ cần chăm sóc tốt bệnh nhân, băng tai bằng gạc sạch, khô và cho uống thuốc kháng sinh kèm thuốc giảm đau để ngăn ngừa nhiễm trùng vào tai giữa. Vết thủng thường tự lành sau khoảng 4 đến 6 tuần và khi đó dấu hiệu đau tai sẽ tự khỏi.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị