- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị loét đường tiêu hóa
Thực hành chẩn đoán và điều trị loét đường tiêu hóa
Loét do vi khuẩn H. pylori: là tất cả những trường hợp loét đường tiêu hóa mà xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của loại vi khuẩn này.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Loét là một chỗ lõm trên da hay niêm mạc hình thành do lớp biểu mô bị tiêu hủy. Vết loét có hình như miệng núi lửa, có thể nông hoặc sâu nhưng đều gây viêm, đau. Trong thực tế, có khoảng một phần năm tổng số các trường hợp loét trong cơ thể là loét đường tiêu hóa, bao gồm các trường hợp loét tá tràng (chiếm khoảng 90%), loét thực quản (chiếm khoảng 5%), hay loét dạ dày (chiếm khoảng 5%).
Từ khoảng thập niên 1980 trở về trước, các vết loét đường tiêu hóa vẫn được xem là những trường hợp kinh niên, hầu như không thể trị dứt. Do đó, người bệnh phải ăn các thức ăn nhẹ, dùng thuốc kháng acid... Nam giới ở độ tuổi từ 45 đến 65 thường bị loét đường tiêu hóa nhiều gấp đôi so với nữ giới. Ngoài ra, người ta cũng biết là những cảm xúc mạnh và sự căng thẳng thường gây ra hoặc làm nặng thêm các vết loét. Kể từ khi phát hiện được vi khuẩn Helicobacter pylori (hay H. pylori) như một nguyên nhân cụ thể gây ra các vết loét, việc điều trị loét đường tiêu hóa nói chung đã có sự thay đổi hết sức khả quan. Vì có rất nhiều trường hợp đã có thể điều trị tiệt căn thay vì thường xuyên tái phát như trước đây. Sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori chiếm từ 70% (loét dạ dày) đến 90% (loét tá tràng) tổng số các trường hợp loét đường tiêu hĩa.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây loét đường tiêu hóa rất phức tạp. Vi khuẩn H. pylori đóng một vai trò quan trọng nhưng không phải là tất cả. Còn rất nhiều yếu tố khác liên quan đến các vết loét đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi chẩn đoán thường có thể phân biệt thành hai nhóm:
Loét do vi khuẩn H. pylori: là tất cả những trường hợp loét đường tiêu hóa mà xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của loại vi khuẩn này. Tuy vậy, điều này cũng không loại trừ khả năng có sự kết hợp của một số nguyên nhân khác nữa. Cũng cần biết là số người bị nhiễm vi khuẩn H. pylori rất nhiều (khoảng một nửa dân số thế giới), nhưng không phải tất cả đều bị loét đường tiêu hóa. Nhiều người vẫn khỏe mạnh mặc dù cơ thể họ có mang vi khuẩn H. pylori. Vì thế, chỉ chẩn đoán xác định khi có vết loét đi kèm với sự hiện diện của vi khuẩn.
Loét do những nguyên nhân khác: Cho đến nay, những nguyên nhân sau đây được biết là có tham gia trong quá trình tạo ra các vết loét. Chúng có thể tác dụng độc lập, hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân, hoặc kết hợp cả với những trường hợp có vi khuẩn H. pylori. Vì thế, những nguyên nhân này cũng cần được xét tới trong những trường hợp đã xác định vi khuẩn H. pylori.
Do thường xuyên sử dụng thuốc aspirin hay các loại thuốc chống viêm không phải steroid, chẳng hạn như ibuprofen hay naprosin... làm giảm mạnh sức đề kháng của niêm mạc dạ dày đối với acid và pepsin. Trong thực tế, khi dùng chung với cà phê sẽ làm tăng tác hại của thuốc.
Thức uống có cồn như rượu, bia... cũng làm giảm sức đề kháng của niêm mạc dạ dày đối với acid và pepsin. Kể cả lượng cồn có trong rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh.
Hút thuốc lá làm rách niêm mạc dạ dày. Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị loét dạ dày hoặc tá tràng cao hơn những người không hút thuốc đến 50%. Với những người hút thuốc lá, các vết loét cũng sẽ lâu hồi phục hơn.
