- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu
Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ho ra máu có thể là những trường hợp đơn giản với một vài tia máu nhỏ lẫn trong đờm cho đến rất nặng với nhiều máu hoặc các trường hợp xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Cần phân biệt với các trường hợp nôn ra máu, cho dù cũng có khi máu từ đường hô hấp trên bị nuốt vào cũng có thể nôn trở ra sau đó. Các trường hợp chảy máu ở miệng, mũi hoặc nướu cũng rất dễ nhầm là ho ra máu.
Do khả năng có thể là rất nghiêm trọng nên tất cả các trường hợp ho ra máu đều cần phải được xem xét và theo dõi thật thận trọng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân trực tiếp là do bị vỡ các mạch máu ở khí quản, phổi, mũi hoặc họng. Vì thế, hầu như bất cứ bệnh nào gây ho kéo dài đều có thể là nguyên nhân gây ho ra máu, vì làm cho các mạch máu bị giãn ra quá mức.
Ho ra máu thường gặp nhất trong một số trường hợp sau đây:
Các bệnh nhiễm trùng như viêm xoang, viêm amiđan, viêm phổi, viêm phế quản, lao... do phế quản và phế nang bị viêm gây tổn thương thành mạch máu.
Bệnh giãn phế quản, do các phế quản bị phì đại, giãn rộng, làm cho mạch máu bị đứt.
Nghẽn mạch hoặc đứt mạch máu trong phổi.
Nguyên nhân làm nghẽn có thể là suy tim, hẹp van hai lá hoặc thuyên tắc mạch phổi.
Các trường hợp u ác tính, ung thư phổi cũng có thể gây ho ra máu do có sự xói mòn thành mạch máu ở thanh quản, phế quản hoặc phế nang.
Chẩn đoán
Thở ngắn, hụt hơi và đau ngực kiểu viêm màng phổi là dấu hiệu cho thấy nghẽn mạch phổi.
Ho có đờm thường liên quan đến viêm phế quản hay viêm phổi.
Ho kéo dài và sụt cân có thể là do ung thư biểu mô ở phế quản.
Các trường hợp ung thư di căn đến phổi có biểu hiện rõ hoặc đáng ngờ... đều cần được chẩn đoán xác định vì rất có thể là nguyên nhân gây ho ra máu. Chẳng hạn như một bệnh nhân ung thư vú nguyên phát bị di căn đến phổi có thể đi khám bệnh khi thấy ho ra máu.
Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.
Quan sát kỹ các hạch vùng cổ hay nách nếu có nghi ngờ ung thư biểu mô. Kiểm tra trọng lượng cơ thể để phát hiện sụt cân nếu nghi ngờ dạng ác tính.
Một số xét nghiệm sau đây có thể hỗ trợ khả năng chẩn đoán xác định:
Xét nghiệm đờm và nuôi cấy vi khuẩn để xác định loại vi khuẩn gây bệnh.
Điện tâm đồ trong nghẽn mạch phổi cho thấy sóng S ở đạo trình I và các sóng Q, T ở đạo trình III.
Chụp X quang ngực để phát hiện lao, ung thư biểu mô hay viêm phổi.
Trong tất cả các trường hợp không xác định được nguyên nhân và bệnh tiến triển theo khuynh hướng ngày càng xấu hơn, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.
Điều trị
Việc điều trị tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán xác định nguyên nhân.
Sử dụng kháng sinh trong các trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng.
Ho ra máu có thể làm cho bệnh nhân rất căng thẳng vì lo lắng, cần có sự trấn an hoặc chăm sóc thích hợp về mặt tâm lý. Có thể dùng viên uống diazepam (Seduxen, Valium...) hoặc tiêm tĩnh mạch để làm dịu bớt những trường hợp quá căng thẳng.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm
Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nứt hậu môn
Nứt hậu môn có thể có một số triệu chứng giống như trĩ, nhưng điều khác biệt là vết nứt có thể quan sát thấy ở vùng hậu môn. Khám bằng tay có thể làm cho bệnh nhân rất đau đớn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh ở cổ tử cung
Nếu có kèm theo các triệu chứng như đau vùng chậu, giao hợp đau, có chất tiết ra từ âm đạo, lấy dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng
Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị không đạt cực khoái
Khoảng 30 – 50% phụ nữ có một quãng thời gian nhất định nào đó trong đời khi mà việc giao hợp rất khó đạt đến cực khoái.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt
Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.
Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai
Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng màng ngăn âm đạo tránh thai
Trong trường hợp có giao hợp tiếp trong vòng 6 giờ, không cần lấy màng ngăn ra nhưng phải cho thêm thuốc diệt tinh trùng vào (ít nhất là 2 giờ trước khi giao hợp).
Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc
Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rụng tóc
Do yếu tố di truyền, thường là hiện tượng rụng tóc cả vùng gây hói, khởi đầu từ hai bên thái dương, vùng trán rồi lan rộng dần. Thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
Những mảnh nội mạc tử cung lạc chỗ vẫn đáp ứng với chu kỳ kinh nguyệt giống như nội mạc ở trong tử cung, nghĩa là vẫn chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa da
Ngứa da không phải là một bệnh, nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh. Khi bệnh nhân bị ngứa da kéo dài không có nguyên nhân rõ rệt, cần phải được chẩn đoán kỹ để loại trừ khả năng đó là biểu hiện của một căn bệnh toàn thân đang tiềm ẩn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị béo phì
Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi
Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp xảy ra đột ngột và rất nhanh gọi là tăng nhãn áp cấp tính, do góc hẹp ở rìa giác mạc làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng dịch thể. Vì thế, bệnh còn được gọi là tăng nhãn áp góc đóng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS
Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt khô
Xét nghiệm Schirmer được thực hiện bằng cách dùng một loại giấy thấm đặc biệt đặt ở rìa dưới của mí mắt. Quan sát độ thấm của giấy có thể giúp xác định mức độ khô mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hiện tượng ruồi bay
Hiện tượng ruồi bay (floaters, muscae volitantes) là một thuật ngữ y học được dùng để chỉ trường hợp mà người bệnh nhìn thấy trước mắt có một hay nhiều đốm đen nhỏ, giống như ruồi bay.
Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh
Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật
Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan A
Khi HAV theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng tập trung ở các tế bào gan và sinh trưởng cực nhanh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị
Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.