Tiền sử những người thân trong gia đình bị loét đường tiêu hóa.
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa vào những triệu chứng biểu hiện và những thông tin liên quan được bệnh nhân cung cấp.
Cần chú ý đến:
Vị trí chỗ đau, biểu hiện của cơn đau và sự liên quan với các bữa ăn.
Tính chu kỳ của những cơn đau và thời điểm xuất hiện, chẳng hạn như những lần bệnh nhân phải thức giấc trong đêm...
Các biểu hiện kèm theo như buồn nôn hoặc nôn, ăn không ngon miệng...
Những chế độ ăn uống đặc biệt nào mà bệnh nhân đang áp dụng, chẳng hạn như ăn kiêng, ăn chay...
Mức độ sử dụng các loại rượu, bia... hoặc nghiện thuốc lá.
Dấu hiệu sụt cân nhiều trong thời gian gần đây.
Các triệu chứng khác như đầy hơi, ợ chua, ợ nóng (chất ợ lên rất gắt, có cảm giác khó chịu như làm cháy cả cổ họng)...
Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. pylori nên được thực hiện với tất cả những trường hợp đã xác định có vết loét, bởi vì kết quả xét nghiệm này sẽ quyết định việc điều trị như thế nào.
Điều trị
Các loại thuốc kháng acid được dùng cho các trường hợp nghi ngờ có vết loét (do có các triệu chứng đau) nhưng chưa đủ xác định. Thuốc có tác dụng trung hòa làm giảm độ acid trong dịch vị, qua đó giúp giảm nhẹ cơn đau.
Các trường hợp loét nhẹ có thể bắt đầu với một loại thuốc kháng thụ thể H2, chẳng hạn như cimetidin 800mg hay ranitidin 300mg, dùng về đêm liên tục trong vòng 6 tuần cho các bệnh nhân loét tá tràng bình thường, 8 tuần cho những người có hút thuốc lá hoặc bị loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid, và 12 tuần cho người loét dạ dày.
Nếu các triệu chứng vẫn còn sau 4 tuần điều trị thì tăng liều gấp đôi.
Nếu vẫn không đạt được hiệu quả, xem xét đến việc thay thế bằng một loại thuốc ức chế bơm proton như omeprazol 20mg mỗi ngày, liên tục trong 4 tuần đối với người loét tá tràng và 8 tuần đối với người loét dạ dày. Có thể tăng liều gấp đôi trong những trường hợp nghiêm trọng.
Việc điều trị duy trì bằng thuốc kháng thụ thể H2, chẳng hạn như cimetidin 400mg hay ranitidin150mg dùng về đêm, được chỉ định cho các đối tượng sau đây để hạn chế tỷ lệ tái phát:
Loét đã từng xảy ra trên 2 lần trong một năm.
Tiền sử loét có xảy ra biến chứng.
Đang phải dùng thuốc kháng viêm không steroid hay thuốc chống đông máu.
Người già hoặc những người có sức khỏe kém.
Với các trường hợp loét do vi khuẩn H. pylori, nhất thiết phải sử dụng kháng sinh đủ liều điều trị tiệt căn để tránh tái phát. Liệu trình điều trị tiệt căn giúp giảm nguy cơ tái phát trong vòng 2 năm từ 100% xuống còn 5%.
Khi đã xác định vết loét và sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori, nên điều trị kết hợp 2 loại kháng sinh và một bismuth trung hòa acid (Pepto Bismol). Vi khuẩn H. pylori có rất nhiều dạng khác nhau, nên việc sử dụng cùng lúc hai loại kháng sinh nhằm tăng thêm khả năng diệt khuẩn. Một số loại thuốc như metronidazol (Clont, Entizol, Orvagil...) và tetracyclin (Tetracyn, Hostacyclin, Polfamycin...) có tác dụng rất tốt, trừ khi người bệnh trước đây đã từng sử dụng metronidazol. Trong trường hợp này, có thể thay thế metronidazol bằng clarithromycin.
Điều trị tiệt căn bằng omeprazol 40mg mỗi ngày, kết hợp với amoxycillin 500mg, mỗi ngày 3 lần, và metronidazol 400mg, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong vòng 2 tuần.
Điều trị duy trì bằng thuốc kháng thụ thể H2 với liều cao, chẳng hạn như cimetidin 800mg hay ranitidin 300mg dùng về đêm, được chỉ định cho các đối tượng sau đây:
Tái phát vì điều trị với liều thấp (6 tuần).
Loét có biến chứng do duy trì liều thấp (dài hạn).
Với các trường hợp loét do vi khuẩn H. pylori, nhất thiết phải sử dụng kháng sinh đủ liều điều trị tiệt căn để tránh tái phát. Liệu trình điều trị tiệt căn giúp giảm nguy cơ tái phát trong vòng 2 năm từ 100% xuống còn 5%.
Khi đã xác định vết loét và sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori, nên điều trị kết hợp 2 loại kháng sinh và một bismuth trung hòa acid (Pepto Bismol). Vi khuẩn H. pylori có rất nhiều dạng khác nhau, nên việc sử dụng cùng lúc hai loại kháng sinh nhằm tăng thêm khả năng diệt khuẩn. Một số loại thuốc như metronidazol (Clont, Entizol, Orvagil...) và tetracyclin (Tetracyn, Hostacyclin, Polfamycin...) có tác dụng rất tốt, trừ khi người bệnh trước đây đã từng sử dụng metronidazol. Trong trường hợp này, có thể thay thế metronidazol bằng clarithromycin.
Điều trị tiệt căn bằng omeprazol 40mg mỗi ngày, kết hợp với amoxycillin 500mg, mỗi ngày 3 lần, và metronidazol 400mg, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong vòng 2 tuần.
Những trường hợp tái phát sau đó có thể cần điều trị bằng thuốc kháng thụ thể H2.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh
Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vô kinh
Nếu các xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, vô kinh có thể là do vùng dưới đồi. Bệnh nhân nên được giải thích trấn an là hiện tượng vô kinh rồi sẽ qua đi và kinh nguyệt sẽ trở lại như trước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan B
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào số lượng virus bị nhiễm vào cơ thể. Nói chung, số lượng virus càng lớn thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi
Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu
Thiếu máu ác tính: Trong bệnh thiếu máu ác tính thì thiếu vitamin B12 là do cơ thể giảm sản xuất yếu tố nội tại cần thiết cho việc hấp thụ loại vitamin này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành tránh thai sau giao hợp
Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khoảng vài ba ngày sau khi uống liều thuốc thứ hai, và kỳ kinh nguyệt kế tiếp có thể sẽ chậm lại vài ba ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh
Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm
Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt
Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
Những mảnh nội mạc tử cung lạc chỗ vẫn đáp ứng với chu kỳ kinh nguyệt giống như nội mạc ở trong tử cung, nghĩa là vẫn chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.
Thuốc tránh thai dạng tiêm và cấy dưới da
Loại thuốc thường dùng là Dépo-Provéra, mỗi lần tiêm một mũi 3 ml (có chứa 150mg médroxyprogestérone acetate, tiêm bắp thịt sâu, không được tiêm tĩnh mạch), 3 tháng tiêm một lần.
Viên uống tránh thai đơn thuần
Những phụ nữ cảm thấy khó chịu do các tác dụng phụ của estrogen trong viên kết hợp, chẳng hạn như phù nề do ứ nước, tăng cân theo chu kỳ, đau đầu, nám da.
Thực hành chẩn đoán và điều trị béo phì
Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.
Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường
Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng
Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.
Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp
Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt
Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.
Bệnh học Raynaud và hiện tượng Raynaud
Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ
Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan C
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 7 – 8 tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, khoảng 30% số người bị nhiễm HCV có thể cảm thấy hơi khó chịu như bị cảm cúm nhẹ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Khi máu từ tim được bơm vào các động mạch tạo nên áp lực cao nhất, chỉ số đo được gọi là huyết áp tâm thu. Đây là con số lớn hơn được đặt trước dấu vạch.